Tình hình hoạt động kinh doanh của Sotrans giai đoạn 2012-2016

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần kho vận miền nam (sotrans) giai đoạn 2018 2023 (Trang 40)

1.4.8 .Văn hóa doanh nghiệp

2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của Sotrans giai đoạn 2012-2016

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Sotrans giai đoạn 2012 - 2016

Đơn vị tính: Triệu đồng

STT CHỈ TIÊU 2012 2013 2014 2015 2016

1 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 607.334 661.257 872.724 1.010.597 1.257.809 2 Gía vốn hàng bán và cung cấp dịch vụ (494.864) (540.714) (758.445) (853.692) (1.008.494) 3 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 112.470 120.543 114.279 156.905 249.315 4 Doanh thu hoạt động tài chính 5.551 5.005 11.772 1.222 68.594

7 Chi phí bán hàng (72.337) (76.456) (54.679) (75.519) (72.208) 8 Chi phí quản lý doanh nghiệp (13.278) (17.622) (36.166) (33.880) (91.923) 9 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 32.255 30.967 34.365 37.695 89.788 10 Thu nhập khác 603 983 284 479 57.419 11 Chi phí khác (19) (133) (151) (2.688) (4.422) 12 Lợi nhuận khác 583 850 133 (2.209) 52.997 13 Phần lãi từ công ty liên kết - 2.723 1.581 (1.430) (12.095) 14 Lợi nhuận trước thuế 32.838 34.540 36.080 34.056 130.690 15 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành (8.038) (7.756) (8.771) (8.352) (30.842) 16 Thu nhập/Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hỗn lại - - 756 (328) 11.607 17 Lợi nhuận sau thuế 24.800 26.784 28.065 25.376 111.455

(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất của Sotrans từ năm 2012 đến 2016)

Bảng 2.2: Tốc độ tăng trưởng của một số chỉ tiêu kết quả kinh doanh quan trọng của Sotrans giai đoạn 2012-2016

STT Chỉ tiêu Tốc độ tăng trưởng (%)

2012 2013 2014 2015 2016

1 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ - 8,88 31,98 15,80 24,46 2 Gía vốn hàng bán và cung cấp dịch vụ - 9,27 40,27 12,56 18,13 3 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ - 7,18 -5,20 37,30 58,90 4 Chi phí bán hàng - 5,69 -28,48 38,11 -4,38 5 Chi phí quản lý doanh nghiệp - 32,71 105,23 -6,32 171,32 6 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh - -3,9 10,98 9,69 138,20 7 Lợi nhuận trước thuế - 5,18 4,46 -5,61 283,75 8 Lợi nhuận sau thuế - 8,00 4,78 -9,58 339,22

Bảng 2.1 và bảng 2.2 cho thấy doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty tăng cao qua các năm, từ 607.334 triệu đồng (năm 2012) tăng lên 1.257.809 triệu (năm 2016). Tuy nhiên tốc độ tăng doanh thu của Sotrans không đều, so với 2012 thì năm 2013 doanh thu của công ty chỉ tăng 8,8%, và tăng vọt lên 31,98% vào năm 2014, nhưng sang năm 2015 tỷ lệ tăng chỉ đạt 15,80% và đến năm 2016 tỷ lệ này được nâng lên 24%.

Giá vốn hàng bán năm 2012 đạt 494.864 triệu chiếm 81,47% doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Tỷ lệ giá vốn hàng bán so với doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ có xu hướng tăng trong 3 năm đầu từ 81,47% (năm 2012 ) lên 86,91% (năm 2014), sau đó được kiềm chế, giảm xuống 84,47% (năm 2015) và còn 80,18% (năm 2016). Đây là một tín hiệu tốt trong hoạt động kinh doanh của công ty. Tuy nhiên, chi phí quản lý doanh nghiệp đột ngột tăng cao vào năm 2016 làm giảm đáng kể lợi nhuận của công ty.

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của công ty từ 32.255 triệu đồng (năm 2012) giảm 4,16% còn 30.967 triệu (năm 2013), nhưng liên tục tăng trong các năm tiếp theo, đặc biệt năm 2016 đạt 89.788 triệu, tăng 2,38 lần so với 2015.

Lợi nhuận sau thuế trong giai đoạn 2012-2016 của của Sotrans có những biến động bất thường. Xét về giá trị thì trong 3 năm đầu, chỉ số này có xu hướng tăng từ 24.800 triệu (năm 2012) lên 28.065 triệu (năm 2014), sang năm 2015 giảm xuống cịn 25.376 triệu và sau đó tăng đột ngột lên 111.455 triệu vào năm 2016. Tuy nhiên xét về tỷ lệ thì tỷ lệ tăng lợi nhuận sau thuế của công ty giảm mạnh từ 8% (năm 2013) xuống 4,78% (năm 2014) và đạt giá trị tăng trưởng âm 9,58% trong năm 2015, nhưng sang năm 2016 lại tăng 339,2%. Nguyên nhân tăng đột biến về lợi nhuận sau thuế của Sotrans năm 2016 là do lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của công ty tăng cao, đồng thời trong năm này cơng ty có một khoản lợi nhuận rất lớn khác (52.997 triệu đồng) chủ yếu từ tiền hỗ trợ di dời, thanh lý tài sản cố định và quyền sử dụng đất.

Nhìn chung tình hình kết quả kinh doanh của Sotrans khơng ổn định, diễn biến kết quả kinh doanh có xu hướng xấu, tỷ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế liên tục giảm trong 4 năm từ 2012 đến 2015. Sang năm 2016, kết quả kinh doanh của cơng ty có những dấu hiệu tốt hơn, nhưng thực tế hiệu quả vẫn chưa cao, đáng chú ý là chi phí quản lý doanh nghiệp tăng gần 3 lần so với năm trước và một phần lớn lợi nhuận sau thuế của công ty không xuất phát từ bán hàng và cung cấp dịch vụ.

2.3. Phân tích các yếu tố bên ngồi ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Kho Vận Miền Nam (Sotrans)

2.3.1. Các yếu tố kinh tế

Theo đánh giá của các chuyên gia về tầm quan trọng và mức ảnh hưởng của một số yếu tố kinh tế vĩ mô tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp logistics (Bảng 2.3) thì ba yếu tố quan trọng nhất là tỷ giá hối đoái (đặc biệt là tỷ giá VND/USD), tốc độ tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ lạm phát.

Bảng 2.3. Đánh giá của chuyên gia về tầm quan trọng và mức ảnh hưởng của các yếu

tố kinh tế tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp logistics

STT Các yếu tố đánh giá quan trọng Mức độ Điểm phân loại

Số điểm quan trọng

1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp làm

giảm nhu cầu 0,06 4,30 0,277

2 Tỷ lệ lạm phát cao. 0,06 3,80 0,218

3 Lãi suất ngân hàng cao. 0,05 2,95 0,144

4 Thâm hút cán cân thanh toán quốc tế 0,04 2,65 0,117

5

Tỷ giá VND/USD biến động ảnh hưởng xấu tới doanh thu và lợi nhuận của dịch vụ logistics.

0,07 4,85 0,358

(Nguồn: Kết quả khảo sát)

Về tác động của tỷ giá hối đoái, do Sotrans là một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải quốc tế cho nhiều loại hàng hóa xuất nhập khẩu nên sự biến động tỷ giá hối

đoái tác động trực tiếp đến doanh thu và lợi nhuận của công ty. Kết quả báo cáo tài chính của cơng ty trong giai đoạn 2012- 2016 thể hiện một khoản lỗ tương đối lớn do chênh lệch tỷ giá hối đoái (Bảng 2.4).

Bảng 2.4: Lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái của Sotrans giai đoạn 2012-2016

Đơn vị tính: Triệu đồng

STT CHỈ TIÊU 2012 2013 2014 2015 2016

1 Lỗ chênh lệch tỷ

giá hối đoái (360,039) (271,607) (221,471) (821,283) (524,257)

(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất của Sotrans từ năm 2012 đến 2016)

Đặc biệt là sự kiện Trung Quốc hai lần phá giá đồng nhân tệ năm 2015 ảnh hưởng lớn đến kinh tế toàn cầu và hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam trở nên khó khăn, tỷ giá VND/USD phải điều chỉnh tăng để hỗ trợ xuất khẩu. Sự biến động tỷ giá hối đoái này là một trong những nguyên nhân lớn khiến tốc độ tăng doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2015 của Sotrans chỉ đạt 15,80%, giảm một nửa so với tốc độ tăng doanh thu của năm 2014 (31,98%).

Xét về tốc độ tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ lạm phát, theo số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam (Hình 2.2) cho thấy hai yếu tố này có xu hướng biến động trái ngược trong giai đoạn 2012-2016. GDP tăng trưởng ổn định, còn tỷ lệ lạm phát được kiềm chế giảm và duy trì ở mức thấp tạo nền tảng cho các ngành nghề kinh doanh phát triển, thu hút đầu tư mở rộng kinh doanh và do đó làm tăng nhu cầu về logistics. Từ đó tạo cơ hội cho Sotrans cũng như các doanh nghiệp trong ngành logistics tăng doanh thu và mở rộng hoạt động kinh doanh.

Tận dụng cơ hội lạm phát thấp, lãi suất thấp, chi phí đầu vào giảm, Sotrans đã liên tục tăng thêm vốn vay dài hạn trong 3 năm từ mức vay 5,144 tỷ đồng (năm 2014) tăng lên 399 tỷ (năm 2015) và 651,639 tỷ năm 2016 để đầu tư vào các dự án lớn phát triển cơ sở hạ tầng nhằm mở rộng hoạt động kinh doanh trong tương lai.

Hình 2.2. Tốc độ tăng trưởng GDP và tỷ lệ lạm phát của Việt Nam từ 2012 – 2016

(Nguồn: Số liệu từ Tổng cục Thống kê Việt Nam 2012-2016)

2.3.2. Yếu tố chính trị - pháp luật

Tình hình chính trị trong nước của Việt Nam tương đối ổn định, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước. Tuy nhiên, những bất ổn chính trị trong khu vực và trên thế giới như tranh chấp lãnh hải trên biển Đông giữa các quốc gia trong đó có Việt Nam, xung đột Mỹ - Triều Tiên và quan hệ giữa các cường quốc trở nên căng thẳng tác động xấu đến hoạt động xuất nhập khẩu, làm tăng rủi ro và chi phí vận tải quốc tế. Đây được xem là yếu tố thuộc mơi trường chính trị - pháp luật có tầm quan trọng và ảnh hưởng mạnh nhất tới năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp logistics như Sotrans theo đánh giá của các chuyên gia (Bảng 2.5). 005% 005% 006% 007% 006% 007% 006% 002% 001% 002% 000% 001% 002% 003% 004% 005% 006% 007% 008% 2012 2013 2014 2015 2016 Tốc độ tăng trưởng GDP Việt Nam Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam

Bảng 2.5: Đánh giá của chuyên gia về tầm quan trọng và mức ảnh hưởng của chính trị

- pháp luật tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp logistics.

STT Các yếu tố đánh giá quan trọng Mức độ Điểm phân loại

Số điểm quan trọng

1

Tình hình chính trị khu vực và thế giới bất ổn, làm tăng rủi ro cho hoạt động vận tải quốc tế

0,07 4,80 0,336

2 Chính phủ đưa ra nhiều chính sách

ưu tiên phát triển ngành logistics 0,05 3,00 0,137

3

Hệ thống phát luật chưa hoàn thiện, chồng chéo, thường xuyên thay đổi gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

0,06 4,15 0,268

(Nguồn: Kết quả khảo sát)

Hệ thống pháp luật ảnh hưởng lớn tới Sotrans cũng như các doanh nghiệp logistics thông qua một số bộ luật: Luật hàng hải Việt Nam 2005, Luật vận chuyển đường bộ Việt Nam 2001, Luật hàng không dân dụng 2005, Luật thương mại 2005 về dịch vụ logistics, Luật hải quan, Luật cạnh tranh và Luật doanh nghiệp... Tuy nhiên, hệ thống pháp luật của Việt Nam chưa hồn chỉnh, cịn tồn tại nhiều quy định phức tạp, chồng chéo trong hoạt động hành chính, nhất là những quy định về thủ tục hải quan liên quan đến xuất nhập khẩu, gây bất lợi cho các doanh nghiệp logistics.

Bên cạnh đó, Chính phủ đã đưa ra một số chính sách, quyết định ưu tiên phát triển ngành logsitics nhưng theo các chuyên gia, các chính sách này ảnh hưởng không lớn tới việc nâng cao năng lực cạnh tranh của cơng ty.

2.3.3. Yếu tố văn hóa xã hội

Tập quán kinh doanh “mua CIF, bán FOB” của doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam đã và đang làm mất đi cơ hội kinh doanh của các nhà cung cấp dịch vụ logistisc Việt Nam. Điều này có nghĩa là khi doanh nghiệp nhập khẩu Việt Nam mua hàng theo điều kiện CIF (Cost, Insurance, Freight – tiền hàng, bảo hiểm, cước phí) thì bên bán

hàng (nhà xuất khẩu) trả cước phí vận chuyển và bảo hiểm. Ngược lại, khi bán hàng, doanh nghiệp Việt Nam lại chọn bán theo điều kiện FOB (Free on board – giao hàng trên phương tiện vận chuyển), tức là chỉ giao hàng lên phương tiện vận chuyển tại cảng Việt Nam, đẩy phần mua cước vận tải và bảo hiểm cho đối tác nước ngồi. Vì vậy mà khâu vận chuyển và bảo hiểm phần lớn rơi vào tay các doanh nghiệp nước ngồi.

Bên cạnh đó, việc thiếu nguồn lao động có trình độ, được đào tạo bài bản về logisitics là một vấn đề được các nhà quản trị doanh nghiệp logistics quan tâm. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, sự phát triển nhanh của ngành logistics Việt Nam và sự xâm nhập mạnh mẽ của các doanh nghiệp nước ngồi thì sự cạnh tranh về lao động có trình độ khiến Sotrans cũng như các doanh nghiệp trong ngành phải tăng đáng kể chi phí cho việc tuyển dụng, đào tạo và phát triển đội ngũ lao động có trình độ cho hoạt động kinh doanh hiện tại và trong tương lai của doanh nghiệp.

2.3.4. Yếu tố công nghệ

Trong những thập kỷ qua, hoạt động logistics có những chuyển biến vơ cùng lớn trước sự phát triển của cơng nghệ thơng tin, trong đó internet đóng vai trị quyết định. Xu hướng máy tính hóa trong kinh doanh, quản trị dữ liệu, thực hiện quy trình logistics làm giảm đáng kể cơng việc bàn giấy, giảm số lao động, giảm chi phí và thời gian thực hiện dịch vụ, đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ. Xu hướng ứng dụng kết nối thông tin mạng với nhà cung cấp và khách hàng tăng nhanh góp phần nâng cao tốc độ và hiệu quả các giao dịch đầu vào và đầu ra. Sự xuất hiện những mơ hình kinh doanh mới như thương mại điện tử hoặc những mạng lưới cung ứng tiên tiến với các phương pháp quản lý khách hàng hiện đại có tốc độ cao, tạo điều kiện cho logistics phát triển. Tuy nhiên, sự phát triển của khoa học công nghệ cũng khiến các doanh nghiệp logistics phải đối mặt với tình trạng thiếu và cạnh tranh về lao động có trình độ, tăng chi phí đầu tư phát triển công nghệ mới và phát triển đội ngũ lao động phù hợp với cơng nghệ đó.

Các chuyên gia cũng đánh giá cao ảnh hưởng của các yếu tố công nghệ tới khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp logistics (Bảng 2.6).

Bảng 2.6: Đánh giá của chuyên gia về tầm quan trọng và mức ảnh hưởng của các yếu

tố công nghệ tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp logistics

STT Các yếu tố đánh giá quan trọng Mức độ Điểm phân loại

Số điểm quan trọng

1

Công nghệ thông tin và internet làm thay đổi cách thức kinh doanh của doanh nghiệp.

0,08 4,95 0,377

2

Thương mại điện tử phát triển làm tăng khối lượng nhu cầu và mức độ phức tạp đối với dịch vụ logistics.

0,05 3,25 0,164

(Nguồn: Kết quả khảo sát)

2.3.5. Điều kiện tự nhiên

Các doanh nghiệp logistics Việt Nam có những thuận lợi và cơ hội phát triển lớn nhờ vị trí địa lý của Việt Nam tại trung tâm khu vực châu Á – Thái Bình Dương, khu vực có mạng lưới vận chuyển hàng hóa bằng đường biển sơi động bậc nhất thế giới và đường bờ biển quốc gia dài khoảng 3.260 km với những cảng nước sâu có khả năng tiếp nhận những tàu hàng lớn giúp Việt Nam có tiềm năng lớn trong việc phát triển vận tải biển và các dịch vụ khác liên quan đến biển.

Tuy nhiên, những biến đổi khí hậu, thiên tai xảy ra thường xuyên hơn làm tăng nguy cơ rủi ro và ảnh hưởng mạnh tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp logistics. Chi phí cho các khoản bảo hiểm phịng ngừa rủi ro hàng năm của doanh nghiệp tăng lên. Khơng những vậy, uy tín của doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng lớn do diễn biến thời tiết xấu khiến khiến nhiều chuyến tàu, chuyến bay phải hoãn lại, thay đổi lịch trình, doanh nghiệp logistics khơng thể thực hiện đúng cam kết thời gian với khách hàng. Do đó, các chuyên gia đánh giá tương đối cao mức độ quan trọng của yếu tố này với mức điểm quan trọng 0,204 điểm (Bảng 2.7).

Bảng 2.7: Đánh giá của chuyên gia về tầm quan trọng và mức ảnh hưởng của biến đổi

khí hậu và thiên tai tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp logistics.

STT Yếu tố đánh giá Mức độ

quan trọng phân loại Điểm

Số điểm quan trọng

1

Biến đổi khí hậu và thiên tai thường xuyên làm tăng rủi ro cho các doanh nghiệp logistics.

0,06 3,55 0,204

(Nguồn: Kết quả khảo sát)

2.3.6. Đối thủ cạnh tranh hiện tại

Bảng 2.8: Đánh giá của chuyên gia về tầm quan trọng và mức ảnh hưởng của các yếu

tố môi trường vi mô tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp logistics.

STT Các yếu tố đánh giá Mức độ quan trọng Điểm phân loại Số điểm quan trọng 1 Áp lực cạnh tranh từ các đối thủ hiện có. 0,08 5,00 0,393

2 Nguy cơ xâm nhập của các đối thủ

cạnh tranh tiềm ẩn. 0,07 4,30 0,318

3

Sức ép của khách hàng đòi giảm giá và nâng cao chất lượng và sự đa dạng của dịch vụ.

0,08 4,90 0,381

4 Nhà cung cấp đe dọa tăng giá và hội

nhập về phía trước. 0,08 4,70 0,355

5 Áp lực từ sảm phẩm dịch vụ thay

thế. 0,04 2,45 0,102

(Nguồn: Kết quả khảo sát)

Theo ý kiến của các chuyên gia (Bảng 2.8), trong 5 áp lực cạnh tranh của môi trường vi mô, áp lực từ các đối thủ cạnh tranh hiện có đạt số điểm quan trọng cao nhất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần kho vận miền nam (sotrans) giai đoạn 2018 2023 (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)