Nguyên tắc hoạt động huy động vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển hoạt động huy động vốn tiền gửi tại ngân hàng thương mại cổ phần đại tín , luận văn thạc sĩ (Trang 27)

1.5.1 Tuân thủ pháp luật trong hoạt động huy động vốn:

Các Ngân hàng thương mại không được huy động vốn quá nhiều so với vốn tự có nhằm đảm bảo khả năng chi trả về sau. Bên cạnh đó, các TCTD phải áp dụng lãi suất huy động phù hợp với cơ chế quản lý về lãi suất của NHNN, bởi vì lãi suất là một trong những cơng cụ để NHNN kiểm sốt được lượng tiền trong lưu thơng, bình ổn giá cả và chống lạm phát.

Bên cạnh đó các Ngân hàng thương mại phải có trách nhiệm hồn trả gốc và lãi cho khách hàng vơ điều kiện (bất kể Ngân hàng thương mại có sử dụng vốn có hiệu quả hay khơng) do Ngân hàng thương mại không phải là tổ chức trung gian tài chính thuần túy mà là trung gian tín dụng (tài chính là sự tài trợ, sự cung cấp vốn, sự cấp phát khơng có sự hoàn trả. Đối tượng nhận được sự trợ giúp về tài chính

≤ 30%

khơng có nghĩa vụ hồn trả mà chỉ có nghĩa vụ sử dụng tài chính đúng mục đích, đúng yêu cầu. Tín dụng là sự tín nhiệm, lịng tin, là quan hệ vay mượn theo nguyên tắc hoàn trả).

Ngân hàng thương mại phải tham gia bảo hiểm tiền gửi theo quy định hiện hành. Với việc quy định này nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi cho người gửi tiền. Cụ thể là nếu ngân hàng nơi người gửi tiền bị phá sản, thì người gửi tiền được cơng ty bảo hiểm đền bù một khoản tiền nhất định (hiện nay tối đa là 50 triệu đồng trên tổng tiền gửi của một khách hàng tại một NHTM).

Ngân hàng thương mại phải giữ bí mật số dư và hoạt động của tài khoản khách hàng, nhưng không được che giấu các khoản tiền lớn và bất thường (theo quy định của pháp lệnh phòng chống rửa tiền).

Ngân hàng thương mại không được cạnh tranh bất hợp lý (thông tin giả, khuyến mại bất hợp pháp ...) gây ra tâm lý lo sợ, mất lòng tin của người dân đối với ngân hàng. Khi niềm tin của người dân khơng cịn thì họ sẽ rút tiền ồ ạt dẫn đến ngân hàng sẽ gặp rủi ro thanh khoản đi đến phá sản.

1.5.2 Thỏa mãn yêu cầu kinh doanh với chi phí thấp nhất:

Mục đích hoạt động của Ngân hàng thương mại là lợi nhuận, do đó các Ngân hàng thương mại phải đảm bảo được yêu cầu chi phí thấp nhất và quy mơ cao của nguồn vốn huy động. Với chi phí thấp và quy mơ cao sẽ giúp ngân hàng có nguồn vốn rẻ và đủ lớn để tài trợ cho các dự án qua việc cấp phát tín dụng đồng thời làm cho biên độ chênh lệch lãi suất đầu vào, đầu ra lớn từ tạo lợi nhuận cao.

Để có thể cạnh tranh với các tổ chức trung gian tài chính khác địi hỏi Ngân hàng thương mại phải áp dụng đa dạng hóa phương thức trả lãi đi đơi với dự thưởng để thu hút khách hàng và đưa ra nhiều phương thức huy động để hạn chế rủi ro (rủi ro thanh khoản khi sử dụng nguồn vốn huy động ngắn hạn để cho vay dài hạn do không huy động được nguồn vốn dài hạn) và phù hợp với đặc điểm của ngân hàng.

Do nhu cầu của khách hàng khi gửi tiền vào ngân hàng không chỉ là được an tồn và hưởng lãi, mà cịn mong muốn sử dụng dịch vụ ngân hàng (chuyển tiền, thu tiền hộ, chi hộ …) nên NHTM cần kết hợp chặt chẽ giữa huy động vốn với hiện đại

hóa dịch vụ ngân hàng. Với sự phát triển của dịch vụ ngân hàng sẽ làm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng từ đó thu hút được lượng tiền gửi của khách hàng.

1.5.3 Ngăn ngừa sự giảm sút bất thƣờng của vốn huy động:

Huy động của ngân hàng dựa vào chữ tín, có tin tưởng vào sự quản lý và khả năng trả nợ của ngân hàng thì người dân mới gửi tiền. Vì vậy, để tạo và giữ chữ tín của mình đối với khách hàng ngân hàng cần phải đảm bảo khả năng thanh toán, đáp ứng kịp thời, đầy đủ nhu cầu rút tiền trong mọi tình huống của người gửi. Bên cạnh việc đảm bảo tốt khả năng thanh khoản, ngân hàng càng nắm bắt kịp thời những tin đồn về hoạt động kinh doanh của ngân hàng và tìm cách ngăn chặn chúng. Nếu không kịp thời ngăn chặn những tin đồn này sẽ gây ra tâm lý sợ mất tiền của người dân. Từ tâm lý lo sợ đó, người dân sẽ rút tiền hàng loạt, khi đó ngân hàng khơng thể đáp ứng kịp thời nhu cầu rút tiền của người dân (do vốn huy động đã sử dụng cho vay chưa kịp thu hồi). Trong trường hợp đặc biệt, khi có sự cố xảy ra, ngân hàng phải có phương án đáp ứng nhu cầu thanh khoản kịp thời (vay trên thị trường tiền tệ, vay NHNN) để tránh tâm lý lây lan cho rằng ngân hàng mất khả năng thanh toán càng rộng trong người dân.

1.6 Những nhân tố có khả năng ảnh hƣởng đến phát triển hoạt động huy động vốn

1.6.1 Nhân tố khách quan:

- Sự ổn định và phát triển của nền kinh tế: động thái của nền kinh tế chính

là cơ sở đầu tiên để người gửi tiền ra quyết định nên gửi tiền vào Ngân hàng, tích trữ vàng, USD hay mua sắm các tài sản khác. Trong điều kiện nền kinh tế bất ổn định, giá cả và sức mua của đồng tiền biến động mạnh thì người dân có xu hướng tích trữ vàng, USD hoặc các dạng tài sản khác thay vì đem số tiền đó gửi tại NHTM. Ngược lại, một nền kinh tế phát triển ổn định với tỷ lệ lạm phát hợp lý thì người dân sẽ có cái nhìn khả quan hơn và xu hướng tiền gửi ở các NHTM tăng lên là một điều tất yếu.

- Nhân tố tiết kiệm trong nền kinh tế: văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VIII chỉ rõ “ Để tạo vốn cho đầu tư phát triển, giải pháp cơ bản và lâu dài là làm ăn có

hiệu quả, phát triển kinh tế, thực hành tiết kiệm kể cả trong chi tiêu của Nhà nước, trong sản xuất kinh doanh và trong tiêu dùng của dân cư”. Thực tế cho thấy, người dân có thu nhập càng cao thì lượng tiền dành cho tiết kiệm có thể càng lớn, đặc biệt là khi thu nhập bình quân đầu người đã đạt đến một mức độ nhất định thì tỷ lệ tiết kiệm khơng phải tăng lên theo tương quan tỷ lệ với sự gia tăng của thu nhập mà tăng với một tỷ lệ lớn hơn so với thu nhập do nhu cầu thiết yếu lúc này được thoả mãn hoàn toàn và lượng tiền dư ra sẽ tăng nhanh. Tuy nhiên, lượng tiền tiết kiệm có được gửi vào Ngân hàng thương mại hay khơng cịn phụ thuộc vào tâm lý tiêu dùng các dân cư. Họ có thể đem gửi Ngân hàng, giữ tiền mặt, vàng, ngoại tệ hoặc mua các tài sản khác.

Bên cạnh nguồn tiết kiệm từ dân cư thì nguồn tiết kiệm từ các tổ chức kinh tế- xã hội cũng rất quan trọng. Ngân hàng thương mại có thể huy động nguồn vốn này thơng qua nghiệp vụ phát hành trái phiếu. Do đó để Ngân hàng thương mại thực hiện tổ chức năng trung gian tài chính, phục vụ đầu tư phát triển thì địi hỏi các tổ chức, cá nhân và cả nhà nước phải có chính sách tiết kiệm hợp lý và coi tiết kiệm là quốc sách hàng đầu.

- Chính sách của Nhà nƣớc: đây là một trong những nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến công tác huy động vốn của các Ngân hàng thương mại. Bởi vì khi Nhà nước khuyến khích việc mở rộng huy động vốn thì sẽ có các chính sách văn bản hướng dẫn cụ thể. Từ đó, các Ngân hàng thương mại sẽ có các căn cứ pháp lý để thực hiện nghiệp vụ này một cách thuận lợi hơn. Ngược lại, khi Nhà nước không khuyến khích thì tất yếu cơng tác này sẽ rất khó có khả năng tồn tại và phát triển.

Hiện nay, Nhà nước ta đã thấy được sự cần thiết của việc huy động vốn và đã ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể nhằm khuyến khích các Ngân hàng thương mại ngày càng mở rộng huy động vốn để đáp ứng nhu cầu vốn cho sự nghiệp CNH - HĐH đất nước.

- Nhu cầu vốn của nền kinh tế: nền kinh tế đòi hỏi nhiều vốn cho đầu tư

phát triển, ngồi vốn ngắn hạn cịn rất nhiều vốn. Song tự bản thân nó khơng thể đáp ứng đủ lượng vốn cần thiết, Ngân hàng thương mại với vai trò là cầu nối giữa

người thiếu vốn và người thừa vốn đã góp phần cung cấp một nguồn vốn lớn cho phát triển kinh tế. ở nước ta, thị trường chứng khốn mở ở dạng sơ khai do đó việc đáp ứng nhu cầu tín dụng của nền kinh tế thông qua hệ thống Ngân hàng thương mại vẫn chiếm vị trí quan trọng và cấp thiết.

- Cơ cấu dân cƣ và vị trí địa lý: những địa điểm dân cư đông đúc, các thành

phố lớn có nhiều doanh nghiệp hoạt động và kinh tế phát triển thì Ngân hàng thương mại có thể huy động được nhanh hơn và nhiều hơn những nơi kém phát triển... Đặc biệt ở những thị trường sơi động, có độ nhạy cảm cao với lãi suất và tiện ích khách do nghiệp vụ huy động vốn của Ngân hàng thương mại đem lại thì ở đó việc mở rộng và bổ sung nguồn vốn của Ngân hàng thương mại sẽ thuận lợi hơn các vùng nông thôn hay miền núi.

1.6.2 Nhân tố chủ quan:

1.6.2.1 Chính sách của ngân hàng:

- Chính sách lãi suất cạnh tranh: bao gồm cả lãi suất huy động và cho vay.

Đây là một chính sách quan trọng của Ngân hàng thương mại, nó địi hỏi phải có sự linh hoạt, vừa hấp dẫn người gửi, đồng thời phải đảm bảo hiệu quả kinh doanh cho ngân hàng. Như vậy có thể nói lãi suất huy động có ảnh hưởng lớn đến quy mơ tiền gửi vào Ngân hàng thương mại, đặc biệt là tiền gửi tiết kiệm. Vì người dân thường quan tâm đến lãi suất tiết kiệm để so sánh nó với tỷ lệ trượt giá của đồng tiền và khả năng sinh lời của các hình thức đầu tư khác như cổ phiếu, trái phiếu,... Từ đó, họ sẽ đưa ra quyết định có nên gửi tiền vào ngân hàng hay không? Gửi bao nhiêu và dưới hình thức nào?

Đối với các tổ chức kinh tế- xã hội thì ít nhạy cảm hơn đối với lãi suất mà Ngân hàng thương mại huy động mà họ quan tâm nhiều tới công nghệ ngân hàng, thái độ phục vụ của nhân viên ngân hàng. Tuy nhiên, lãi suất và tính tiện ích cũng như thanh khoản của trái phiếu ngân hàng cũng được các tổ chức này đặc biệt quan tâm.

- Chính sách sản phẩm: đa dạng hoá sản phẩm trong lĩnh vực ngân hàng đã

Ngân hàng thương mại đã cho ra đời nhiều sản phẩm vừa mang tính truyền thống, vừa mang tính hiện đại như: tiền gửi tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu,... với sự phong phú về kỳ hạn, mệnh giá và chủng loại. Qua đó từng bước đã thu hút được nhiều khách hàng hưởng ứng. Một Ngân hàng thương mại có sự đa dạng trong nghiệp vụ huy động vốn trong nền kinh tế, thoả mãn được nhu cầu của người gửi tiền; một sản phẩm phù hợp sẽ làm họ quan tâm và thúc dục họ gửi tiền vào ngân hàng hơn là tìm kiếm các hình thức đầu tư khác. Vì vậy đa dạng hố sản phẩm, đặc biệt là trong huy động vốn có thể coi là “cuộc chạy đua” khơng có đích cuối cùng của các Ngân hàng thương mại hiện nay.

- Công tác cân đối vốn của ngân hàng: một chiến lược huy động vốn đúng đắn phù hợp với kế hoạch sử dụng vốn trong cùng thời kỳ, sẽ tạo điều kiện cho các Ngân hàng thương mại đạt được mục tiêu tối đa hố lợi nhuận và tăng trưởng nguồn vốn đó chính là cơng tác cân đối vốn của ngân hàng. Trong quá trình đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển tình hình cơng tác cân đối vốn có vai trị hết sức quan trọng đối với bất cứ Ngân hàng thương mại nào. Thông qua cân đối vốn, Ngân hàng thương mại sẽ biết được thực trạng và có những dự đốn nhu cầu biến động vốn trong tương lai. Từ đó có thể đưa ra chính sách huy động thích hợp về số lượng cũng như là về loại tiền và kỳ hạn huy động. Qua đó sẽ nâng cao tính chủ động của Ngân hàng thương mại trong công tác huy động vốn.

- Chính sách quảng cáo: chính sách quảng cáo đóng vai trị quan trọng đối

với tất cả các ngành trong thời đại ngày nay, trong đó khơng loại trừ ngành ngân hàng. Để tạo được hình ảnh đẹp trong con mắt khách hàng thì Ngân hàng thương mại cần phải thực hiện đồng bộ nhiều yếu tố. Trong đó khơng chỉ chú trọng đến các hình thức quảng cáo như: quảng cáo trên tạp chí, Panơ, áp phích, Internet,... mà cịn cần có sự kết hợp với các chính sách như: chính sách khách hàng, chính sách sản phẩm,... Việc tuyền truyền, quảng cáo để mọi tầng lớp dân cư hiểu biết về các thông tin là rất cần thiết. Trên cơ sở hiểu biết công tác huy động của Ngân hàng thì dân chúng mới có thể nhiệt tình hưởng ứng.

Chất lượng dịch vụ ảnh hưởng đến quy mô và cấu trúc của nguồn tiền. Khi đánh giá chất lượng dịch vụ của ngân hàng, khách hàng xem xét vào các yếu tố sau:

- Sự đa dạng của các dịch vụ: ngân hàng nào có nhiều sản phẩm dịch vụ

hơn sẽ có lợi thế hơn các ngân hàng có số lượng dịch vụ giới hạn do ngân hàng có khả năng đáp ứng được các nhu cầu của khách hàng, tạo cho khách hàng có sự lựa chọ cao hơn.

- Đội ngũ nhân sự của ngân hàng: với đội ngũ nhân viên được đào tạo

chuyên nghiệp, các khách hàng cảm thấy yên tâm hơn khi nhận được những lời khuyên nhủ và sự hướng dẫn của họ, và vì thế hình ảnh của ngân hàng sẽ có sức sống lâu dài hơn trong lòng khách hàng.

- Cơ sở vật chất: một trụ sở kiên cố, các phòng giao dịch an toàn, tiện lợi

cũng tạo ưu thế cho ngân hàng đem lại sự tin cậy cho khách hàng.

- Công nghệ ngân hàng: khoa học công nghệ ngày càng phát triển thì địi

hỏi mức độ hiện đại trong phương thức làm việc cũng như phục vụ ngân hàng ngày càng phải cao. Để nâng cao hiệu quả huy động vốn thì trang thiết bị và quy trình cơng nghệ cần phải được đầu tư. Hiện nay đã có nhiều sản phẩm dịch vụ mới như ATM, POS, dịch vụ ngân hàng điện tử … rất hiện đại và thuận tiện nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Nghiệp vụ chuyển tiền điện tử, thanh toán qua mạng điện tử, trả lương qua tài khoản .. đang ngày càng phát triển và góp phần làm tăng hiệu quả cho hoạt động huy động vốn trong ngân hàng.

1.6.2.3 Uy tín của Ngân hàng thƣơng mại: khi gửi tiền vào Ngân hàng

thương mại, người gửi thường lo sợ trước sự biến động thường xuyên của nền kinh tế. Do đó, họ thường có sự cân nhắc và lựa chọn ngân hàng nào được họ thừa nhận là an tồn và thuận lợi nhất hay nói cách khác là có uy tín nhất đối với người gửi tiền. Thông thường, người gửi tiền đánh giá uy tín của Ngân hàng thương mại qua các tiêu thức cơ bản như: sự hoạt động lâu năm, quy mơ, trình độ quản lý, cơng nghệ,... Do đó các Ngân hàng thương mại cần nâng cao uy tín thơng qua các nghiệp vụ của mình, từng bước thỏa mãn tối đa nhu cầu của người gửi tiền. Khi đã tin

tưởng vào một Ngân hàng thương mại nào đó, tất yếu họ sẽ gửi tiền vào ngân hàng để hưởng lãi.

1.6.2.4 Lòng trung thành của Khách hàng: Lòng trung thành của khách hàng là tài sản vô giá với ngân hàng. Khách hàng sẽ không quan tâm lắm đến giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển hoạt động huy động vốn tiền gửi tại ngân hàng thương mại cổ phần đại tín , luận văn thạc sĩ (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)