1.4.8 .Văn hóa doanh nghiệp
3.2. Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh
3.2.3. Giải pháp nâng cao năng lực marketing và bán hàng
Theo kết quả khảo sát khách hàng thì các ưu tiên chủ yếu của khách hàng khi lựa chọn sử dụng dịch vụ logistics là giá cả dịch vụ, sự đảm bảo về thời gian, tốc độ phục vụ và khả năng giải quyết các vấn đề phát sinh nhưng Sotrans chưa thỏa mãn được các yêu cầu này của khách hàng. Không những vậy, năng lực marketing và bán hàng của Sotrans còn bị đánh giá thấp so với các đối thủ cạnh tranh. Do đó, các giải pháp nâng cao năng lực marketing và bán hàng của Sotrans sẽ tập trung vào cải thiện giá cả dịch vụ, nâng cao chất lượng dịch vụ, cải tiến quy trình và nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên marketing, bán hàng. Cụ thể như sau:
Về giá cả dịch vụ, để nâng cao cải thiện khả năng cạnh tranh về giá thì trước hết
cơng ty cần phải cải thiện cơng tác định giá dịch vụ. Việc định giá khơng chỉ hồn tồn dựa vào chi phí và mức lợi nhuận kỳ vọng mà cơng ty cịn cần phải phân tích sản phẩm dịch vụ, phân tích chi phí và giá cả của các đối thủ cạnh tranh, xu hướng thị trường, nhu cầu của khách hàng… để đưa ra chiến lược giá phù hợp, có khả năng cạnh tranh cao, tạo được vị trí cho sản phẩm dịch vụ của mình trên thị trường. Thứ hai, cơng ty cần tập trung vào việc kiểm sốt chi phí, cắt giảm những chi phí khơng phù hợp nhưng vẫn giữ chất lượng dịch vụ ổn định. Thứ ba, công ty cần xây dựng mối quan hệ tốt với
các nhà cung cấp chiến lược nhằm có được giá đầu vào thấp và vẫn giữ được chất lượng ổn định.
Về chất lượng dịch vụ, để giải quyết tốt các vấn đề về chất lượng dịch vụ như nâng
cao mức độ đảm bảo về thời gian, tốc độ phục vụ, xử lý nhanh các vấn đề phát sinh trong quá trình cung cấp dịch vụ, tiết kiệm chi phí cho khách hàng, … thì Sotrans cần tiến hành một số biện pháp sau:
(1) Xây dựng đội ngũ nhân viên có trình độ chun mơn cao, giàu kinh nghiệm và thái độ làm việc chuyên nghiệp;
(2) Lựa chọn nhà cung cấp và đại lý có uy tín, chất lượng cao và ổn định;
(3) Đầu tư áp dụng công nghệ hiện đại vào hoạt động kinh doanh, đồng thời phải chuẩn bị đội ngũ nhân viên phù hợp với cơng nghệ đó;
(4) Cải tiến quy trình cung cấp dịch vụ cho khách hàng, điều chỉnh hoặc cắt giảm bớt các khâu khơng cần thiết, gây khó khăn cho khách hàng;
(5) Định kỳ khảo sát ý kiến đánh giá của khách hàng về mức độ hài lòng của khách đối với dịch vụ của công ty để làm cơ sở tiếp tục cải thiện, nâng cao chất lượng dịch vụ của công ty.
Về yếu tố con người trong bán hàng và marketing, để có được đội ngũ nhân viên
marketing và bán hàng có chất lượng thì phải xuất phát từ cơng tác tuyển dụng và đào tạo nhân viên cho cho bộ phận bán hàng và marketing. Công ty cần lựa chọn đầu vào nhân sự có chất lượng cao, kết hợp với đào tạo, huấn luyện, đánh giá trong quá trình làm việc và các chính sách giữ chân được những người giỏi thì mới xây dựng và nâng cao được chất lượng đội ngũ nhân viên marketing và bán hàng. Bên cạnh đó cơng ty cần có các chính sách khen thưởng, khuyến khích và động viên nhân viên của bộ phân bán hàng và marketing để nâng cao hiệu quả làm việc.
Về quy trình, cơng ty cần rà sốt lại các khâu trong quy trình dịch vụ hiện tại, tiến
hành cải tiến hoặc loại bỏ các khâu thực hiện chưa tốt. Đặc biệt, công ty cần khảo sát ý kiến khách hàng về quy trình cung cấp dịch vụ để xác định chính xác các khâu cịn yếu
kém, gây khó khăn cho khách hàng. Mặt khác, công ty cũng cần tham khảo các mơ hình quy trình tiên tiến được áp dụng hiệu quả trong nước và trên thế giới, xem xét áp dụng từng phần hoặc tồn phần tại cơng ty trong điều kiện phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty và đáp ứng tốt nhu cầu khách hàng.
Giải pháp nâng cao chất năng lực marketing và bán hàng được thực hiện chủ yếu bởi bộ phận marketing và bán hàng, đồng thời có sự tham gia, hỗ trợ của bộ phận nhân sự trong công tác tuyển dụng và đào tạo nhân viên; bộ phận tài chính - kế tốn trong định giá, chi phí dịch vụ; và ban giám đốc.