Tác động tiêu cực của tự do hóa tài khoản vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hội nhập tài chính trong mối quan hệ với bộ ba bất khả thi , luận văn thạc sĩ (Trang 30)

Hội nhập tài chính là con dao hai lưỡi (double – edged sword), nó cũng mang lại khơng ít vấn đề cho các quốc gia đang phát triển. Tự do hóa tài chính thường

được đổ lỗi cho sự bất ổn kinh tế, đặc biệt là trong hai thập kỷ qua với các cuộc

khủng hoảng hiện tại. Dựa trên quan điểm này, mở cửa tài chính có thể phơi bày các nền kinh tế có dịng vốn chảy vào khơng ổn định dẫn đến dừng đột ngột lại hoặc

đảo chiều của dòng vốn. Dòng vốn vào, một mặt gây áp lực nâng giá trị đồng tiền

làm giảm khả năng cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu từ đó tác động xấu đến cán cân vãng lai, mặt khác thành phần chiếm tỷ trọng lớn của dòng vốn chảy vào này là ngắn hạn với mục đích đầu cơ gây ra tình trạng lạm phát, bong bóng tài sản và đẩy nền kinh tế vào chu kỳ hưng thịnh – suy thoái (boom – bust). Và cuối cùng nền kinh tế bị đẩy vào con đường khủng hoảng khi dòng vốn đột ngột đảo chiều trong tình trạng cán cân vãng lai thâm hụt.

Tác động tiêu cực của tự do hóa tài khoản vốn:

Thứ nhất, làm tăng tổng phương diện thanh toán, gây sức ép lạm phát

Thứ hai, dòng vốn vào nhiều tạo áp lực tăng giá nội tệ, tăng thâm hụt cán cân

thương mại. Thơng thường khi có một luồng vốn lớn đổ vào một quốc gia (cả vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp), điều dễ dàng nhận thấy trước tiên là lãi suất huy động

vốn dài hạn trong nước sẽ giảm và chi đầu tư sẽ tăng. Chi tiêu đầu tư tăng có nghĩa là nhu cầu về nhập khẩu các loại máy móc, trang thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ cho các dự án đầu tư tăng. Mặc khác, khi một lượng ngoại tệ lớn được đổ vào, nó sẽ

tác động đến quan hệ cung cầu của đồng nội tệ trên thị trường ngoại hối: cầu về nội

tệ lớn hơn cung, do đó tỷ giá hối đoái danh nghĩa sẽ giảm. Khi nội tệ lên giá các ngành sản xuất xuất khẩu sẽ gặp khó khăn, sẽ tác động đến việc phân bổ nguồn lực của nền kinh tế theo hướng tập trung vào khu vực sản xuất cho tiêu dùng trong

nước nhiều hơn cho xuất khẩu. Khi đó sự tăng giá của nội tệ sẽ làm cho hàng hóa

nhập khẩu rẻ hơn so với hàng hóa trong nước, xu hướng tiêu dùng sẽ chuyển dịch từ các hàng hóa phi thương mại sang các hàng hóa thương mại. Tất cả tác động này dẫn đến một kết quả là nhập khẩu sẽ tăng mạnh so với xuất khẩu và thâm hụt cán

cân thương mại ngày càng nặng nề. Bên cạnh đó, với chế độ tỷ giá thả nổi có quản lý, đồng nội tệ chịu áp lực tăng giá do luồng vốn vào nhiều sẽ tạo thêm áp lực lạm

phát nếu như can thiệp vơ hiệu hóa của NHTW khơng đạt hiệu quả.

Thứ ba, dịng vốn vào lớn có thể làm giá chứng khốn, giá bất động sản tăng

đáng kể, làm tăng nguy cơ bong bóng tài sản trong nền kinh tế. Khi các điều kiện

tiền tệ trong nước và trên thế giới được thắt chặt, bong bóng tài sản sẽ xì hơi gây bất

ổn cho thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản.

Thứ tư, nguy cơ mất chủ quyền là vấn đề mà các quốc gia lo ngại khi tự do hóa tài chính. Bởi khi xảy ra biến cố, Chính phủ buộc phải hy sinh một số mục tiêu kinh tế xã hội, chấp nhận trợ giúp nước ngoài…

Trong thực tế, sau cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á được châm ngịi bằng việc đồng baht Thái sụt giá 15% so với đồng đôla Mỹ. Sau gần 1 năm, khi tổng thống Indonesia Suharto bị buộc từ chức ngày 21/05/1998. Đồng Rupiah của Indonesia mất giá tới 86% so với đồng đơla Mỹ, Jakarta rơi vào tình trạng bạo lực, khiến khoảng 1.200 người thiệt mạng và 5.000 tòa nhà bị thiêu rụi.

Nguyên nhân chủ yếu của cuộc khủng hoảng 2008 là Mỹ đã tự do hóa tài

chính hồn tồn nhưng hệ thống giám sát tài chính chưa phát triển tương ứng. Mỹ đã nới lỏng quy tắc cho vay và thiếu cơ chế kiểm soát đối với cho vay mua bất động

sản (cho vay dưới chuẩn), kèm theo những mặt trái của cơng cụ chứng khốn hóa. Dựa vào những lợi ích và hạn chế từ hội nhập tài chính có thể thấy việc hội nhập là cần thiết nhưng cũng cần thực hiện các biện pháp kiểm sốt dịng vốn ở một mức

độ nhất định nhằm hạn chế “tác dụng phụ” của nó. Và cũng dễ dàng nhận thấy rằng để gia tăng hội nhập tài chính thì quốc gia phải thực hiện đánh đổi giữa ổn định tỷ giá và độc lập về tiền tệ.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Hiện tại vẫn chưa biết được là tổng chiều dài và chiều sâu của cuộc khủng hoảng tồn cầu hiện nay sẽ gì. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng ít nhất đã đưa vào kiến trúc tài chính quốc tế hiện nay - cũng như các chính sách kinh tế vĩ mơ nền kinh tế cá thể - đặt ra câu hỏi, như đánh dấu bằng một loạt các cuộc họp G20 ở

Washington, DC, London, và Pittsburgh. Mặc dù sự kết hợp của kiến trúc tài chính quốc tế hoặc chính sách kinh tế vĩ mơ quốc tế được cân nhắc kỹ bởi các nhà hoạch định chính sách, họ khơng thể tránh đối đầu với lý thuyết “Bộ ba bất khả thi” một quốc gia đồng thời có thể chọn bất kỳ hai, nhưng không phải tất cả ba mục tiêu độc lập tiền tệ, ổn định tỷ giá, và hội nhập tài chính.

CHƯƠNG 2

KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỰC NGHIỆM VÀ THỰC TRẠNG TỰ DO HÓA TÀI KHOẢN VỐN CỦA VIỆT NAM 2.1 Tổng quan về nền kinh tế Việt Nam

2.1.1 Tăng trưởng kinh tế

Năm 2010, kinh tế của Việt Nam tiếp tục có sự phục hồi nhanh chóng sau tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Tốc độ tăng GDP quý I đạt 5,83%,

quý II là 6,4%, quý III tăng lên 7,14% và quý IV đạt 7,41%. GDP cả năm 2010

tăng 6,8%, cao hơn nhiệm vụ kế hoạch (6,5%). Trong bối cảnh kinh tế thế giới

vẫn phục hồi chậm chạp và trong nước gặp phải nhiều khó khăn, kinh tế Việt

Nam đạt được tốc độ tăng trưởng tương đối cao như trên là một thành công. Tốc độ tăng trưởng GDP thực tế là 5,6% trong nửa đầu năm 2011, và dự kiến sẽ vào

khoảng 5,8% trong cả năm, thấp hơn so với mức 6,8% trong năm 2010. Tuy đây là con số thấp so với Việt Nam nhưng so với tồn cầu đó là con số khá cao.

Trong bối cảnh hậu khủng hoảng tài chính và suy thối tồn cầu, nền kinh tế Việt Nam đã từng bước phục hồi và tăng trưởng nhanh. Trải qua 3 quý năm 2011, nền kinh tế Việt Nam đang trải qua áp lực lạm phát cao, các chính sách tiền tệ, tài khóa và ngoại hối của Chính phủ liên tục được giám sát chặt chẽ trên tinh thần của Nghị quyết số 11/NQ-CP khiến kỳ vọng của dân chúng về vấn đề lạm phát và tỷ

giá đã hình thành tương đối ổn định. Tuy nhiên, hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước, đặc biệt của khối doanh nghiệp vừa và nhỏ, đã và đang phải chịu nhiều tác động bất lợi từ mặt bằng lãi suất vẫn ở mức cao.

2.1.2 Đầu tư trực tiếp nước ngoài

Mặc dù kinh tế thế giới và Việt Nam đã có nhiều dấu hiệu phục hồi khả quan,

nhưng dòng vốn ngoại tệ vào Việt Nam vẫn chưa có nhiều chuyển biến tích cực. Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong năm 2010 đạt 18,595 tỷ USD, giảm

17,8% so với cùng kỳ năm 2009 và chỉ bằng 26% so với cùng kỳ năm 2008. Tuy nhiên, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện được trong năm 2010 đạt khoảng 11 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2009 và cao hơn 0,7 tỷ USD so với năm 2008. Nguyên nhân giảm sút của đầu tư nước ngồi có thể là do môi trường kinh tế thế giới chưa thực sự thuận lợi, tuy nhiên, nhiều yếu tố liên quan đến nguồn lực (như thiếu lao động có kỷ năng, thiếu điện, hạ tầng giao thơng yếu kém) và chính sách vĩ mô chưa nhất quán, rõ ràng và thiếu khả năng dự báo cũng đang là những yếu tố

tác động đến tâm lý các nhà đầu tư nước ngoài. So với một số nước trong khu vực,

Việt Nam vẫn đang được đánh giá là “điểm sáng chú ý của nhà đầu tư quốc tế” (World Bank, 2010).

2.1.3 Xuất nhập khẩu

Năm 2010 tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 71,6 tỷ USD, tăng 25,5% so với năm

2009, trong khi tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 84 tỷ USD, tăng 20,1% so với cùng kỳ năm trước. Cán cân thương mại năm 2010 mặc dù vẫn thâm hụt khá cao, khoảng 12,375 tỷ USD nhưng thấp hơn so với mức nhập siêu 12,85 tỷ USD của

năm 2009 và 18,02 tỷ USD năm 2008 và chỉ bằng 16,9% tổng kim ngạch xuất

khẩu năm 2010.

2.1.4 Cán cân thanh toán

Nếu như năm 2009, cán cân thanh toán tổng thể thâm hụt 8,8 tỷ USD, thì

năm 2010 đã có sự cải thiện đáng kể. Phần thâm hụt cán cân tài khoản vãng lai năm 2010 trên thực tế có thể được bù đắp hồn tồn bởi thặng dư trong cán cân

tài khoản vốn. Tuy nhiên, cán cân thanh toán năm 2010 vẫn thâm hụt khoảng trên 2 tỷ USD do phần “lỗi và sai sót” trong cán cân tài khoản vốn gây ra. Thực tế, tình trạng căng thẳng trên thị trường ngoại hối và việc giá vàng liên tục leo thang khiến doanh nghiệp và người dân găm giữ đô la và vàng. Như vậy, việc bố trí lại danh mục đầu tư của doanh nghiệp và người dân sang các loại tài sản bằng ngoại tệ và vàng sẽ tiếp tục gây ra vấn đề “lỗi và sai sót” và thâm hụt trong cán

cân thanh tốn trong năm 2010. Bên cạnh đó, mặc dù cán cân thanh toán được

cải thiện trong năm 2010, lượng dự trữ ngoại hối vẫn không tăng một mặt do Ngân hàng nhà nước can thiệp vào thị trường để giữ ổn định tỷ giá, mặt khác có một lượng ngoại tệ lớn đang lưu thơng ngồi hệ thống ngân hàng.

Bảng 2.1: Cán cân thanh toán giai đoạn 2008-2010

2008 2009 2010

Cán cân tài khoản vãng lai: -11.9 -8 -9

- Cán cân thương mai -14.2 -8.9 -10.5

- Dịch vụ phi yếu tố -1 -1.2 -1.6

- Thu nhập từ đầu tư -4.9 -4.9 -3.7

- Chuyển giao 8.7 7 6.7

Cán cân tài khoản vốn 13.7 12.3 11.7

- FDI (ròng) 10.3 7.4 7.3

- Vay trung và dài hạn 1.1 4.8 2.5

- Vốn khác (ròng) 2.9 -0.1 0.4

- Đầu tư theo danh mục -0.6 0.1 1.5

Lỗi và sai sót -1.2 -13.1 0

Cán cân tổng thể 0.5 -8.8 2.7

Nguồn: Ngân hàng thế giới (Kwakwa 2010)

2.1.5 Tỷ giá

Năm 2010 chứng kiến sự mất giá của VND so với USD bất chấp việc đồng đôla Mỹ mất giá mạnh so với các ngoại tệ mạnh khác. Năm 2010 NHNN thực hiện điều chỉnh tỷ giá chính thức liên ngân hàng lên mức 18.544 VND/USD và 18.932

VND/USD vào 11/02 và 18/08 và tính chung cả năm tỷ giá đã tăng hơn 5%.

Tỷ giá trong 3 quý đầu năm 2011 chịu nhiều áp lực từ tình hình tăng trưởng tín dụng ngoại tệ đột biến trong các tháng đầu năm, từ diễn biến giá vàng và chủ

trương hạ mức lãi suất đồng nội tệ của Chính phủ trong bối cảnh lạm phát vẫn ở

mức cao. Tuy nhiên tính trong tồn quý, đồng nội tệ chỉ giảm giá chính thức 0,05% so với đồng USD. Việc giữ vững được tỷ giá trong các tháng gần đây được hỗ trợ bởi tình hình cán cân thanh tốn tổng thể của đất nước trong trạng thái thặng dư:

mặc dù cán cân thương mại thâm hụt, nhưng cán cân vốn đạt thặng dư lớn. Ngoài ra, kết hợp với các động thái quản lý mạnh tay đối với thị trường ngoại hối tự do lẫn chính thức để điều hướng dịng ngoại tệ trong nước. Có thể nói việc quan tâm

và tính tốn đến những ảnh hưởng xuất phát từ yếu tố kỳ vọng của người dân trong

q trình diễn biến kinh tế - tài chính đang là một bước tiến mới trong việc thiết kế và thực thi chính sách của Chính phủ, bởi trên thực tiễn, vận hành nền kinh tế khơng chỉ có các biến số kinh tế vĩ mơ mà cịn cần hòa hợp được tác động của các yếu tố kỳ vọng và hành vi cá nhân. Nhờ đó, tỷ giá mua bán của các ngân hàng

thương mại trong tháng 7/2011 có nhiều thời điểm thấp hơn tỷ giá bình qn liên ngân hàng. Tính đến cuối ngày 30/09/2011, tỷ giá bình quân liên ngân hàng được

công bố ở mức 20.628 VND/USD, trong khi tại Vietcombank tỷ giá mua bán được niêm yết: 20.830/20.834 VND/USD.

2.1.6 Lãi suất

Năm 2011, lãi suất cho vay VND bình quân thực tế, theo báo cáo của

NHNN ổn định và có xu hướng giảm nhẹ. Cụ thể, lãi suất cho vay nông nghiệp, nông thôn và xuất khẩu khoảng 17-19%/năm, lãi suất cho vay lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác khoảng 17-21%/năm, lãi suất cho vay lĩnh vực phi sản xuất khoảng 22-25%/năm. Thực hiện Chỉ thị số 02/CT-NHNN ngày 7/9/2011 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, hầu hết các tổ chức tín dụng đã thực hiện nghiêm túc mức lãi suất huy động tối đa theo quy định, thị trường đã có biểu hiện hình thành đường cong lãi suất đối với các kỳ hạn. Theo Thông tư số:

30/2011/TT-NHNN ra ngày 28/09/2011 khống chế ở mức trần 14%/năm đối với tiền gửi VND có kỳ hạn 1 tháng trở lên, và 6%/năm đối với tiền gửi VND khơng kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng.

Trên thị trường mở, lãi suất cho vay vẫn được duy trì ở mức 14%/năm trong suốt quý 3/2011. Trong khi đó, trên thị trường liên ngân hàng, lãi suất cho vay

xuống mức 10,25% trong tháng 8, tiếp đó tăng lên đến 13,52%/năm trong tuần

đầu của tháng 9, và hiện tại đã giảm về mức quanh 12%/năm. Trong một động

thái gần đây, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Quyết định số 2210/QĐ-NHNN

vào ngày 06/10, điều chỉnh lãi suất tái cấp vốn tăng từ 14%/năm lên 15%/năm và

lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng từ 14%/năm lên

16%/năm, nhằm hoàn thiện khung lãi suất điều hành trong bối cảnh chính sách

tiền tệ đang có những kết quả tích cực. Mặc dù, theo quy định tại Thông tư số 14/2011/TT-NHNN ra ngày 02/06/2011, trần lãi suất tiền gửi USD đối với cá

nhân là 2%/năm và đối với doanh nghiệp là 0,5%/năm, nhưng trên thực tế trong

quý 3/2011, lãi suất huy động USD thỏa thuận hầu hết ở mức hơn 3-4%/năm. Lãi suất cho vay USD phổ biến vẫn ở mức 6-7,5%/năm đối với ngắn hạn; 7,5-

8%/năm đối với trung và dài hạn. Trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, lãi

suất cho vay USD qua đêm hiện đang ở mức 0,58%/năm.

2.1.7 Lạm phát

Năm 2010 lạm phát có những diễn biến phức tạp. Từ đầu năm đến cuối

tháng 8/2010 chỉ số giá tiêu dùng diễn biến theo chiều hướng ổn định ở mức

tương đối thấp, trừ hai tháng đầu năm CPI ở mức cao do ảnh hưởng bởi những

tháng Tết. Tuy nhiên, lạm phát đã thực sự trở thành mối lo ngại từ tháng 9/2010

khi CPI tăng bắt đầu xu hướng tăng cao. Đến hết tháng 11/2010, chỉ số giá tiêu dùng đã tăng tới 9,58% và mục tiêu kiềm chế lạm phát cả năm dưới 8% mà

Quốc hội đề ra không thực hiện được. Lạm phát và giá cả của năm 2010 tăng cao xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Thứ nhất, sự phục hồi của nền kinh tế làm cho nhu cầu các loại hàng hóa dịch vụ đều tăng cao, cộng với thiên tai, lũ lụt ở các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hội nhập tài chính trong mối quan hệ với bộ ba bất khả thi , luận văn thạc sĩ (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)