Đánh giá chung công tác quản lý ngân sách xã Quách Phẩm giai đoạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý ngân sách xã quách phẩm, huyện đầm dơi, tỉnh cà mau (Trang 41)

6. Kết cấu của luận văn gồm 3 chương

2.3. Đánh giá chung công tác quản lý ngân sách xã Quách Phẩm giai đoạn

2015 - 2017

2.3.1. Những kết quả đạt được

Trên cơ sở các tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý ngân sách xã Quách Phẩm, cũng như thực trạng công tác quản lý ngân sách xã đã phân tích ở trên thì cơng tác quản lý ngân sách xã Quách Phẩm trong thời gian qua đã đạt được những kết qua sau:

Thứ nhất, hiệu quả trong quản lý thu ngân sách xã.

Các khoản thu ngân sách địa phương được hưởng (các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác) được huy động vào ngân sách xã chưa có hiệu quả, nguồn thu vào ngân sách không ổn định. Do đó, trong thời gian tới cần khai thác hợp lý các nguồn lực tài chính, tiềm năng sẵn có tại địa phương, đi đối với bồi dưỡng và tăng cường các nguồn thu tại địa phương. Hiện nay, việc thực hiện định mức thu một số loại thuế, phí và lệ phí tại địa phương chưa thật sự phù hợp, cần có kiến nghị cấp trên điều chỉnh cho phù hợp, nguồn thu do ngân sách huyện cấp còn chiếm tỷ trọng lớn tại địa phương dẫn đến việc địa phương bị phụ thuộc nhiều vào ngân sách của huyện, làm hạn chế tính chủ động trong cơng tác thu, chi ngân sách tại địa phương.

Trong thời gian tới cần tạo điều kiện cho địa phương nâng cao tính chủ động hơn nữa trong công tác điều hành ngân sách, tăng nguồn lực thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh - quốc phịng, xóa đói, giảm nghèo tại địa phương, đặc biệt là thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Trong giai đoạn 2015 – 2017 việc thực hiện thu thuế, phí và lệ phí tại địa phương được thực hiện theo đúng quy trình, đúng pháp luật, đảm bảo công bằng giữa những người nộp thuế, từ đó tạo mơi trường thu nộp công khai, minh bạch giữa các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, ngăn chặn các gian lận về thuế, chống thất thu ngân sách, đảm bảo các cơ sở kinh tế hoạt động trên địa bàn thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế, phí, lệ phí, động viên kịp thời nguồn thu vào ngân sách của huyện và xã. Cùng với huyện, địa phương cũng đã thực hiện hiện đại hóa thu ngân sách giữa các cơ quan thuế, hải quan, kho bạc thông qua việc kết nối trao đổi thông tin dữ liệu

và phối hợp thu với các ngân hàng thương mại, đã tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế, phí, lệ phí. Từ đó, góp phần giảm chi phí tổ chức quản lý và tăng các nguồn thu tại địa phương.

Thứ hai, hiệu quả trong quản lý chi ngân sách xã.

Cùng với nguồn thu ngân sách xã được tăng lên qua các năm, chi ngân sách địa phương cũng được tăng lên đáng kể, góp phần hồn thành cơ bản các mục tiêu phát triển kinh tế, văn hố, xã hội và đảm bảo an ninh quốc phịng tại địa phương. Trong giai đoạn 2015 - 2017 các khoản chi đầu tư xây dựng cơ bản, thực hiện các dự án kết cấu hạ tầng giao thơng, mang tính chất phúc lợi xã hội trên địa bàn xã đã đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội nhất định. Nhiệm vụ chi ngân sách xã được thực hiện theo hướng xóa bỏ dần cơ chế bao cấp, thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm; cơ cấu giữa chi đầu tư xây dựng cơ bản và chi thường xuyên phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương, trong đó xã chủ trọng tăng chi đầu tư cho lĩnh vực xã hội, cơ sở hạ tầng, xóa đói giảm nghèo, phát triển nơng nghiệp – nơng thơn, bảo vệ mơi trường, củng cố an ninh – quốc phịng. Đảng uỷ và Chính quyền xã ln chú trọng quan điểm về tiết kiệm, sử dụng có hiệu quả nguồn lực tài chính của xã, không ngừng đổi mới cả trong tư duy và cách làm đối với cơng tác lập dự tốn, phê duyệt thực hiện và quyết toán thu, chi ngân sách xã.

Cùng với việc thực thi Luật Ngân sách năm 2015, Tỉnh, Huyện cũng đã ban hành các văn bản quy định các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu đối với một số khoản thu, chi chủ yếu, từ đó phát huy tính năng động sáng tạo của các đơn vị dự tốn, đặc biệt là của chính quyền cấp xã. Nhờ đó, cơng tác điều hành ngân sách của địa phương từng bước chủ động và linh hoạt hơn, ngân sách xã trở thành công cụ đắc lực phục vụ chủ trương phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội và an ninh quốc phịng tại địa phương.

Thứ ba, cơng tác quản lý các biện pháp cân đối thu, chi ngân sách tại xã được thực hiện đảm bảo cân đối ngân sách.

Trong giai đoạn 2015 – 2017 kết thúc niên độ ngân sách, địa phương đều có kết dư, từ đó tạo nguồn tích lũy dự phịng để cân đối chi ngân sách xã được chủ động. Tuy nhiên, tỷ lệ thu thường xuyên vẫn nhỏ hơn chi không đủ để bù đắp chi,

nên cần có nguồn bổ sung cân đối từ huyện, khả năng tự cân đối thu, chi ngân sách của xã trong thời gian qua chưa được đảm bảo.

Thứ tư, trong phân cấp quản lý ngân sách, xu hướng phân cấp quản lý nói chung, phân cấp ngân sách cấp xã nói riêng đang ngày càng hồn thiện.

Khi thực hiện Luật Ngân sách mới, huyện Đầm Dơi và tỉnh Cà Mau đã phân cấp nhiều hơn cho chính quyền xã về nguồn thu và nhiệm vụ chi ngân sách. Do đó, quy trình ngân sách địa phương cũng từng bước được cải tiến nhằm giảm bớt những thủ tục phiền hà. Tuy nhiên, cần đẩy mạnh phân cấp ngân sách để trao cho chính quyền địa phương (cấp xã) sự chủ động lớn hơn, trong quản lý ngân sách của cấp mình. Đây là cơ sở để có thể tiếp tục mở rộng phân cấp ngân sách trong thời gian tới, theo hướng mở rộng quyền tự quyết cho ngân sách các cấp phù hợp với Luật Ngân sách.

2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân

Bên cạnh những thành tựu, kết quả đạt được, công tác quản lý ngân sách của xã Quách Phẩm, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau trong thời gian qua vẫn còn một số hạn chế nhất định. Những hạn chế đó là:

Trong cơng tác quản lý thu ngân sách xã, vẫn cịn xảy ra tình trạng nợ đọng

và thất thu thuế, phí và lệ phí của các tổ chức kinh tế hoạt động trên địa bàn xã. Tình trạng này đã làm giảm nguồn thu cho ngân sách của xã, Tỉnh, đồng thời ảnh hưởng đến kết quả thực hiện dự toán thu, ảnh hưởng đến nguồn cân đối nhiệm vụ chi của địa phương. Mặt khác, thất thu thuế, phí và lệ phí cũng ảnh hưởng đến tâm lý người nộp về quan điểm cơng bằng xã hội, từ đó giảm ý thức chấp hành pháp luật của người nộp thuế, phí, lệ phí, gây khó khăn cho chính quyền xã trong quản lý nguồn thu.

Trong công tác quản lý chi ngân sách xã, mặc dù đã đạt được một số kết quả

nhất định, các khoản chi trong các lĩnh vực ưu tiên tăng lên hàng năm như chi đầu tư xây dựng cơ bản, chi cho chính sách xã hội, chi cho dân quân tự vệ, an ninh, quốc phòng…nhưng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội và an ninh quốc phòng của xã. Cơng tác dự tốn chi, các giải pháp, phương án chi có lúc chưa nhanh nhạy, linh hoạt, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. Bên cạnh đó,

cơ cấu chi của xã vẫn cịn nhiều bất cập, việc bố trí vốn cho chi đầu tư xây dựng cơ bản chưa có trọng điểm, chi đầu tư phát triển hạ tầng giao thơng cịn dàn trải, chưa đạt hiệu quả cao. Chi cho cơ quan quản lý hành chính, đảng, đồn thể cịn chiếm tỷ trọng lớn và phân bố tỷ trọng chưa phù hợp với xu hướng phát triển của xã, dẫn đến hiệu quả các khoản chi còn thấp.

Trong giai đoạn 2015 – 2017, đối với chi thường xuyên, đặc biệt là chi cho quản lý hành chính cịn lớn, là một trong những nhân tố dẫn tới quản lý chi của xã không hiệu quả. Đồng thời, các khoản chi thường xuyên như chi cho bộ máy quản lý hành chính, chi văn hóa, giáo dục, thể dục thể thao,…chưa đạt hiệu quả cao. Trong các khoản chi thường xuyên trong đó chủ yếu phục vụ cho việc chi trả lương, tuy nhiên mức lương của cán bộ, công chức được hưởng theo ngạch, bậc thống nhất, theo quy định của nhà nước, cịn mang năng tính bình qn, ngồi ra việc phân bổ kinh phí cho các cơ quản quản lý hành chính theo chỉ tiêu biên chế, nên khó kiểm sốt việc chi ngân sách theo kết quả cơng việc làm giảm hiệu quả trong phân bổ nguồn nhân lực.

Trong công tác quản lý chu trình ngân sách của xã, giai đoạn 2015 – 2017

cũng cịn tồn tại những hạn chế nhất định. Cơng tác lập dự tốn ngân sách xã cịn nặng về hình thức, chưa xem xét đúng mức đặc điểm, tình hình cụ thể trong kỳ kế hoạch. Điều này, dẫn đến việc dự toán được lập và phân bổ cho các ngành, lĩnh vực, các địa phương chưa đảm bảo được tính cơng bằng, sự hài hòa trong tổng thể chung. Do vậy, tính hiện thực và tính khoa học của việc lập dự tốn ngân sách xã vẫn tồn tại hạn chế. Dự toán ngân sách năm sau được soạn lập chủ yếu dựa trên cơ sở ngân sách năm trước, mà chưa xét tới việc có nên tiếp tục duy trì hoạt động đang được cấp kinh phí hay khơng. Mặt khác, ngân sách chi thường xuyên và ngân sách chi đầu tư xây dựng cơ bản được lập một cách riêng rẽ cũng làm giảm hiệu quả sử dụng nguồn lực công tại xã.

Trong chấp hành chi ngân sách cấp xã giai đoạn 2015 – 2017, việc bổ sung

ngồi kế hoạch dẫn đến tình trạng vượt dự tốn đầu năm vẫn còn diễn ra, đồng thời do vẫn còn thu thuộc nhiều vào nguồn ngân sách từ huyện cấp, từ đó tạo ra tâm lý trơng chờ, ỷ lại vào ngân sách huyện, điều này ảnh hưởng đến tính lành mạnh của

ngân sách xã. Khâu quyết tốn ngân sách xã đơi khi vẫn chưa đúng với thời gian quy định, cần được khắc phục trong thời gian tới.

Trong phân cấp quản lý ngân sách xã giai đoạn 2015 – 2017, cơ chế phân

cấp quản lý ngân sách cho xã còn hạn chế, quyền tự chủ, quyền tự quyết của cấp dưới trong đầu tư phát triển, thực hiện các chương trình, dự án lớn tại địa phương chư thật sự được tự chủ. Vì vậy, trong triển khai thực hiện ngân sách địa phương thường khơng chủ động và khó thực hiện tốt các mục tiêu phát triển đã đề ra, đặc biệt là trong lĩnh vực xây dựng cơ bản. Cơ chế phân chia nguồn thu hiện nay cũng còn những bất cập, số thu được phân chia giữa ngân sách huyện và ngân sách xã dựa theo địa điểm mà nguồn thu thuế, phí, lệ phí thực sự được thu. Điều này dẫn đến sự bất hợp lý trong phân chia thuế, phí, lệ phí giữa Tỉnh, huyện và xã. Việc phân cấp quản lý chi ngân sách cho cấp xã, chưa xứng tầm với khả năng và điều kiện cụ thể của các cấp ở địa phương, còn tập trung nhiều ở ngân sách cấp Tỉnh, huyện từ đó chưa phát huy tốt tính sáng tạo, tự chủ, tự chịu trách nhiệm của cấp dưới, chưa phát huy đầy đủ các nguồn lực phát triển và sức mạnh tổng hợp của các cấp chính quyền địa phương.

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CƠNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH XÃ QUÁCH PHẨM, HUYỆN ĐẦM DƠI, TỈNH CÀ MAU GIAI

ĐOẠN 2018 - 2020

3.1. Định hướng phát triển kinh tế- xã hội xã Quách Phẩm giai đoạn 2018- 2020

3.1.1 Định hướng phát triển kinh tế - xã hội xã Quách Phẩm giai đoạn 2018 – 2020

Phát triển bền vững kinh tế - xã hội xã Quách Phẩm là nhiệm vụ trọng tâm với mục tiêu phát huy dân chủ, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân; huy động mọi nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới; thực hiện tốt các

chính sách an sinh xã hội, nâng cao chất lượng đời sống cho nhân dân; tăng cường bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu; tiếp tục giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự xã hội; nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; phấn đấu thực hiện hoàn thành thắng lợi các chỉ tiêu, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2018 - 2020 với các định hướng – chỉ tiêu cụ thể như sau:

Các chỉ tiêu chủ yếu phấn đấu đến năm 2020

- Cơ cấu kinh tế: Ngư - nông nghiệp 70%; Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ 25%, xây dựng 05%;

- Thu nhập bình quân đầu người 50 triệu đồng; - Ổn định diện tích sản xuất 3.117 ha;

- Tổng sản lượng thủy sản 30.000 tấn, trong đó tơm 12.000 tấn, thủy sản khác 18.000 tấn;

- Hàng năm thu ngân sách đạt chỉ tiêu trên giao;

- Tỷ lệ trồng cây ven sông 20 ha, phân tán trong nhân dân 2.000.000 cây; - Tổng đàn gia súc 11.000 con, gia cầm 80.000 con;

- Xây dựng 5 cây cầu và 30 km lộ bê tông;

- Giữ vững danh hiệu xã đạt bộ tiêu chí Quốc gia về y tế (2011 – 2020); - Xây dựng xã đạt chuẩn nông thôn mới;

- Tỷ lệ hộ khá, giàu chiến 80%; - Giảm tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 7%;

- Tỷ lệ hộ dân sử dụng nước hợp vệ sinh chiếm 100%; - Hộ dân được sử dụng điện 100%;

- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên duy trì ở mức 1%; - Trẻ em suy dinh dưỡng duy trì ở mức 10%;

- Đưa quân và huấn luyện dân quân tự vệ đạt chỉ tiêu trên giao;

-Xây dựng trường Mẫu giáo đạt chuẩn quốc gia và giữ vững các điểm trường trong xã đạt chuẩn Quốc gia;

- Phát triển đảng viên đạt chỉ tiêu trên giao, hàng năm có 50% chi bộ đạt tiêu chuẩn trong sạch vững mạnh, khơng có chi bộ yếu kém, Đảng bộ trong sạch vững mạnh.

3.1.2 Phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể của xã Quách Phẩm giai đoạn 2018 – 2020 đoạn 2018 – 2020

Tập trung thúc đẩy phát triển nền kinh tế, có hiệu quả và bền vững; huy động các nguồn lực để đầu tư, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới, chỉ đạo tái cơ cấu sản xuất theo hướng nâng cao chất lượng hiệu quả bền vững, đảm bảo chính sách an sinh xã hội, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải cách tư pháp, phịng chống tiêu cực, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; tăng cường cơng tác bảo vệ mơi trường, chủ động phịng tránh, ứng phó với biến đổi khí hậu, thiên tai, phịng chống dịch bệnh; giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo quốc phịng - an ninh và trật tự an toàn xã hội, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân, phấn đấu thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết đề ra.

Lĩnh vực kinh tế

- Tập trung chỉ đạo đẩy mạnh chuyển đổi mơ hình sản xuất theo hướng nâng cao chất lượng, bền vững. Đẩy mạnh chuyển giao, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nhân rộng các mơ hình sản xuất có hiệu quả trên địa bàn xã. Tập trung chỉ đạo, kiểm sốt chặt chẽ loại hình nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh đúng quy trình, quy định.

- Tập trung chỉ đạo xây dựng nông thôn mới, chỉ đạo trọng tâm, đạt chỉ tiêu kế hoạch, đi đôi với nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt chuẩn.

- Tranh thủ nguồn vốn đầu tư của cấp trên và tăng cường huy động các nguồn lực xã hội để xây dựng kết cấu hạ tầng; cầu, lộ giao thông nông thôn đi đôi với tăng cường duy tu, sửa chữa các cơng trình cầu, lộ giao thông nông thôn đã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý ngân sách xã quách phẩm, huyện đầm dơi, tỉnh cà mau (Trang 41)