Nguyên nhân trong vấn đề quản lý kết quả hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại công ty điện lực phú yên (Trang 66 - 69)

- Chịu sự quản lý và điều tiết của nhà nước:

Dù đang tổ chức và hoạt động dưới dạng đơn vị có SXKD nhưng về cơ bản PYPC vẫn là một đơn vị thành viên của EVNCPC – vốn là công ty con của EVN. Như vậy PYPC phải tuân thủ và thực hiện các chỉ tiêu pháp lệnh do EVNCPC và EVN giao, hay nói cách khác là nhà nước giao.

Theo Quy chế tổ chức và hoạt động của PYPC tại Quyết định số 2971/QĐ- EVNCPC ngày 11/05/2016 của EVNCPC, ngoài mục tiêu hoạt động chính là SXKD có lãi, bảo tồn và phát triển vốn EVNCPC đầu tư tại PYPC thì PYPC cịn phải đảm bảo cung ứng điện một cách an toàn, bền vững, liên tục và ổn định cho mọi bà con nhân dân và tổ chức, đơn vị trong các lĩnh vực của tỉnh Phú Yên. Nói tóm tại, mọi hoạt động SXKD của PYPC đều phải tuân theo sự chỉ đạo của nhà nước chứ không phải do PYPC tự quyết định. Rõ ràng điều này ảnh hưởng khơng nhỏ đến việc cân đối khả năng tài chính của các hoạt động SXKD tại đơn vị.

- Doanh thu khơng bù đắp được chi phí:

Theo anh Nguyễn Quốc Long - trưởng phòng Điều độ PYPC: “Chi phí để đầu

tư cho điện là rất lớn, muốn có 1MW điện cần đầu tư hơn 1 triệu đơ la, trong khi tốc độ phát triển kinh tế cũng như tốc độ tăng dân số là rất nhanh kéo theo nhu cầu về điện tăng rất nhanh, chỉ riêng ngành điện không sẽ không đủ vốn để đầu tư”. Thực

tế cho thấy nhiều năm nay, PYPC luôn phải chịu lỗ nhưng vẫn phải liên tục đầu tư các cơng trình cơ sở vật chất hạ tầng về điện, xây dựng thêm nhiều tuyến đường dây, máy móc, tủ điện để cung cấp đủ điện cho mọi hoạt động sinh hoạt và SXKD của nhân dân trên địa bàn tỉnh. Một doanh nghiệp khi đối mặt với việc kinh doanh lỗ có thể cắt giảm hoạt động hoặc chỉ tập trung vào những phân khúc sản phẩm dịch vụ nào có lãi. Nhưng đối với một doanh nghiệp chịu trách nhiệm cung ứng điện cho toàn bộ mọi hoạt động sinh hoạt, kinh doanh của nhân dân trên địa tỉnh như PYPC thì

khơng thể như vậy. Ngồi ra, giá bán điện hiện nay vẫn chịu sự kiểm soát của nhà nước. Mặc dù đầu tư công sức và của cải rất nhiều vào việc xây dựng các tuyến đường dây, TBA, nhà kho, mua máy móc, thiết bị khiến cho giá thành phân phối và bán lẻ điện tăng cao nhưng để đảm bảo các vấn đề trị an, an sinh xã hội cũng như kiềm chế lạm phát, PYPC phải bán điện với giá thấp hơn so với chi phí SXKD (Bảng 2.14). Năm 2014, PYPC chỉ lỗ 10,3 đ/kWh nhưng đến năm 2015, chi phí sản xuất điện cao hơn giá bán bình quân là 23,1 đ/kWh và đến năm 2016, số lỗ cho 1kWh đã tăng lên đến 48,4 đồng. Sản lượng điện thương phẩm càng tăng qua các năm thì PYPC càng bị lỗ nhiều hơn đối với hoạt động SXKD điện. Nhà nước cũng hỗ trợ tiền điện một phần cho các hộ nghèo và hộ chính sách xã hội nhưng cũng khơng đáng kể.

Bảng 2.14. So sánh giá bán điện bình quân với giá thành sản xuất điện của PYPC từ năm 2014 đến năm 2016

ĐVT: Đồng/kWh Năm Giá bán bình quân Giá thành Lỗ Năm 2014 1,026.3 1,036.6 (10.3) Năm 2015 1,189.9 1,213.0 (23.1) Năm 2016 1,206.0 1,254.4 (48.4)

(Nguồn: Tổng hợp số liệu từ phịng Kinh doanh – Cơng ty)

- Việc quản lý chi phí chưa hiệu quả:

Còn một nguyên nhân nữa khiến cho những năm gần đây PYPC thường xuyên bị lỗ là do phải gánh chi phí quá nhiều, đặt biệt là chi phí lãi vay. Chỉ trong 3 năm từ 2014 đến 2016 mà chi phí lãi vay của PYPC đã tăng từ 4.9 tỷ đồng lên tới 16,3 tỷ đồng, tăng hơn 234%. Quy mô hoạt động của PYPC những năm gần đây tăng vọt so với các năm trước nhưng nguồn vốn cấp từ phía EVNCPC lại bị hạn chế hơn làm cho

không chỉ riêng PYPC mà các công ty điện lực khác trong Tổng Công ty cũng phụ thuộc vào nguồn vay nhiều hơn. Việc phải gánh trung bình cả chục tỷ đồng tiền lãi ngân hàng mỗi năm khiến cho cơng tác tối ưu hóa chi phí tại PYPC càng thêm khó thực hiện. Giai đoạn những năm gần đây PYPC thường xuyên phải xoay vòng vốn bằng cách đắp đổi các món vay dài hạn bằng các món vay ngắn hạn. Nhiều dự án ĐTXD bị kéo dài chỉ vì khơng kịp xoay xở vốn. Chi phí tài chính tăng nhanh cịn làm cho các tổ chức tín dụng e ngại trong việc cho vay, giảm hạn mức tín dụng, yêu cầu về thủ tục đi vay ngày càng chặt chẽ hơn, thời gian giải ngân chậm hơn khiến cho tình hình SXKD khơng được thuận lợi.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CƠNG TY ĐIỆN LỰC PHÚ N

Từ các nguyên nhân đã phân tích, tác giả đề xuất một số giải pháp phù hơp với đặc điểm của PYPC và có khả năng thực hiện được nhằm hồn thiện CCQLTC, bao gồm:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại công ty điện lực phú yên (Trang 66 - 69)