Chỉ tiêu ĐVT Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 1. Tổng doanh thu Tr.đ 71.755 92.001 108.500 138.704 176.876 * Nhà nước đặt hàng Tr.đ 41.286 58.866 64.944 78.570 100.140 * Đơn vị tự khai thác Tr.đ 29.479 33.135 43.556 60.134 76.736
2. Tốc độ tăng doanh thu % 128 128 118 128 128 3. Cơ cấu doanh thu % 100 100 100 100 100
* Nhà nước đặt hàng % 59 64 60 57 57
* Đơn vị tự khai thác % 41 36 40 43 43
4. Lợi nhuận trước thuế Tr.đ 9.022 12.947 15.212 21.459 25.060 5. Tỷ suất lợi nhuận /
doanh thu
% 12,57 14,07 14,02 15,47 14,17 Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty từ năm 2006 đến năm 2010
Doanh thu do Nhà nước đặt hàng ổn định và tăng dần qua các năm. Năm 2006 doanh thu là 41,286 tỷ, đến năm 2010 đã tăng lên 100,140 tỷ. Doanh thu tự khai thác năm sau cũng tăng hơn năm trước. Cụ thể là 29,479 tỷ năm 2006 đã tăng lên 76,736 tỷ năm 2010. Theo cơ cấu doanh thu cũng cho thấy, doanh thu của công ty phần lớn dựa vào Nhà nước đặt hàng, tỷ lệ này luôn đạt trên 55% trên tổng doanh thu, trong khi đó tỷ lệ doanh thu cơng ty tự khai thác cịn thấp. Cần nâng con số này lên cao để tránh việc công ty bị thụ động khi Nhà nước không đặt hàng nữạ
Định hướng phát triển của Urenco Dong Nai tới năm 2020:
- Kinh doanh đảm bảo lợi nhuận, bảo toàn và phát triển nguồn vốn chủ sở
hữụ Tối đa hóa hiệu quả hoạt động kinh doanh trên các mặt: Hiệu quả môi trường, hiệu quả xã hội và hiệu quả kinh doanh.
- Tiếp tục phát huy những thành quả đã đạt được trong những năm qua, khai
thác tối đa các nguồn lực, các thế mạnh của công ty nhằm giữ vững vị thế là một doanh nghiệp chủ lực trong lĩnh vực cung cấp các dịch vụ môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Naị
- Thực hiện các dịch vụ của cơng ty ngày càng tốt hơn, góp phần xây dựng
đơ thị văn minh - hiện đạị
- Hoàn thành tốt kế hoạch đặt hàng của UBND Thành phố Biên Hòa và các
chỉ tiêu kế hoạch do UBND tỉnh Đồng Nai giaọ Lấy hiệu quả môi trường, xã hội và kinh tế là thước đo cho sự phát triển ổn định và bền vững của Công tỵ
- Hoạt động SXKD của công ty lấy công tác đặt hàng và tự khai thác các dịch vụ trên địa bàn thành phố Biên Hòa làm trọng tâm, giữ vững thị phần trên các thị trường đã có, mở rộng phát triển thị trường, cung cấp dịch vụ về mơi trường, cây xanh, chiếu sáng, cơng trình giao thơng và một số dịch vụ khác tới các thị trường tiềm năng như Vĩnh Cửu, Long Thành, Trảng Bom, Nhơn Trạch. Phấn đấu đưa hoạt động SXKD của Cơng ty ra tồn tỉnh Đồng Nai, trong đó chú trọng các dịch vụ mũi nhọn như: Thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải thông thường và chất thải nguy hạị
- Triển khai, mở rộng sản xuất kinh doanh sang các lĩnh vực ngành nghề triển vọng, có tiềm năng như: Kinh doanh dịch vụ du lịch, khách sạn, giải trí.
2.2. Phân tích thực trạng phát triển nguồn nhân lực của Công ty TNHH Một thành viên Dịch vụ Môi trường Đô thị Đồng Naị
Để làm rõ cho nội dung cần nghiên cứu, tác giả thực hiện bảng câu hỏi khảo sát sự đánh giá của cán bộ, công nhân viên về các nội dung liên quan đến phát triển nguồn nhân lực tại Urenco Dong Naị
Mẫu nghiên cứu: Mẫu điều tra được chọn theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện với kích thước mẫu dự tính là 200: 200 bảng câu hỏi điều tra được phát ra, kết
quả thu về 200 phiếu trả lờị Sau khi kiểm tra và làm sạch bằng phần mềm SPSS thì có 200 phiếu trả lời được chấp thuận. Kết quả khảo sát được sử dụng cho việc phân tích thực trạng phát triển nguồn nhân lực của Công ty TNHH Một thành viên Dịch vụ Môi trường Đô thị Đồng Nai ở các phần tiếp theo của luận văn.
Theo quan điểm của Urenco Dong Nai, nguồn nhân lực được xác định là tổng thể lao động trong tồn cơng ty gồm lao động gián tiếp và lao động trực tiếp.
2.2.1. Số lượng và cơ cấu nguồn nhân lực của Urenco Dong Nai
Số lượng và cơ cấu nguồn nhân lực là phần quan trọng trong việc duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh hằng ngày vì một cơng ty phải đảm bảo đầy đủ số lượng và có cơ cấu nguồn nhân lực hợp lý thì hoạt động SXKD mới đạt hiệu quả caọ
Lao động của công ty tăng dần qua các năm, tăng chủ yếu là ở bộ phận công nhân trực tiếp vì Cơng ty ngày càng mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, số lượng khách hàng ký hợp đồng thu gom vận chuyển rác tăng lên rõ rệt từ 272 khách hàng năm 2006 đến năm 2010 con số này đã tăng lên 560 khách hàng do đó địi hỏi số lượng lao động trực tiếp thực hiện công việc thu gom vận chuyển rác tăng lên; số lao động bộ phận gián tiếp tương đối ổn định, khơng có nhiều biến động. Số lao động giảm không đáng kể, trong 05 năm từ 2006 đến 2010 thì lao động giảm trong năm 2010 nhiều nhất là 46 lao động, thể hiện rất rõ trong bảng 2.6 dưới đây: