2.2 Kết quả tính tốn các chỉ số bộ ba bất khả thi tại Việt Nam
2.2.2 Chỉ số ổn định tỷ giá ERS
0.01 ERS =
0.01 + stdev (∆(log(exch – rate))
Số liệu được thu thập theo tháng từ 01/1998 đến tháng 12/2010 từ NHNN. Dữ liệu tỷ giá được thu thập là tỷ giá bình quân liên ngân hàng hàng tháng theo thống kê của NHNN. Nếu chỉ đơn thuần áp dụng cơng thức này thì chỉ số đo
lường độ ổn định tỷ giá có xu hướng rất nhỏ. Điều này có nghĩa là nó sẽ phóng đại mức độ linh hoạt của tỷ giá, đặc biệt là khi tỷ giá giao động trong một biên độ hẹp nhưng lại không được định giá lại thường xuyên. Do đó, tác giả áp dụng
một ngưỡng giá trị cho tỷ giá. Đó là nếu mức độ giao động hàng tháng của tỷ giá hối đoái trong biên độ +/- 0.33% thì tỷ giá được xem là cố định và ERS = 1.
Bảng 2.3: Chỉ số ổn định tỷ giá (ERS) của Việt Nam từ 1998-2010
1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
ERS 0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 ERS
Biểu đồ 2.3: Biến động chỉ số ổn định tỷ giá giai đoạn 1998-2010
Nguồn: IMF, tính tốn của tác giả
Nhìn vào đồ thị 2.3 có thể thấy mức độ ổn định tỷ giá ở Việt Nam ngày càng giảm, cụ thể như sau:
Sau khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực năm 1997, Việt Nam đã lựa chọn
cơ chế tỷ giá thả nổi có điều tiết. Chúng ta đã từ bỏ cơ chế tỷ giá neo mềm, theo đó, tỷ giá thị trường được giao dịch quanh tỷ giá chính thức do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố và một biên độ được ấn định sẵn. Việc thay thế tỷ giá
chính thức bằng tỷ giá bình qn liên ngân hàng cho thấy, lần đầu tiên tỷ giá do NHNN công bố phản ánh mức tỷ giá do thị trường quyết định. NHNN tham gia vào thị trường liên ngân hàng bằng hoạt động mua bán ngoại tệ trên thị trường này. Các quy định trong văn bản hướng dẫn thi hành luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam có hiệu lực từ ngày 19/04/2001, mở ra chính sách ưu đãi cho các dự án
đầu tư vào Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất nhập
khẩu dẫn tới lượng USD trong nước tăng cao. Trong giai đoạn này cơ chế điều hành tỷ giá của Việt Nam có nhiều thay đổi, theo hướng linh hoạt, bám sát cung cầu thị trường.
NHNN thực thi lộ trình linh hoạt hóa tỷ giá kể từ năm 2004 qua nhiều bước.
Trước hết là bãi bỏ các trần cố định về tỷ giá kỳ hạn để thay bằng chênh lệch lãi
mạnh, cho phép chuyển đổi giữa các ngoại tệ khơng cần chứng từ, chính thức áp dụng quyền chọn ngoại tệ (tháng 11-2004). Các ngân hàng thương mại tiến hành
thí điểm quyền chọn đô la Mỹ và tiền đồng trong điều kiện được tự do thỏa
thuận phí quyền chọn (tháng 6-2005). Bỏ biên độ giao dịch đô la Mỹ tiền mặt,
cho thí điểm cơ chế mua bán ngoại tệ mặt theo giá thỏa thuận (tháng 7-2006).
Trong giai đoạn 2004-2006, NHNN xem tỷ giá hối đoái như một cái neo của lạm phát, NHNN cam kết tỷ giá chỉ biến động không quá 1% trong 1 năm. Thực tế thị trường tiền tệ Việt Nam và đặc điểm nền kinh tế đơ la hóa thì bình ổn tỷ giá sẽ có tác động ổn định thị trường tiền tệ. Tỷ giá tương đối ổn định nguyên nhân chủ yếu là do NHNN chủ trương dùng neo tỷ giá để kiểm soát lạm phát.
Vào năm 2007, VND đã tăng giá khoảng 20% so với USD sau một thời
gian dài VND chịu sức ép giảm giá so với USD, trong đó ngun nhân chính là do lạm phát ở Việt Nam trong hai năm 2007 và 2008 rất cao, lần lượt là 12,7% và 20%. Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, Việt Nam được đánh giá có nhiều tiềm năng và triển vọng về cơ hội đầu tư do đó lượng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng đột biến trong năm 2007, cầu VND tăng làm cho VND lên giá. Tuy nhiên, với chiến lược phát triển dựa vào xuất khẩu, NHNN đã tiến hành chính sách vơ hiệu hóa nhằm kiềm chế lạm phát và giữ cho tỷ giá ổn định.
Việc định giá VND cao so với USD trong một thời gian dài đã góp phần làm giảm năng lực cạnh tranh của hàng xuất khẩu, đồng thời khuyến khích nhập khẩu. Điều này được chứng minh bằng một thực tế là nhập siêu của Việt Nam
tăng nhanh liên tục từ 2,8 tỷ USD trong năm 2006 lên 8,2 tỷ USD năm 2007 và
17,5 tỷ USD trong năm 2008. Nhập siêu tăng nhanh trong khi các nguồn thu ngoại tệ chính như xuất khẩu, đầu tư nước ngoài, kiều hối và du lịch đều giảm sút mạnh so với năm 2008; và cùng với việc doanh nghiệp và người dân chuyển sang nắm USD và vàng đã làm cho cán cân thanh toán của Việt Nam thâm hụt nặng. Điều này một mặt khiến dự trữ ngoại hối của Việt Nam giảm một cách
tương ứng (từ khoảng 23 tỷ USD vào cuối năm 2008 xuống còn hơn 17 tỷ USD
vào quý 3/2009), mặt khác khiến áp lực giảm giá VND tiếp tục được duy trì.
Năm 2009 có thể coi là năm “tiền tệ” tại Việt Nam. Tỷ giá USD/VND tăng
mạnh, nhập siêu cao, lạm phát đứng trước áp lực tăng trở lại vào năm 2010, khan hiếm cục bộ USD, giá vàng sốt nóng, lãi suất ngân hàng lên kịch trần. Tỷ giá chính thức giữa USD và VND trong năm 2009 đã trải qua hai lần điều chỉnh, một lần vào tháng 3 (+2%) do tăng biên độ giao dịch từ 3% lên 5% và lần gần nhất là vào tháng 11 (+3,4%). Chế độ tỷ giá của Việt Nam dần linh hoạt hơn, mặc dù sau mỗi lần điều chỉnh, tỷ giá chính thức đều lên kịch trần nhưng tỷ giá trên thị trường không chính thức (tỷ giá thị trường tự do) vẫn luôn nằm ngoài
biên độ cho phép của Ngân hàng Nhà nước. Từ tháng 1 đến tháng 3/2009 tỷ giá giao động trong khoản từ 17.450 đồng – 17.700 đồng cách giá trần khoản từ 0-
200 đồng, trong khi tỷ giá thị trường tự do giao động trong khoản 17.450 đồng - 17.800 đồng, lúc này tính thanh khoản thị trường kém, nguồn cung khan hiếm
ngoại trừ thị trường được bổ sung từ doanh thu xuất khẩu vàng. Từ tháng 4 – 9/2009 tỷ giá liên ngân hàng sát giá trần của NHNN, đến 09/04/2009 tỷ giá liên
ngân hàng tăng mạnh và duy trì biên độ 200-600 đồng so với giá trần, tại thời điểm này tỷ giá thị trường tự do giao động từ 18.180 đồng - 18.250 đồng nhưng
từ nửa cuối tháng 6/2009, tăng lên mức 18.450 đồng - 18.500 đồng. Từ tháng 10/2009 tỷ giá tăng mạnh và đạt đỉnh ở mức 19.750 đồng vào ngày 24/11/2009. Tỷ giá thị trường tự do tăng rất nhanh, đạt đỉnh 20.000đồng rồi giảm nhanh về
18.700 đồng trước khi tăng trở lại và duy trì ở mức 19.000 đồng - 19.300 đồng.
Chỉ đến khi NHNN cho phép nhập vàng trở lại, tỷ giá bắt đầu giảm nhưng vẫn
cao hơn 1.200 – 1.500 đồng so với giá trần. Đến cuối năm 2009 tỷ giá giao dịch
liên ngân hàng giảm từ mức 19.800 đồng xuống sát với giá trần 18.500 đồng, tỷ giá thị trường tự do cũng giảm mạnh. Nguyên nhân khiến việc điều hành tỷ giá “méo mó” là do sự cam kết của NHNN. NHNN càng cam kết thì thị trường càng khơng tin. NHNN cam kết nhưng lại thiếu minh bạch thông tin (về dự trữ, cán
cân thanh toán quốc tế…). Ngày 25/11/2009 Thống đốc NHNN Nguyễn Văn
Giàu đã ra quyết định giảm biên độ giao động tỷ giá từ mức +/- 5% xuống cịn
+/-3%, trong khi trước đó cam kết biên độ giao động sẽ giữ nguyên ở mức +/-
5% cho đến hết năm 2009. Qua đó có thể thấy rõ tình trạng khơng thống nhất trong điều hành chính sách tỷ giá.
Đến năm 2010, NHNN quyết định nâng tỷ giá USD/VND thêm 2,1% từ
18.544 lên 18.932 với biên độ được giữ nguyên ở mức +/- 3%, với sự nới rộng tỷ giá này tỷ giá trần USD/VND giao dịch ở mức 19.500. Đây là lần điều chỉnh thứ
2 trong năm 2010, tính từ đầu năm 2010, tỷ giá USD/VND đã được nới rộng
thêm 5,27%. Diễn biến tỷ giá trong năm 2010 là khá phức tạp. Mặc dù NHNN
đã điều chỉnh nâng tỷ giá liên ngân hàng hai lần vào tháng 2 và tháng 10, khoảng
cách giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá trên thị trường tự do ln ở mức cao. Tỷ giá chính thức có thời điểm thấp hơn tỷ giá trên thị trường tự do tới 10%. Đến cuối
tháng 11 năm 2010, tỷ giá trên thị trường tự do đã đạt mức 21.500 đồng/USD.