Lựa chọn mơ hình hồi quy phù hợp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam (Trang 65)

CHƢƠNG 2 : TỔNG QUAN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG

4.3. Thảo luận kết quả nghiên cứu

4.3.4. Lựa chọn mơ hình hồi quy phù hợp

 Kiểm định để lựa chọn mơ hình hồi quy gộp (Pooled OLS) và mơ hình hồi

quy các nhân tố tác động cố định (FEM)

Để lựa chọn giữa hai mơ hình này, tác giả thực hiện kiểm định F-test với giả thuyết:

Giả thuyết H1: Lựa chọn mơ hình FEM

Cơ sở đưa ra chấp nhận hoặc bác bỏ giả thuyết. Nếu p-value của mơ hình FEM có giá trị nhỏ hơn 5% thì bác bỏ giả thuyết H0 và chấp nhận giả thuyết H1. Ngược lại nếu p-value của mơ hình FEM có giá trị lớn hơn 5% thì bác bỏ giả thuyết H1 và chấp nhận giả thuyết H0.

Dựa vào bảng 4.6, ta thấy p-value = 0.0000 (Phụ lục 08) nhỏ hơn 5% nên bác bỏ giả thuyết H0 và chấp nhận giả thuyết H1. Như vậy, với mức ý nghĩa 5% mơ hình FEM phù hợp với dữ liệu mẫu hơn mơ hình Pooled regression.

 Kiểm định để lựa chọn mơ hình FEM và REM. Để lựa chọn giữa 2 mơ hình, tác giả thực hiện kiểm định Hausman với giả thuyết được đưa ra là:

Giả thuyết H0: Lựa chọn mơ hình REM Giả thuyết H1: Lựa chọn mơ hình FEM

Cơ sở đưa ra chấp nhận hoặc bác bỏ giả thuyết. Dựa vào kết quả kiểm định Hausman, nếu p-value của kiểm định Hausman có giá trị nhỏ hơn 5% thì bác bỏ giả thuyết H0 và chấp nhận giả thuyết H1. Ngược lại, nếu p-value của kiểm định Hausman có giá trị lớn hơn 5% thì bác bỏ giả thuyết H1 và chấp nhận giả thuyết H0.

Hình 4.1: Kết quả kiểm định Hausman

Dựa vào kết quả kiểm định Hausman ta thấy, kết quả p-value = 0.0073 < 0.05, ta bác bỏ giả thuyết H0 chấp nhận giả thuyết H1. Điều này cho thấy mơ hình FEM phù hợp với mẫu dữ liệu hơn so với mơ hình REM.

4.3.5. Kiểm định khuyết tật của mơ hình

Từ kết quả kiểm định Hausman, mơ hình FEM đã được lựa chọn là mơ hình phù hợp. Để có kết luận đáng tin cậy nhất, bước tiếp theo, tác giả tiến hành kiểm định các khuyết tật thường gặp của mơ hình.

4.3.5.1. Kiểm định hiện tƣợng phƣơng sai thay đổi

Hình 4.2: Kết quả kiểm định Wald

(Nguồn: kết quả phân tích dữ liệu từ phần mềm stata)

P-value = 0.0000 < 0.05, do đó có hiện tượng phương sai thay đổi trong mơ hình.

4.3.5.2. Kiểm định hiện tƣợng tự tƣơng quan chuỗi

Hình 4.3: Kết quả kiểm định Wooldridge

(Nguồn: kết quả phân tích dữ liệu từ phần mềm stata)

P-value = 0.0030 < 0.05, do đó có hiện tượng tự tương quan chuỗi trong mơ hình.

4.3.5.3. Khắc phục hiện tƣợng phƣơng sai thay đổi và hiện tƣợng tự tƣơng quan chuỗi

Để khắc phục hiện tượng này, tác giả sử dụng ước lượng Bình phương tối thiểu tổng quát khả thi (FGLS - Feasible Generalized Least Squares) với mơ hình có hiện tượng phương sai thay đổi và tự tương quan chuỗi.

Kết quả thu được là P-value đều bé hơn 0.05 ở tất cả các biến độc lập (Kết quả ở Phụ lục 10). Vì vậy, tất cả các biến độc lập đều tác động đến NPL.

Bảng 4.7: Tổng hợp kết quả kiểm định

MƠ HÌNH POOLED OLS FEM REM FGLS

CG -0.0095448*** -0.0092436*** -0.0095448*** - 0.0096647*** SIZE -0.0025237*** -0.0002896 -0.0025237*** - 0.0022516*** LLR 1.408928*** 1.706243*** 1.408928*** 1.115361*** GDPG -0.5448579*** -0.4898078*** -0.5448579*** - 0.4774392*** CPI 0.0270778** 0.0269175*** 0.0270778** 0.0363755*** UEP 0.6715647*** 0.720712*** 0.6715647*** 0.4229024*** Const 0.677472*** 0.0192509 0.677472*** 0.0670983*** Số quan sát 184 184 184 184 Kiểm định F (P_value) 0.000 Kiểm định Hausman (P_value) 0.0073 Kiểm định PSTĐ (P_value) 0.0000 Kiểm định tự tƣơng 0.0030

quan(P_value)

Ghi chú: *, **, *** lần lượt tương ứng với mức ý nghĩa 10%, 5% và 1%

(Nguồn: kết quả phân tích dữ liệu từ phần mềm stata – Phụ lục 07, 08, 09, 10)

Dựa vào kết quả tổng hợp từ bảng 4.10, tác giả thấy các biến độc lập CG, SIZE, LLR, GDPG, CPI, UEP đều có mức ý nghĩa thống kế 1%, nên đưa vào mơ hình là hồn tồn hợp lý.

Phương trình hồi quy có dạng:

NPL= 0.067 - 0.0096CG - 0,0022SIZE + 1,1153LLR - 0.4774GDPG +0.0363CPI + 0.4229UEP

4.3.6. Thảo luận kết quả hồi quy

Bảng 4.8: Kết quả kiểm định các giả thuyết

Giả thuyết nghiên cứu Biến quan sát Kỳ vọng dấu Kết quả ước lượng

H1 CG - - H2 SIZE - - H3 LLR + + H4 GDPG - - H5 CPI + + H6 UEP + +

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả nghiên cứu) Kết quả ở bảng 4.11 đã cung cấp bằng chứng về mối quan hệ tương quan có ý nghĩa thống kê giữa tỷ lệ nợ xấu với các biến độc lập trong mơ hình.

Cụ thể như sau:

 Giả thuyết H1: Tăng trưởng tín dụng có mối quan hệ ngược chiều với tỷ lệ nợ xấu ở các NHTMCP Việt Nam. Giá trị hồi quy = - 0.0096 (sig = 0.000 < 0.05). Dấu âm của hệ số hồi quy cho thấy tăng trưởng tín dụng có mối tương quan ngược chiều với tỷ lệ nợ xấu. Như vậy, giả thuyết H1 được chấp nhận, điều này cho thấy rằng, tăng trưởng tín dụng cao (trong mức cho phép) thì RRTD sẽ giảm, đúng như kỳ vọng ban đầu.

dụng mà ngân hàng theo đuổi trong thời kỳ đó. Trong q trình phát triển kinh tế, các NHTMCP thường xuyên tham gia vào các cuộc cạnh tranh khóc liệt giành thị phần cho vay dẫn đến việc tăng trưởng tín dụng cao. Một cách dễ dàng để thu hút thị phần được các ngân hàng áp dụng là cho vay khách hàng có rủi ro cao, đây là một trong những nguyên nhân là gia tăng RRTD. Ngược lại, nếu chính sách tăng trưởng tín dụng của ngân hàng hợp lý, hiệu quả, an tồn thì sẽ kiểm sốt và hạn chế RRTD.

Thực tế tình hình hoạt động tại các NHTMCP Việt Nam cũng cho thấy, khi tình hình tín dụng tăng trưởng nóng, hầu hết các NHTMCP ồ ạt nhau cho vay mà không đặc biệt chú trọng đến chất lượng tín dụng. Và khi nền kinh tế có những dấu hiệu bất ổn, lạm phát tăng cao, hoạt động sản xuất kinh doanh của DN đình đốn, gặp nhiều khó khăn, hàng tồn kho nhiều đã làm ảnh hưởng mạnh mẽ tới khả năng trả nợ ngân hàng của DN, làm cho nợ xấu tăng cao, RRTD tăng cao.

 Giả thuyết H2: Quy mô ngân hàng thể hiện qua logarit của tổng tài sản có mối quan hệ ngược chiều với tỷ lệ nợ xấu tại các NHTMCP Việt Nam. Giá trị hồi quy = - 0.0022 (sig = 0.000 < 0.05). Dấu âm của hệ số hồi quy cho thấy quy mơ ngân hàng có mối tương quan ngược chiều với tỷ lệ nợ xấu. Như vậy, giả thuyết H2 được chấp nhận, điều này cho thấy rằng, quy mô ngân hàng lớn, tức tiềm lực tài chính lớn thì sẽ giúp NHTMCP kiểm soát nợ xấu tốt hơn, RRTD được hạn chế, đúng như kỳ vọng ban đầu.

 Giả thuyết H3: Dự phịng RRTD có mối quan hệ cùng chiều với tỷ lệ nợ xấu tại các NHTMCP Việt Nam. Giá trị hồi quy = 1.1153 (sig = 0.000 < 0.05). Dấu dương của hệ số hồi quy cho thấy dự phịng RRTD có mối tương quan cùng chiều với tỷ lệ nợ xấu. Như vậy, giả thuyết H3 được chấp nhận, điều này cho thấy rằng, khi dự phịng RRTD tăng tức là hoạt động tín dụng của NHTMCP tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn, dẫn đến tỷ lệ nợ xấu tăng theo, RRTD sẽ tăng, đúng như kỳ vọng ban đầu.

 Giả thuyết H4: tốc độ tăng trưởng GDP, thể hiện qua tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội, có mối quan hệ ngược chiều với tỷ lệ nợ xấu tại các NHTMCP Việt Nam. Giá trị hồi quy = -0.4774 (sig = 0.000 < 0.05). Dấu âm của hệ

số hồi quy cho thấy tốc độ tăng trưởng GDP có mối tương quan ngược chiều với tỷ lệ nợ xấu. Như vậy, giả thuyết H4 được chấp nhận, điều này cho thấy rằng, khi tốc độ tăng trưởng GDP tăng tức nền kinh tế tăng trưởng tốt, các DN đang hoạt động sản xuất kinh doanh thuận lợi, hiệu quả, khả năng trả nợ được nâng cao hơn góp phần làm giảm RRTD, đúng như kỳ vọng ban đầu.

 Giả thuyết H5: Lạm phát có mối quan hệ cùng chiều với tỷ lệ nợ xấu tại các NHTMCP Việt Nam. Giá trị hồi quy = 0.0363 (sig = 0.000 < 0.05). Dấu dương của hệ số hồi quy cho thấy lạm phát có mối tương quan cùng chiều với tỷ lệ nợ xấu. Như vậy, giả thuyết H5 được chấp nhận, điều này cho thấy rằng, khi lạm phát tăng kéo theo nhiều hệ lụy như lãi suất tăng, đồng tiền bị mất giá, chi phí sản xuất gia tăng, tạo ra khơng ít khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của DN, dễ dẫn đến nguy cơ vỡ nợ, phá sản, làm cho các khoản vay có vấn đề tăng cao, tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn, dẫn đến tỷ lệ nợ xấu tăng theo, RRTD sẽ tăng. Ngược lại, khi lạm phát được kiểm sốt, giá cả hàng hóa ở mức hợp lý sẽ giúp cho người đi vay dễ dàng thực hiện nghĩa vụ trả nợ đối với ngân hàng, làm cho nợ xấu giảm xuống, RRTD được kiểm soát tốt. Đúng như kỳ vọng ban đầu.

 Giả thuyết H6: Tỷ lệ thất nghiệp có mối quan hệ cùng chiều với tỷ lệ nợ xấu tại các NHTMCP Việt Nam. Giá trị hồi quy = 0.4229 (sig = 0.005 < 0.05). Dấu dương của hệ số hồi quy cho thấy tỷ lệ thất nghiệp có mối tương quan cùng chiều với tỷ lệ nợ xấu. Như vậy, giả thuyết H6 được chấp nhận, điều này cho thấy rằng, khi tỷ lệ thất nghiệp tăng sẽ làm cho RRTD sẽ tăng, đúng như kỳ vọng ban đầu.

Như vậy, kết quả phân tích hồi quy cho thấy, tất cả các yếu tố (bao gồm các yếu tố kinh tế vĩ mô và các yếu tố thuộc đặc điểm ngân hàng) được đưa vào để xây dựng mơ hình hồi quy đều có tác động đến RRTD tại các NHTMCP Việt Nam trong giai đoạn 2008-2015, cụ thể như sau: yếu tố tăng trưởng tín dụng (CG), tăng trưởng GDP (GDPG) có mối quan hệ ngược chiều với rủi ro tín dụng; dự phịng rủi ro tín dụng (LLR), lạm phát (CPI) có mối quan hệ cùng chiều với rủi ro tín dụng phù hợp với những phân tích định tính ở chương 3. Bên cạnh đó, tác giả cũng xác định được xu hướng tác động của 2 yếu tố quy mô ngân hàng (SIZE) và tỷ lệ thất

nghiệp (UEP) có tác động lần lượt là ngược chiều và cùng chiều đến RRTD.

Tóm lại, kết quả nghiên cứu trên sẽ phần nào giúp các nhà quản lý, các cấp lãnh đạo tại các NHTMCP Việt Nam thấy được hướng tác động của các yếu tố được đề cập tới đến RRTD. Trên cơ sở đó giúp họ đề ra những định hướng, giải pháp nhằm ngăn ngừa và hạn chế RRTD.

Kết luận chƣơng 4

Trong chương 4, tác giả đã dựa vào các nghiên cứu thực nghiệm trước đây để đưa ra các yếu tố tác động đến RRTD (bao gồm 6 yếu tố). Từ đó, tác giả tiến hành xây dựng các giả thuyết nghiên cứu phù hợp, hệ thống các biến quan sát và đưa ra mơ hình nghiên cứu phù hợp để thực hiện kiểm định giả thuyết với mẫu tại các NHTMCP Việt Nam (với mẫu nghiên cứu bao gồm số liệu của 23 NH TMCP Việt Nam). Kết quả thu được là: yếu tố tăng trưởng tín dụng (CG), quy mơ ngân hàng (SIZE) và tăng trưởng GDP (GDPG) có mối quan hệ ngược chiều với rủi ro tín dụng; dự phịng rủi ro tín dụng (LLR), lạm phát (CPI) và tỷ lệ thất nghiệp (UEP) có mối quan hệ cùng chiều với rủi ro tín dụng phù hợp với các nghiên cứu trước đây. Từ kết quả hồi quy có được, tác giả tiến hành phân tích kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu và trên cơ sở đó tác giả sẽ đề xuất một số giải pháp, kiến nghị ở chương 5.

CHƢƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM

RRTD cao, tỷ lệ nợ xấu cao như hiện nay là kết quả tất yếu của chất lượng tín dụng yếu kém ở các NHTMCP dưới tác động bất lợi của nền kinh tế vĩ mô trong giai đoạn gần đây, gắn liền với sự phát triển nóng của thị trường bất động sản, biến động thăng trầm của thị trường chứng khốn, tình trạng quản lý các Tập đồn và Tổng cơng ty Nhà nước, năng lực quản trị của các DN, … Đây không phải là vấn đề của riêng Việt Nam mà các nước trên thế giới (nhất là các nước thuộc nhóm các quốc gia đang phát triển) đều phải đối mặt nhưng ở các mức độ khác nhau.

Đối với Việt Nam, hệ thống NHTMCP tuy có số lượng nhiều nhưng phần lớn là các NH TMCP có hệ thống quản trị rủi ro kém cùng với tình hình tài chính khơng lành mạnh nên dễ bị tổn thương khi môi trường kinh doanh thay đổi theo hướng bất lợi. Vì vậy, để đảm bảo an tồn vốn vay, đảm bảo khả năng thu hồi nợ gốc và lãi đúng thời hạn, giảm thiểu RRTD thì các NHTMCP cần phải thực hiện một số biện pháp nhằm khắc phục những yếu kém thuộc về bản thân ngân hàng, đồng thời phải kiểm soát và loại trừ những khả năng phát sinh rủi ro từ phía khách hàng. Mặt khác, Chính phủ và NHNN cũng cần có cái nhìn đúng đắn trong việc điều hành chính sách kinh tế nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà quản lý ngân hàng trong chiến lược điều hành, quản lý các mặt hoạt động, đặc biệt là lĩnh vực RRTD, xử lý nợ xấu.

5.1. Tóm tắt kết quả nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu “Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại các NHTMCP Việt Nam” thông qua thiết lập mơ hình các yếu tố ảnh hưởng đến RRTD tại các NHTMCP Việt Nam với mẫu dữ liệu gồm 184 quan sát trong khoảng thời gian từ năm 2008 – 2015. Trong mơ hình với biến phụ thuộc là NPL (tỷ lệ nợ xấu) khơng có hiện tượng đa cộng tuyến nhưng có hiện tượng phương sai thay đổi và hiện tượng tự tương quan chuỗi. Để khắc phục hiện tượng này, tác giả sử dụng ước lượng Bình phương tối thiểu tổng quát khả thi (FGLS - Feasible Generalized Least Squares) với mơ hình có hiện tượng phương sai thay đổi và tự tương quan chuỗi

giữa các phần dư với sự hỗ trợ của phần mềm Stata 12. Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố có mối tương quan cùng chiều với NPL là: LLR (Dự phịng rủi ro tín dụng), CPI (Lạm phát) và UEP (Tỷ lệ thất nghiệp). Các yếu tố có mối tương quan ngược chiều với NPL là: CG (Tăng trưởng tín dụng), SIZE (Quy mô ngân hàng) và GDPG (Tăng trưởng GDP). Với kết quả thu được, biến LLR (Dự phịng rủi ro tín dụng) có tác động mạnh nhất đến RRTD.

Từ kết quả nghiên cứu trên, tác giả đưa ra một số giải pháp và kiến nghị cho các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách nhằm hạn chế RRTD tại các NHTMCP Việt Nam.

5.2. Một số giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại các NHTMCP Việt Nam 5.2.1. Giải pháp tăng trƣởng tín dụng đi đơi với nâng cao chất lƣợng tín dụng 5.2.1. Giải pháp tăng trƣởng tín dụng đi đơi với nâng cao chất lƣợng tín dụng

Từ kết quả nghiên cứu cho thấy, tăng trưởng tín dụng có mối tương quan nghịch chiều với RRTD. Tức, để hạn chế RRTD, các NHTMCP cần có chiến lược phát triển hoạt động tín dụng. Thực tế cho thấy, các NHTMCP vì mục tiêu lợi nhuận trước mắt, cạnh tranh khóc liệt giành thị phần tín dụng đã chấp nhận cho vay khách hàng có chất lượng kém, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Khi nền kinh tế có dấu hiệu bất ổn, lạm phát tăng cao, thì lúc này tăng trưởng tín dụng cao không chỉ không làm hạn chế RRTD mà cịn góp phần làm gia tăng mức độ RRTD. Như vậy, để hạn chế RRTD, các NHTMCP Việt Nam cần có những chiến lược phát triển hoạt động tín dụng phù hợp theo từng thời kỳ đảm bảo tăng trưởng tín dụng đi đơi với nâng cao chất lượng tín dụng.

Để đảm bảo được mức tăng trưởng tín dụng ổn định, hiệu quả và an tồn thì các NHTMCP Việt Nam cần phải xây dựng lộ trình tăng trưởng tín dụng ổn định, bền vững với những chính sách, cơ chế điều chỉnh phù hợp để nâng cao chất lượng tín dụng, tránh tăng trưởng tín dụng nóng vì chạy theo thành tích hay lợi nhuận mang tính nhất thời. Các NHTMCP cần thúc đẩy tăng trưởng tín dụng phù hợp với mục tiêu kinh doanh đề ra, cạnh tranh lãi suất trên cơ sở linh hoạt hiệu quả, đẩy mạnh bán chéo sản phẩm dịch vụ, tập trung tăng trưởng tín dụng vào các khách hàng có

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)