Đa dạng hoá các nguồn vốn đầu tư cho giáo dục

Một phần của tài liệu Quản lý chi ngân sách nhà nước về lĩnh vực giáo dục tiểu học trên địa bàn huyện diễn châu, tỉnh nghệ an (Trang 114 - 118)

7. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

3.3.6.Đa dạng hoá các nguồn vốn đầu tư cho giáo dục

Trong những năm qua, chi NSNN cho GD tiểu học ngày càng tăng nhưng như thế là chưa đủ so với nhu cầu phát triển sự nghiệp GD tiểu học. Vì vậy, tăng cường huy động các nguồn tài chính trong dân, các tổ chức để tạo ra nguồn thu bổ sung cho sự nghiệp GD tiểu học là điều cần thiết. Để khai thác hiệu quả các nguồn lực, phát huy huy tính tự chủ tài chính của các trường tiểu học Diễn Châu cần triển khai thực hiện một số nội dung sau:

Thứ nhất, đổi mới phương thức phân bổ kinh phí NSNN cho giáo dục

tiểu học Diễn Châu hiện nay lựa chọn mơ hình phân bổ NSNN chủ yếu dựa trên yếu tố đầu vào như số lượng học sinh tuyển sinh, chưa khuyến khích được tính hiệu quả.

Thứ hai, đẩy mạnh chính sách tín dụng hỗ trợ đầu tư phát triển cho các

trường tiểu học. Để tăng tính chủ động trong việc huy động nguồn vốn đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo, Nhà nước sớm ban hành các chính sách cụ thể hố nội dung của Nghị định 16/2015/NĐ-CP về cơ chế hỗ trợ các trường tiểu học thực hiện thí điểm tự chủ tài chính được vay vốn ưu đãi hoặc hỗ trợ lãi suất cho các dự án đầu tư sử dụng vốn vay của các tổ chức tín

dụng theo quy định, hỗ trợ tiếp cận trực tiếp các nguồn vốn ODA, Ngân hàng Thế giới cho đầu tư phát triển của các trường tiểu học, trung học phổ thơng.

Chính phủ cần nghiên cứu, ban hành chính sách tài chính khuyến khích đổi mới cơ chế hoạt động của các trường tieru học như: chính sách hỗ trợ lãi suất cho các dự án đầu tư sử dụng vốn vay, cho vay vốn ưu đãi để đầu tư phát triển, đặc biệt là cơ chế hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất cho các trường thuộc vùng khó khăn hơn

Thứ ba, khuyến khích các trường tiểu học tìm kiếm khai thác các nguồn

lực ngoài NSNN. Ngồi nguồn kinh phí được phân bổ từ NSNN, các trường cần chủ động tìm kiếm các nguồn lực khác như: học phí, thu từ hoạt động nghiên cứu khoa học, tư vấn, cung cấp dịch vụ, vay ngân hàng thương mại, phát hành công trái giáo dục, vay ngân hàng phát triển, nhận tài trợ từ các tổ chức trong và ngoài nước… Tranh thủ sự giúp đỡ các khoản tiền ủng hộ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Mở rộng giao lưu hợp tác quốc tế để thu hút được nguồn vốn đầu tư cho sự nghiệp GD.

Đối với nguồn thu từ học phí, Nghị định 16/2015/NĐ-CP với tinh thần đổi mới chính sách học phí theo hướng mở rộng khung học phí tiến tới đảm bảo chi phí đào tạo là một trong những nội dung quan trọng góp phần đẩy mạnh hoạt động tự chủ tài chính cho các cơ sở giáo dục tiểu học

Bên cạnh đó, cần tạo nguồn thu nhập khác từ hợp đồng nghiên cứu, đào tạo với các đối tác kinh doanh; kêu gọi tài trợ, viện trợ, quà biếu tặng, cho của các cá nhân, tổ chức, nguồn thu từ hoạt động tài chính hoặc quản lý tài sản (các thử nghiệm tại các phịng thí nghiệm, cho th cơ sở vật chất như đất đai, thiết bị, sân bóng, câu lạc bộ...),

Như vậy, các trường tiểu học triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp trên sẽ giúp các trường tự chủ được nguồn lực tài chính, thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học, đào tạo các trường phát triển ổn định.    

Thứ tư, quỹ khuyến học:

Là khoản tiền đóng góp của học sinh do cha mẹ học sinh thu và quản lý nhằm tặng, thưởng cho học sinh có thành tích học tập cao để khuyến khích tinh thần học tập của học sinh.

Hầu hết các trường tiểu học trên địa bàn tỉnh đều có quỹ khuyến học với mức đóng góp từ 10.000 đến 15.000 đồng/ học sinh/ năm. Quỹ khuyến học có vai trị quan trọng trong việc khích lệ tinh thần học tập, nâng cao kết quả học tập của học sinh góp phần thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ, yêu cầu phát triển giáo dục GD tiểu học.

Thứ năm, huy động các nguồn vốn đóng góp của nhân dân:

Nguồn vốn đóng góp này bao gồm tiền xây dựng cơ bản và tiền học phí. Đây là khoản thu khá lớn và mang tính chất bắt buộc hỗ trợ cho chi sự nghiệp GD tiểu học. Để sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí này cần phải giải quyết các vấn đề như:

+ Các trường phải thực hiện theo đúng chế độ nhà nước quy định về thu và sử dụng quỹ. Số thu từ học phí và xây dựng các trường phải mở tài khoản tại kho bạc NN để quản lý việc thu- chi. Một phần các trường nộp NSNN, phần còn lại đơn vị được phép sử dụng nhưng phải lập báo cáo thu - chi có xác nhận của KBNN nơi giao dịch gửi Sở tài chính- vật giá huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An

+ Trong q trình thu- chi phải tiến hành cơng khai minh bạch, sử dụng các khoản chi đúng mục đích. Người tham gia đóng góp kinh phí cần phải biết được số kinh phí đó được sử dụng cho mục đích gì và hiệu quả của q trình sử dụng kinh phí tốt đến đâu.

+ Tăng thu học phí tại những nơi mà thu nhập và đời sống của người dân có mức thu nhập cao, ổn định. Tại những vùng thưa dân, đời sống kinh tế chưa phát triển cần có chính sách khuyến khích đối với việc thu học phí để tránh tình trạng bỏ học vì khơng có tiền đóng học phí.

+ Các cơ quan tài chính cần có sự kiểm tra, kiểm sốt thường xun đối với việc sử dụng kinh phí và thu học phí tại các trường. Tuỳ theo quy mơ, vị trí của từng trường để bố trí cơ cấu chi một cách hợp lý nhất.

Kinh tế của tỉnh trong những năm qua cịn gặp nhiều khó khăn, nguồn thu cịn hạn hẹp chưa đáp ứng được nhu cầu chi tiêu. Vì vậy cần tranh thủ sự giúp đỡ từ các nguồn vốn ngoài ngân sách đầu tư vào sự nghiệp giáo dục để giảm gánh nặng cho NSNN.

Một phần của tài liệu Quản lý chi ngân sách nhà nước về lĩnh vực giáo dục tiểu học trên địa bàn huyện diễn châu, tỉnh nghệ an (Trang 114 - 118)