1.4.1 Tỷ lệ dự trữ
- Dự trữ bắt buộc:
Là số tiền mà các TCTD phải duy trì trên tài khoản tiền gửi không kỳ hạn tại NHNN để thực hiện các mục tiêu của chính sách tiền tệ.
Số tiền dự trữ bắt buộc = tỷ lệ dự trữ bắt buộc*số dư tiền gửi huy động bình quân trong kỳ.
Tỷ lệ dự trữ bắt buộc được Nhà nước quy định theo từng thời kỳ. Hiện nay là từ 0% đến 20% trên tổng số huy động vốn tùy theo từng loại tiền gửi, tùy theo từng TCTD.
Mục đích dự trữ bắt buộc là bảo vệ quyền lợi người gửi tiền vào ngân hàng và đảm bảo cho NHNN có thể điều tiết mức cung tiền của Ngân hàng thương mại. Điều này khiến cho Ngân hàng thương mại không sử dụng được 100% vốn huy động được để cho vay.
- Dự trữ sơ cấp: gồm tiền mặt, tiền gửi + Tiền mặt, các khoản coi như tiền mặt. + Tiền gửi tại NHNN (tiền gửi không kỳ han). + Tiền gửi tại các ngân hàng khác.
+ Các khoản khác (ngân quỹ đang thu).
- Dự trữ thứ cấp: là dự trữ không tồn tại bằng tiền mặt và tiền gửi mà bằng chứng khoán, nghĩa là những chứng khốn ngắn hạn có thể bán để chuyển thành tiền một cách thuận lợi bao gồm tín phiếu kho bạc, hối phiếu đã được chấp nhận, các giấy nợ ngắn hạn khác. Goi là dự trữ thứ cấp bởi vì nó chỉ được sử dụng khi các khoản mục dự trữ sơ cấp bị cạn kiệt.
1.4.2 Tỷ lệ khả năng chi trả:
Cuối mỗi ngày, TCTD phải xác định và có các biện pháp để đảm bảo các tỷ lệ về khả năng chi trả cho ngày hôm sau như sau:
Khả năng thanh tốn = Tổng “tài sản Có” thanh tốn ngay/Tổng Nợ phải trả ≥ 15%
Trong đó:
+ Tổng “tài sản Có” thanh tốn ngay: bao gồm số dư tiền mặt, số dư tiền gửi (trừ tiền gửi dự trữ bắt buộc), chênh lệch số dư tiền gửi không kỳ hạn, chênh lệch số dư tiền gửi có kỳ hạn tại TCTD khác và TCTD khác gửi tại TCTD, giá trị sổ sách các trái phiếu, cơng trái do Chính phủ Việt Nam phát hành, tín phiếu kho bạc, tín phiếu NHNN, các loại chứng khoán, GTCG khác được NHNN cho tái chiết khấu.
Ý nghĩa của tỷ lệ này nhằm đánh giá được mức độ dự trữ thanh khoản của các TCTD để xử lý kịp thời khi gặp khó khăn về thanh khoản.
1.4.3 Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động (Td):
TCTD chỉ được sử dụng nguồn vốn huy động để cấp tín dụng với điều kiện trước và sau khi cấp tín dụng đều đảm bảo tỷ lệ về khả năng chi trả và các tỷ lệ bảo đảm an toàn khác theo quy định tại Thông tư 13 và không được vượt quá 80% (đối với ngân hàng) và 85% (đối với TCTD phi ngân hàng).
Trong đó:
+ Cấp tín dụng gồm các hình thức cho vay, cho thuê tài chính, bao thanh tốn, bảo lãnh, chiết khấu GTCG và công cụ chuyển nhượng.
+ Nguồn vốn huy động gồm: tiền gửi cá nhân, tiền gửi có kỳ hạn của tổ chức (trừ KBNN), tiền vay của tổ chức trong nước (trừ KBNN, TCTD), tiền vay của TCTD nước ngoài, phát hành GTCG.
1.4.4 Tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn đƣợc sử dụng để cho vay trung và dài hạn (Tn):
Giá trị nguồn vốn ngắn hạn đƣợc sử dụng để cho vay trung và dài hạn Dƣ nợ cho vay trung và dài hạn