Biến phụ thuộc: Y
Phương pháp: ML - Binary Probit (Quadratic hill climbing) Ngày: 11/11/13 Thời gian: 16:34
Số quan sát: 150
Biến độc lập Hệ số hồi quy Độ lệch chuẩn Thống kê z P-value
C -4.730551 1.869441 -2.530462 0.0114 TNBQ 1.99E-07 2.77E-07 0.718661 0.4723 GIOITINH -0.738054* 0.428898 -1.720814 0.0853 TUOI 0.066571** 0.026277 2.533434 0.0113 KETHON 0.505348 0.702701 0.719150 0.4720 MUCDOTINTUONG -0.863429*** 0.229314 -3.765274 0.0002 THPT -0.379522 0.525946 -0.721598 0.4705 TRENTHPT -0.195172 0.721193 -0.270624 0.7867 NONGDAN 0.530641 0.633625 0.837468 0.4023 THATNGHIEP 0.654649 0.726311 0.901334 0.3674 NGHETUDO 0.939946 0.608272 1.545273 0.1223 TRUNGBINH 2.103279*** 0.790106 2.662023 0.0078 XAU 2.852756*** 0.667661 4.272763 0.0000 RATXAU 3.156320*** 0.768700 4.106048 0.0000 R2 = 0.698242
Ghi chú: Kết quả hồi quy được xuất từ Phụ lục 1 * Có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 10% ** Có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5% *** Có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1%
-Biến sức khỏe tốt (TOT) là biến tham chiếu cho các biến sức khỏe cịn lại trong nghiên cứu.
-Biến giải thích trình độ học vấn THCS là biến tham chiếu cho biến THPT và TRENTHPT.
4.2.1.2 Kiểm định giả thiết
Sau khi hồi quy mơ hình, tác giả thực hiện kiểm định mức độ ý nghĩa chung của mơ hình bằng cách thực hiện kiểm định Wald test. Mục đích của kiểm định là chứng minh rằng mơ hình 2.1 có phải là mơ hình giới hạn hay khơng. Trên cơ sở đó giải thích ý nghĩa kết quả hồi quy (Nguyễn Trọng Hoài, 2005).
Phương pháp:
-Kiểm tra bằng cách loại trừ dần các biến giải thích rồi lần lượt hồi quy với việc loại bỏ biến giải thích đó ra khỏi mơ hình, nếu R2 sau khi hồi quy đều nhỏ hơn R2 của mơ hình đầy đủ biến giải thích (mơ hình 2.1) thì kết luận mơ hình 2.1 là mơ hình giới hạn. (kết quả chi tiết kiểm định được trình bày từ Phụ lục 1 đến Phụ lục 13).
-Dùng kiểm định Wald test để kiểm định mức ý nghĩa chung cho mơ hình.
Kết quả kiểm định: Mơ hình 2.1 là mơ hình giới hạn và các biến giải thích
giải thích có ý nghỉa cho mơ hình (chi tiết kiểm định được trình bày ở Phụ lục 14).
4.2.1.3 Giải thích ý nghĩa của kết quả hồi quy
Kết quả hồi quy cho thấy, các biến sức khỏe không tốt gồm TRUNGBINH, XAU và RATXAU có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1%, hệ số hồi quy là dương và có mối tương quan tỷ lệ thuận với quyết định mua BHYTTN. Trong điều kiện
các yếu tố khác không đổi, khi cứ tăng một người có sức khỏe trung bình thì xác suất mua BHYTTN tăng lên 2,1 % so với người có sức khỏe tốt. Tương tự đối với người có sức khỏe xấu, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, nếu tăng thêm 1 người có sức khỏe xấu thì xác suất mua BHYTTN tăng lên 2,85 % so với người có sức khỏe tốt. Nếu tăng 1 người có sức khỏe rất xấu thì xác suất mua BHYTTN tăng lên 3,15 % so với người có sức khỏe tốt, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi. Điều này phù hợp với kỳ vọng ban đầu. Như vậy, người có sức khỏe khơng tốt ln muốn mua BHYTTN, chứng tỏ có tồn tại hiện tượng lựa chọn ngược trong thị trường BHYTTN tỉnh Tiền Giang.
Thực tế trong thị trường chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam nói chung và tỉnh Tiền Giang nói riêng cho thấy chi phí KCB bình qn trên một thẻ BHYTTN cao gấp nhiều lần so với người có thẻ BHYTBB. Ngun nhân chính yếu là người có thẻ BHYTTN đa số là những người mắc bệnh tật, khi phát hiện mình có bệnh mới tham gia, thậm chí là những người mắc các bệnh mãn tính cần điều trị với kỹ thuật cao và có chi phí lớn: suy thận, tiểu đường, tim mạch… Như tác giả đã phân tích trong Chương 3, tình hình bội chi quỹ KCB BHYT tại tỉnh Tiền Giang trong nhiều năm qua thường xuyên xảy ra là do đặc điểm về tình trạng sức khỏe bị che đậy của người có thẻ BHYTTN gây nên.
Biến MUCDOTINTUONG có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1% và hệ số hồi quy âm (-0,86) giải thích rằng, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, sự tin tưởng của người dân vào việc khám chữa bệnh bằng thẻ BHYT bị giảm sút thì họ sẽ giảm mua BHYTTN tương ứng 0,86%. Điều này phù hợp với kỳ vọng ban đầu.
Biến TUOI có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5% và tác động tích cực lên quyết định mua BHYTTN. Khi tuổi đời người dân tăng lên 1 tuổi thì thì xác suất mua tăng lên 0,06 %. Điều này cho thấy phù hợp với kỳ vọng ban đầu, vì tuổi tác càng cao, khả năng có bệnh tật càng lớn, việc người dân mua BHYTTN khi có bệnh chứng tỏ tồn tại hiện tượng lựa chọn ngược trong thị trường BHYTTN.
Biến GIOITINH có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 10%, hệ số hồi quy âm (-0,73). Trong điều kiện các yếu tố khác khơng đổi, người dân là nam thì xác suất mua BHYTTN giảm đi 0,73 %. Điều này phù hợp với kỳ vọng ban đầu.
Ở nhóm biến thể hiện nghề nghiệp, biến NONGDAN, NGHETUDO, THATNGHIEP đều khơng có ý nghĩa thống kê. Tuy đây là các nhóm chiếm đa số trong cơ cấu dân số của tỉnh. Nhưng nếu nhìn một thực tế theo báo cáo của BHXH Tiền Giang, tỷ lệ người dân tham gia BHYTTN còn rất thấp, đến năm 2012 chỉ có 151.876 thẻ BHYTTN được mua, chiếm 55% dân số của tỉnh. Thực hiện mục tiêu toàn dân đều tham gia BHYT, Chính phủ ln khuyến khích tham gia BHYTTN trong các hộ gia đình bằng chính sách giảm mức đóng đối với người thứ hai trở đi trong hộ. Tiền Giang là địa phương có cơ cấu kinh tế nơng nghiệp chiếm tỷ trọng cao, do đó nơng dân là một trong những nhóm cần được tuyên truyền và khuyến khích nhiều nhất bên cạnh đó là những người làm nghề tự do.
Theo kết quả hồi quy, biến TNBQ khơng có ý nghĩa thống kê. Điều này trái với kỳ vọng ban đầu, tuy nhiên, dưới tác động của hiện tượng lựa chọn ngược, thu nhập người dân cao hay thấp cũng không ảnh hưởng nhiều, bởi vì, trong trường hợp này việc được hưởng quyền lợi chăm sóc sức khỏe là quan trọng hơn. Do lợi ích cận biên mang lại từ việc tiêu thụ thêm một đơn vị hàng hóa dịch vụ chăm sóc sức khỏe mới là động cơ chính thúc đẩy họ mua BHYTTN. Tương tự, biến KETHON khơng có ý nghĩa thống kê. Theo kỳ vọng ban đầu, người đã lập gia đình được kỳ vọng có xác suất chọn mua BHYTTN cao hơn người chưa lập gia đình hay cịn độc thân. Điều này có vẻ hợp lý, nhưng nếu họ có sức khỏe tốt hay thậm chí là sức khỏe trung bình thì liệu họ có chịu chi tiền cho việc mua thẻ BHYTTN? Chắc chắn là không.
Như vậy, việc người dân có sức khỏe khơng tốt chọn mua BHYTTN, nghĩa là có tồn tại hiện tượng lựa chọn ngược trong thị trường. Theo kết quả hồi quy, các biến sức khỏe khơng tốt giải thích có ý nghĩa biến phụ thuộc và đều có dấu dương nên có thể kết luận là tồn tại hiện tượng lựa chọn ngược trong thị trường BHYTTN tỉnh Tiền Giang. (Nguyễn Văn Ngãi và Nguyễn Thị Cẩm Hồng, 2012, tr 23).
Biến thể hiện trình độ học vấn THPT,TRENTHPT khơng có ý nghĩa thống kê.
4.2.1.4 Giải pháp khắc phục hiện tượng lựa chọn ngược
Nguyên tắc hoạt động của BHYT là tính chia sẻ cộng đồng, nghĩa là cộng đồng người có ít rủi ro sẽ san sẻ gánh nặng chi phí KCB cho người có rủi ro cao về bệnh tật. Bên bán BHYT sẽ dựa vào mức chi phí trung bình để tính tốn mức hịa vốn và làm cơ sở để đặt giá. Mức hòa vốn của bên bán BHYT là mức tương ứng với số tiền nhận được từ người mua vừa đủ để chi trả cho mức trung bình chi phí y tế và các chi phí khác. Hiện tượng lựa chọn ngược sẽ làm cho mức chi phí trung bình gia tăng trong điều kiện số tiền mua thẻ BHYTTN tăng không nhiều theo mức lương cơ sở như hiện nay thì những người có sức khỏe tốt sẽ phải gánh chịu phần chi phí cho những người có sức khỏe xấu, điều này sẽ dẫn đến bội chi quỹ KCB BHYT. Để giảm thiểu rủi ro này, Chính phủ cần thực hiện bán BHYTTN trên phạm vi rộng với càng nhiều người tham gia càng tốt. Chương trình này hiện nay được Chính phủ triển khai thực hiện với tên gọi là BHYT toàn dân, nhất là đối với hộ gia đình nơng nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp.
BHYT toàn dân được Luật BHYT quy định rõ lộ trình hồn thành đến năm 2014 bắt buộc mọi người dân đều phải tham gia. Thực hiện chủ trương này, từ khi Luật BHYT có hiệu lực, UBND tỉnh Tiền Giang đã chủ trì Đề án tiến tới BHYT tồn dân, trong đó UBND tỉnh đặt mục tiêu đến năm 2014, tồn tỉnh phải có ít nhất 80% dân số tham gia BHYT. Tuy nhiên, hiện nay kết quả đạt được còn rất thấp (chỉ đạt 56% dân số của tỉnh), số người tham gia BHYT tăng thêm chủ yếu từ các đối tượng được Ngân sách Nhà nước hỗ trợ: hộ nghèo, cận nghèo, học sinh, sinh viên. Riêng đối tượng nhân dân mua BHYTTN tăng rất ít, chủ yếu là người có bệnh tật tham gia, trong khi cơ cấu dân số của tỉnh có đến hơn 80% sống ở vùng nông thôn làm nghề nông, kinh doanh cá thể.
Để gia tăng số lượng người mua BHYTTN, đảm bảo tính chia sẻ cộng đồng về rủi ro. Những nhà quản lý ở Trung ương và địa phương cần thực hiện các giải pháp sau:
a) Nhóm giải pháp chung cho nhà quản lý cấp Trung ương
a1) Sửa đổi, bổ sung, hồn thiện chính sách BHYT theo hướng mở rộng đối tượng tham gia BHYTTN trong từng hộ gia đình.
Bản chất của BHYT là tính chia sẻ trong cộng đồng xã hội. Người khỏe mạnh sẽ chia sẻ rủi ro, chi phí KCB cho người chắng may bị đau ốm. Tuy nhiên, nếu sự chia sẻ này được giới hạn trước tiên là trong phạm vi hộ gia đình thì sẽ mang lại hiệu quả cao hơn là sự chia sẻ trong cả một cộng đồng. Ví dụ, khi một người trong gia đình bị ốm đau bệnh tật, thì hơn ai hết, chính những người thân của họ mới là người quan tâm đến họ nhiều nhất. Do vậy, cần tập trung khuyến khích tất cả các thành viên trong hộ gia đình cùng tham gia BHYT để họ thấy được rằng chính mình cũng góp phần chia sẻ cho người thân.
a2) Tăng cường tuyên truyền người dân tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện.
Công việc này đã được Chính phủ và các Bộ, Ngành ở trung ương và địa phương đặc biệt chú trọng thực hiện từ khi chính sách BHYT mới ra đời ở Việt Nam. Tuy nhiên, hiệu quả của nó cịn rất hạn chế, việc tun truyền được thực hiện bằng nhiều hình thức nhưng kết quả là số thẻ BHYTTN được mua chưa nhiều. Vì vậy, trong chương trình, kế hoạch tun truyền hàng năm, Chính phủ cần phân cấp rõ nhiệm vụ của từng cấp chính quyền, từng ngành ở Trung ương và địa phương như sau:
-Cơ quan BHXH Việt Nam ký kết thỏa thuận phối hợp tuyên truyền với Đài Tryền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thơng tấn xã Việt Nam và các cơ quan truyền thông khác tăng cường tuyên truyền bằng hình thức: tọa đàm, đối thoại trực tiếp, phóng sự, bình luận, đưa tin, phát thơng điệp hoạt động với nội dung thực
-Ủy ban Trung ương mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Chữ Thập đỏ Việt Nam thực hiện mở chuyên mục về BHYTTN ở các tờ báo: Người Lao động, báo Đại Đoàn kết, báo Thanh Niên, báo Phụ Nữ và thống nhất chỉ đạo các cấp trực thuộc thực hiện tuyên truyền, phổ biến rộng rãi trong nhân nhân trên các phương tiện truyền thơng ít nhất 2 lần trong tháng bằng nhiều hình thức: tọa đàm, đối thoại, mở chuyên đề về BHYTTN.
-Biểu dương những cá nhân, tập thể gương mẫu thực hiện tốt những quy định của pháp luật về BHYT, phê phán mạnh mẽ những hành vi vi phạm, trục lợi, gây thất thốt Quỹ BHYT.
b) Nhóm giải pháp riêng cho tỉnh Tiền Giang
b1) Đẩy mạnh tuyên truyền bảo hiểm y tế tự nguyện
Ở cấp tỉnh, huyện: cơ quan BHXH tỉnh, BHXH huyện phối hợp với cơ
quan báo, đài địa phương tuyên truyền, phổ biến chính sách BHYT bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú, trong đó, BHXH cấp huyện phối hợp chặt chẽ với Đài Truyền thanh – Truyền hình huyện xây dựng chuyên mục về BHYT phát sóng hàng tuần theo giờ cố định đến từng địa bàn nơi tập trung số đông người dân, sao cho chuyên mục BHYT đi sâu vào tâm trí người dân, trong từng câu chuyện hàng ngày họ đều nhớ và nhắc đến BHYT, đặc biệt là BHYTTN.
Tuyên truyền cần nhấn mạnh việc mua BHYTTN đã và sẽ được quyền lợi như thế nào, nêu rõ những trường hợp có rủi ro bệnh tật nhưng nhờ có thẻ BHYT đã được chi trả chi phí KCB nhằm mục đích gia tăng số người mua BHYTTN, điều này giúp khắc phục hiện tượng lựa chọn ngược, thị trường hiệu quả hơn khi tính chia sẻ rủi ro trong công đồng được đảm bảo, giảm tối đa bội chi quỹ KCB BHYTTN.
b2) Nâng cao hiệu quả quản lý về bảo hiểm y tế tự nguyện ở cấp tỉnh, huyện
- UBND tỉnh Tiền Giang cần đưa nội dung về tỷ lệ dân số tham gia BHYTTN vào tiêu chí phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, xem tỷ lệ dân số tham gia BHYTTN là một chỉ tiêu thi đua ở các cấp chính quyền địa phương.
- Sở Y tế cần chỉ đạo các bệnh viện trực thuộc có biện pháp nâng cao chất lượng khám chữa bệnh BHYT, nâng cao chất lượng đội ngũ y, bác sỹ làm công việc KCB BHYT cả chuyên môn lẫn y đức, cải cách thủ tục hành chính, đảm bảo chất lượng phục vụ và sự hài lịng của người bệnh có thẻ BHYT.
b3) Tăng cường cơ sở vật chất phục vụ khám chữa bệnh, nâng cao sự hài lòng của người khám chữa bệnh bảo hiểm y tế tự nguyện
Hiện nay, khả năng đáp ứng của hệ thống trang thiết bị y tế ở tỉnh Tiền Giang nhìn chung là cịn thấp. Mặc dù ngành y tế ln có nỗ lực rất cao trong việc trang bị máy móc, thiết bị cho việc KCB BHYT, nhưng năng lực phục vụ của chúng đang thấp hơn so với chỉ số tối thiểu của Tổ chức Y tế thế giới, trang thiết bị y tế cho các Trạm y tế xã còn lạc hậu. Điều này dẫn đến quá tải cho các bệnh viện tuyến trên gây khó khăn cho người tham gia BHYT, đặc biệt là người dân tham gia BHYTTN có cơ hội được sử dụng kỹ thuật y tế tiên tiến. Vì vậy, ngay từ tuyến xã cần phải được tăng cường cơ sở vật chất phục vụ KCB.
b4) Tăng cường nghiên cứu khoa học về bảo hiểm y tế tự nguyện
Trên cơ sở thực tiễn, tổng kết kinh nghiệm trong quá trình tổ chức thực hiện KCB BHYT, kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới nhằm rút ra những bài học kinh nghiệm để thay đổi chính sách BHYT cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển của xã hội. Bởi vì, nhu cầu KCB BHYT của người dân qua từng thời kỳ phát triển của lịch sử cũng rất khác nhau. Người có thu nhập cao sẽ địi hỏi dịch vụ KCB với kỹ thuật cao, thái độ phục vụ của đội ngũ KCB BHYT cũng cần văn minh, lịch sự hơn. Như thế mới tạo cho người dân động lực tham gia BHYTTN.
BHYTTN là hàng hóa được Chính phủ cung cấp cơng cộng với quyền lợi được hưởng khá cao nên sẽ xảy ra hiện tượng tiêu dùng quá mức. Việc gia tăng sản lượng của hàng hóa này không làm người tiêu dùng thỏa mãn ngay lập tức nhu cầu của mình, khi tăng sản lượng, người tiêu dùng vẫn muốn được tiếp tục sử dụng