Thị trường hàng không đường bay quốc tế tại Việt Nam:

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải pháp hoàn thiện hoạt động Marketing đối với dịch vụ đường bay quốc tế của Việt Nam , Luận văn thạc sĩ (Trang 33 - 34)

- Hiện tại, có khoảng 26 hãng hàng khơng nước ngồi hoạt động tại Việt Nam, trong đó các hãng cạnh tranh khai thác cùng tuyến đường bay thẳng quốc tế với VNA, gồm:

• TPHCM/HN - Bangkok: Thai Airways, Air Aisa

• TPHCM/HN- Singapore: Singapore Airlines, Tiger Airway, Lion Air • TPHCM/HN – Kuala Lumpur: Malaysia Airlines, Air Asia

• TPHCM/HN - Paris: Air France

• TPHCM/HN – Phnom Penh/Siem Riep: Cambodia Angkor Air • TPHCM/HN - Hongkong: Cathay Pacific

• TPHCM/HN – Quảng Châu, Bắc Kinh: Air China, China Southern Airlines • TPHCM/HN – Đài Bắc: China Airlines, Eva Air

• TPHCM/HN - Tokyo: Japan Airlines, All Nipon Airways • TPHCM/HN - Seoul: Korea Air, Asiana Airlines

• TPHCM/HN - Moscow: Aerolof

• Những đường bay chỉ có VNA khai thác: TPHCM/HN - Frankfurt, Hochiminh - Myamar, TPHCM/HN – Sydney/Melbourn, TPHCM/HN- Osaka

Như vậy, hầu hết tất cả các tuyến đường bay quốc tế, VNA đều có sự cạnh tranh gay gắt từ các hãng hàng không trong top 20 hãng hàng không lớn nhất thế giới như Singapore Airlines, Air France, Cathay Pacific…Các hãng hàng không này đều có ưu thế vượt trội hơn rất nhiều lần VNA về tiềm lực tài chính, cơng nghệ, khơng ngại cạnh tranh về giá và có kinh nghiệm kinh doanh trong lĩnh vực vận chuyển hàng không, dịch vụ đa dạng và được chuẩn hóa ở mức độ cao, thỏa mãn được các yêu cẩu khác nhau của các phân khúc thị trường. Với đội máy bay hiện đại, tiên tiến, có số ghế cung ứng cao, số lượng máy bay nhiều nên các hãng hàng khơng này ln có các máy bay sẵn sang thay thế không làm ảnh hưởng đến giờ cất cánh của các chuyến bay kế tiếp, đáp ứng yếu tố được xem là quan trọng: đúng giờ. Ngoài ra, hiện nay đa số các máy bay của VNA cịn có thiết kế nội thất đơn giản, cùng với dịch vụ bổ trợ đơn điệu, nhàm chán, chưa hấp dẫn hành khách dẫn đến sức cạnh tranh của sản phẩm dịch vụ của hãng chưa cao. Vì vậy, trên các tuyến đường bay quốc tế, thị phần của VNA chỉ chiếm khoảng 30 - 40%.

Ngoài ra, do VNA đang duy trì hình thức hàng khơng truyền thống nên trong các đường bay ngắn hiện tại đang phải chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các hãng hàng khơng chi phí thấp (Low Cost Airlines) như Tiger Airways (đường TPHCM/HN – Singapore), Air Asia (TPHCM/HN – Malaysia, Bangkok), là những đe dọa rất lớn cho VNA trong tương lai gần bởi vì các hãng hàng khơng chi phi thấp này đa số trực thuộc các hãng hàng không tiềm lực mạnh như Singapore Airlines, Quantas Airways, Malaysia Airlines…

Hơn nữa, trong 6 tháng đầu năm 2011, do tác động của xu thế tăng tải, nhu cầu đi lại sụt giảm khiến cho việc cạnh tranh giữa các hãng hàng không trở nên khốc liệt hơn bao giờ hết với việc xuất hiện một số hãng hàng không mới như TK, LO tham gia vào thị trường Việt Nam cũng như các hãng hàng không đường dài như Qatar Airways, Air France, SU, Korean Air, Asiana Airlines … bổ sung tần suất ở thêm đường bay mới đến Việt Nam làm cho sự lựa chọn của khách hàng càng phong phú hơn, gây áp lực lên hệ thống bán của VNA.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải pháp hoàn thiện hoạt động Marketing đối với dịch vụ đường bay quốc tế của Việt Nam , Luận văn thạc sĩ (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)