CHƢƠNG 2 : TỔNG QUAN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG
5.3. Kiến nghị đối với Chính phủ và NHNN Việt Nam
5.3.1. Kiến nghị đối với Chính phủ
Qua hai thập kỷ, các nhà nghiên cứu đã kiểm định các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến chất lượng các khoản vay của ngân hàng. Tại các nền kinh tế lớn, cơ sở lý thuyết khẳng định điều kiện kinh tế vĩ mơ có ảnh hưởng đến RRTD. Sự ổn định kinh tế vĩ mô và hệ thống ngân hàng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, chính vì vậy, những diễn biến bất lợi của nền kinh tế sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến nợ xấu. Đối với hầu hết các nền kinh tế, các bất ổn kinh tế được truyền dẫn vào hệ thống ngân hàng và khi hệ thống ngân hàng thẩm thấu hồn tồn các bất ổn kinh tế, thì đến lượt nó sẽ tác động và khuếch đại các bất ổn kinh tế. Do đó, để đảm bảo được tính ổn định của nền kinh tế thì các chính sách tài khóa, tiền tệ, tỷ giá hối đối cũng cần phải ổn định và nhất quán góp phần làm giảm thiểu tính dễ đổ vỡ của hệ thống ngân hàng trước những cú sốc bên ngoài.
Trong những năm qua xuất hiện hiện tượng thừa tiền trong ngân hàng do các DN có “sức khỏe tốt” không dám mở rộng sản xuất kinh doanh vì tổng cầu cịn thấp, DN có “sức khỏe yếu” thì khơng đủ điều kiện để được ngân hàng cho vay, người tiêu dùng ko dám vay vì lãi suất cho vay cao mà thu nhập thì khơng tăng. Vì vậy, giải pháp trước mắt là phải gia tăng tổng cầu, kéo giảm lãi xuất, kiểm soát lạm phát. Bên cạnh đó, chính phủ tiếp tục điều hành chủ động, linh hoạt các công cụ chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ, tạo môi trường ổn định cho hoạt động sản xuất kinh doanh của DN và của các ngân hàng qua đó tạo điều kiện cho phát triển kinh tế - xã hội bền vững, ổn định kinh tế vĩ mơ qua đó hạn chế gia tăng nợ xấu, hạn chế RRTD.
Trên thực tế cho thấy, mơi trường kinh doanh trong nước cịn nhiều khó khăn thử thách bởi diễn biến phức tạp của thời tiết, biến đổi khí hậu; hoạt động sản xuất
kinh doanh, tiêu thụ hàng hóa gặp nhiều khó khăn; số lượng các DN giải thể, ngừng hoạt động gia tăng; hàng tồn kho cịn nhiều; năng lực tài chính của DN bị giảm sút dẫn đến khó khăn trong việc trả nợ cho ngân hàng. Vì vậy, việc triển khai tái cơ cấu kinh tế, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, phát triển thị trường, tăng sức mua, đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, tập trung phát triển công nghiệp hỗ trợ, tăng cường liên kết giữa các tập đoàn đa quốc gia và DN Việt Nam. Bên cạnh đó, cần thực hiện chính sách hỗ trợ của Chính phủ đối với các DNVVN, DN mới khởi nghiệp, khách hàng vay vốn và các TCTD như hỗ trợ về thuế, cơ chế chính sách, thủ tục pháp lý trong quá trình tiếp cận nguồn vốn tín dụng.
Hồn thiện cơ sở, hành lang pháp lý để VAMC hoạt động hiệu quả cao hơn trong việc thu hồi, bán và tái cơ cấu nợ xấu, cụ thể: thành lập bộ phận định giá hoạt động hoàn toàn độc lập để định giá các tài sản thế chấp khi tiến hành thu mua nợ xấu; xây dựng thị trường mua bán nợ xấu hoạt động một cách minh bạch, có tính hiệu quả cao; xây dựng cơ chế pháp lý và đảm bảo nguồn tài chính để thúc đẩy hoạt động xử lý các ngân hàng yếu kém; … Tuy nhiên, các cơ chế, chính sách trên phải đảm bảo tính an tồn cho hệ thống ngân hàng, tránh để mất kiểm soát dẫn đến hiệu ứng domino mất thanh khoản toàn hệ thống ngân hàng.
Có chính sách hỗ trợ vốn, chính sách ưu đãi để phá tan sự đóng băng của thị trường bất động sản, tạo điều kiện cho thị trường bất động sản phát triển bền vững, tránh tình trạng bong bóng bất động sản quay trở lại, sẽ làm gia tăng RRTD, gây ảnh hưởng xấu tới sự an toàn của toàn hệ thống ngân hàng.
Hoàn thiện cơ chế pháp lý trong việc xử lý tài sản đảm bảo.
Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, tăng cường chống tham nhũng lãng phí.
Rà sốt, hồn thiện các chính sách thuế, đất đai, xã hội hóa, ... cùng với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về đầu tư và ban hành Luật đầu tư công, Luật sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh nhằm khuyến khích DN thuộc các thành phần kinh tế thực hiện tái cơ cấu sản phẩm, đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh, góp phần củng cố niềm tin xã hội, người dân và DN.
5.3.2. Kiến nghị đối với NHNN Việt Nam
NHNN cần phải có quy định cụ thể và chi tiết cách cơng bố thơng tin, cách trình bày BCTC của các NHTMCP một cách nhất quán, trong đó, các NHTMCP phải thể hiện tỷ lệ nợ xấu một cách rõ ràng và chi tiết qua bản thuyết minh BCTC nhằm tăng cường tính minh bạch trong hệ thống ngân hàng. Việc công bố thông tin trên khơng những phải rõ ràng mà cịn phải được cập nhật định kỳ (hàng quý) để NHNN chủ động trong việc giám sát các hoạt động của các NHTMCP.
Tỷ lệ nợ xấu tăng liên tục trong những năm vừa qua, tuy đã được kiểm sốt nhưng vẫn cịn tiềm ẩn nhiều rủi ro là vấn đề nan giải hiện nay. Chính phủ và NHNN cần phải có biện pháp giải quyết vấn đề này triệt để để giúp nền kinh tế trở về trạng thái ổn định. NHNN cần phải xác định được con số nợ xấu thực về quy mô và cơ cấu của nợ xấu hiện nay. NHNN cần phải phân loại nợ xấu theo mức độ, theo nhóm ngành, theo từng ngân hàng, theo từng DN một cách chi tiết cụ thể, xử lý nghiêm minh các hành vi che giấu nợ xấu, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trong các trường hợp cấp tín dụng, phân loại, trích lập và sử dụng quỹ dự phịng sai. NHNN cần tạo điều kiện cho các NHTMCP thực hiện cơng tác phân loại, trích lập và sử dụng dự phòng RRTD theo chuẩn mực quốc tế Basel II.
Tùy theo năng lực của từng NHTMCP trong từng thời kỳ, NHNN giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng hợp lý, đảm bảo chất lượng tín dụng. Bên cạnh đó, NHNN cần tổ chức hoạch định và giám sát chặt chẽ các dòng vốn của hoạt động tín dụng với định hướng dịng vốn khơng tập trung q nhiều vào những khu vực phi sản xuất, tiềm ẩn nhiều rủi ro cao. Mặt khác, NHNN cần quy định cụ thể các yêu cầu mà ngân hàng cần có khi muốn mở rộng quy mơ nhằm tránh tình trạng vì cạnh tranh mà các ngân hàng thay nhau mở rộng mạng lưới hoạt động trong khi không đảm bảo đủ nguồn lực quản lý.
NHNN cần tăng cường chức năng thanh tra, giám sát để bảo đảm các NH TMCP tuân thủ đúng các quy định về hoạt động ngân hàng, đặc biệt là quy định về cấp tín dụng, phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng RRTD, các quy định về
an tồn hoạt động tín dụng nhằm sớm phát hiện ra những sai sót, xu hướng lệch lạc để có biện pháp chỉnh sửa và khắc phục một cách triệt để.
5.4. Hạn chế của đề tài và gợi ý hƣớng nghiên cứu tiếp theo 5.4.1. Hạn chế của đề tài
Mặc dù bài nghiên cứu đã thu được những kết quả nghiên cứu khả quan theo như mục tiêu nghiên cứu ban đầu nhưng vẫn còn một số hạn chế nhất định sau:
Thứ nhất, vấn đề lựa chọn các yếu tố để đánh giá sự tác động của chúng lên RRTD từ đó đưa ra các giải pháp hạn chế RRTD. Các yếu tố được lựa chọn được tổng hợp thông qua các nghiên cứu trước đây, tập trung vào các chỉ tiêu tài chính và được đo lường theo thang đo tỷ lệ, chưa quan tâm đến các yếu tố phi tài chính. Chính vì vậy, dẫn đến trường hợp số yếu tố đưa vào mơ hình cũng chịu nhiều sự hạn chế.
Thứ hai, việc tiếp cận và thu thập dữ liệu còn hạn chế do sự thiếu minh bạch trong việc công bố công khai BCTC, BCTN của các NH TMCP, cùng việc giới hạn về mặt thời gian nên mẫu nghiên cứu của tác giả chỉ gồm 23/35 NHTM Việt Nam, do vậy mà cỡ mẫu khảo sát cũng có giới hạn, chưa thể hiện hết tính đại diện cho các NH TMCP.
Thứ ba, giai đoạn nghiên cứu từ năm 2008 đến 2015 (8 năm) chưa thể hiện rõ xu hướng tác động của một số yếu tố và làm thay đổi vai trò của các yếu tố ảnh hưởng đến RRTD.
5.4.2. Gợi ý hƣớng nghiên cứu tiếp theo
Từ những kết quả đạt được trong bài nghiên cứu và một số hạn chế còn tồn tại, tác giả đề xuất một số hướng nghiên cứu tiếp theo như sau:
Các nghiên cứu sau có thể tiếp tục phát triển theo hướng đưa thêm các yếu tố khác mà đề tài chưa đề cập tới như yếu tố phi tài chính (hội đồng quản trị, đạo đức nghề nghiệp, …), từ đó đưa ra thêm các biện pháp cụ thể hơn nhằm hạn chế RRTD tại các NH TMCP.
Các nhà nghiên cứu sau có thể mở rộng mẫu nghiên cứu về số lượng các NH TMCP hoặc đa dạng trong mẫu nghiên cứu, đưa thêm vài mẫu khảo sát các loại
hình ngân hàng khác (ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, …). Hướng này cho phép tách riêng từng loại hình ngân hàng từ đó đưa ra được các giải pháp hạn chế RRTD cho từng loại hình ngân hàng.
Kết luận chƣơng 5
Từ cơ sở lý thuyết ở chương 2, thực trạng RRTD tại các NH TMCP Việt Nam trong chương 3 và kết quả thu được từ mơ hình hồi quy ở chương 4, các giải pháp ở chương 5 được đưa ra tập trung khắc phục nhưng vấn đề còn tồn đọng, nhằm hạn chế RRTD tại các NH TMCP Việt Nam theo 6 yếu tố tác động đã được kiểm định. Bên cạnh đó, tác giả cũng đưa ra một số kiến nghị đối với Chính phủ và NHNN để những chính sách hỗ trợ hiệu quả và hợp lý giúp cho hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam phát triển bền vững và hiệu quả hơn. Với những giải pháp và kiến nghị đã nêu, tác giả hy vọng sẽ góp phần vào việc hạn chế RRTD tại các NH TMCP Việt Nam.
KẾT LUẬN
Với mục tiêu nhằm hạn chế rủi ro tín dụng, trên cơ sở những lý luận chung và phân tích thực trạng rủi ro tín dụng, bài nghiên cứu đã giúp nhận dạng vấn đề, đánh giá diễn biến đáng lo ngại của rủi ro tín dụng tại các NH TMCP Việt Nam. Đồng thời, cũng đã đưa ra những nguyên nhân gây ra tình trạng rủi ro tín dụng trong thời gian qua.
Với việc thiết lập giả thuyết và mơ hình hồi quy đã chỉ ra được sáu yếu tố có tác động đến rủi ro tín dụng (thơng qua biến phụ thuộc là tỷ lệ nợ xấu) gồm: tăng trưởng tín dụng, quy mơ ngân hàng, dự phịng rủi ro tín dụng (ba yếu tố thuộc về đặc điểm ngân hàng), tăng trưởng GDP, lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp (ba yếu tố thuộc kinh tế vĩ mơ). Dựa vào kết quả phân tích được, tác giả đã đề ra một số giải pháp và kiến nghị hữu hiệu nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại các NH TMCP Việt Nam.
Tuy nhiên, bên cạnh những đóng góp trên, bài nghiên cứu cịn có những hạn chế cụ thể (đã được nêu ở phần trên) và những thiếu sót của tác giả trong quá trình nghiên cứu. Tác giả rất mong nhận được sự đóng góp chân thành của quý thầy cô và bạn bè để giúp cho bài nghiên cứu được hoàn thiện hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Danh mục tài liệu tiếng Việt
(1) Báo cáo điều tra số liệu thống kê của Tổng cục thống kê Việt Nam giai đoạn 2008-2015.
(2) Báo cáo tài chính, báo cáo thường niên của 23 NH TMCP Việt Nam giai đoạn 2008-2015.
(3) Ngân hàng Nhà nước, 2005. Quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22 tháng 04 năm 2005, Ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng.
(4) Ngân hàng Nhà nước, 2013. Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21 tháng 01 năm 2013 về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập và sử dụng dự phịng rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi.
(5) Nguyễn Đăng Dờn, 2010. Quản trị ngân hàng thương mại hiện đại. Nhà xuất bản Phương Đông.
(6) Nguyễn Thị Thái Hưng, 2012. Giải pháp giảm thiểu rủi ro tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước. Tạp chí Ngân hàng.
(7) Nguyễn Thị Thu Đông, 2012. Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam trong quá trình hội nhập. Luận án tiến sĩ. Đại học kinh tế Quốc dân.
(8) Trần Huy Hoàng, 2013. Khủng hoảng kinh tế, Quản trị Ngân hàng và vấn đề nợ xấu. Tạp chí Cơng nghệ Ngân hàng, số 84, pp.4-9.
(9) Trần Huy Hoàng, 2010, Quản trị ngân hàng, NXB Lao động Xã hội.
(10) Trương Quang Thông, 2012. Quản trị ngân hàng thương mại. Nhà xuất bản kinh tế TP.HCM.
B. Danh mục tài liệu tiếng nƣớc ngoài
(1) Abhiman Das and Saibal Ghosh, 2007. Determinants of Credit Risk in Indian State-owned Banks: An Empirical Investigation.
(2) Ahlem Selma Messai and Fathi Jouini, 2013. Micro and Macro determinants of non-performing loans.
(3) Baloucer và Jancar, 2005. A var analysis of the effects of macroeconomic shocks to the quality of the aggregate loan portfolio of the Czech banking sector.
(4) Castro, V., 2013. Macroeconomic determinants of the credit risk in the banking system: The case of the GIPSI. Econ. Model.
(5) Chen, C., Steiner, T., & Whyte, A., 1998. Risk-taking behavior of thrifts and management ownership in depositors institutions.
(6) Clair, R.T., 1992. Loan growth and Loan quality: Some preliminary Evidence from Texas banks.
(7) Dash, M., Kabra, G., 2010. The determinants of non-performing assets in Indian comercial bank: An econometric study.
(8) Dimitrios P. Louzis, Angelos T. Voulidis, Vasilios L. Metaxas, 2010. Macroeconomic and bank-specific determinants of non-performing loans in Greece: A comparative study of mortgage, business and consumer loan porffolions.
(9) Fadzlan Sufian & Royfaizal R. Chong 2008, “Determinants Of Bank Profitability In A Developing Economy: Empirical Evidences From The Philippines, Asian Academy of Management Journal of Accounting and Financial.
(10) Fofack, Hippolyte, 2005. Non-performing loans in sub-Saharan Africa: Causal analysis and Macroeconomic Implications.
(11) Hasna, C., & Zied, F., 2015. Credit risk determinants: Evidence from a cross-country study. Research in International Business and Finance.
(12) Hennie van Greuning – Sonja Brajovic Bratanovic, 1999. Analyzing banking Risk, the World Bank.
(13) Hess, K., Grimes, A., & Holmes, M., 2009. Credit Losses in Australasian Banking. Economic Record.
(14) Iftekhar Hasan và Larry D. Wall, 2003. Determinants of the loan loss allowance: some cross-country comparisons.
(15) Inekwe Murumba, 2013. The relationship between real GDP and Non-performing loans: Evidence from Nigeria.
(16) Jimenez và Saurina, 2006. Credit cycles, credit risk, and prudential regulation.
(17) Jin-Li Hu, Yang Li, Yung-Ho Chiu, 2004. Ownership and Nonperforming Loans: Evidence from Taiwan’s Banks. The Developing Economies.
(18) Larry D. Wall, Ifterkhar Hasan, 2003. Determinants of the loans loss allowance: Some cross-country comparisons.
(19) Lawrence S. Finkelstein, 1995. What Is Global Governance? .
(20) Marcello Bofondi and Tiziano Ropele, 2011. Macroeconomic determinants of bad loans: evidence from Italian banks.
(21) Megginson, W, 2005. The economics of bank privatization.
(22) Nabila Zribi and Younes Boujelbene, 2011. The factors influencing bank credit risk: The case of Tunisia.
(23) Packer, H. & Zhu, H., 2012. Loan loss provisioning pratics of Asian banks.
(24) Rasidah M. Said & Mohd H. Tumin 2011, “Performance and Financial Ratios of Commercial Banks in Malaysia and China”, International Review of Business Research Papers.
(25) Salas, V., & Sauria, J., 2002. Credit risk in two institutional regimes: Spanish comercial Banks.
(26) Somanadevi Thiagarajan, S. Ayyappan, A. Ramachandran, 2011. Credit Risk Determinants of Public and Private Sector Banks in India. European Journal of Economics, Finance and Administrative Sciences.
(27) Sukrishnalall Pasha & Tarron Khemraj, 2009. The determinants of non-performing loans: an econometric case study of Guyana.
(28) Tobias Olweny & Themba M. Shipho 2011, “Effects of Banking Sectoral Factors on The Profitability of Commercial Banks in Kenya”, Economics and Finance Review.
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 01: DANH SÁCH 23 NH TMCP VIỆT NAM
STT Tên ngân hàng Mã ngân hàng
1 NH TMCP An Bình ABB
2 NH TMCP Á Châu ACB
3 NH TMCP Bản Việt VIETCAP
4 NH TMCP Công Thương Việt Nam CTG 5 NH TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam BID