Định hướng công tác quản lý thu, chi ngân sách xã Quách Phẩm giai đoạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý ngân sách xã quách phẩm, huyện đầm dơi, tỉnh cà mau (Trang 49)

6. Kết cấu của luận văn gồm 3 chương

3.2 Định hướng công tác quản lý thu, chi ngân sách xã Quách Phẩm giai đoạn

đoạn 2018 - 2020

3.2.1 Định hướng công tác quản lý thu ngân sách

Tích cực khai thác, quản lý chặt chẽ các nguồn thu ngân sách trên địa bàn xã tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chống thất thu, gian lận thuế, phí, lệ theo phân cấp cho xã. Đảm bảo nguồn thu ngân sách được huyện giao. Cùng với sự phát triển kinh tế tại địa phương, từng bước tăng nguồn thu ngân sách, để giảm dần phần ngân sách nhà nước cấp cho xã. Chính quyền địa phương cần tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, để khuyến khích các hoạt động kinh tế tại địa phương, từ đó góp phân tăng nguồn thu cho ngân sách. Tạo sự công bằng và thuận lợi trong thi hành nghĩa vụ nộp ngân sách, thực hiện tốt các chính sách về thuế để kêu gọi đầu tư, quan tâm phát triển các ngành nghề có khả năng đóng góp vào ngân sách lớn để thu hút nguồn lực của đại phương và các xã lân cận. Nâng cao trình độ cán bộ cơng chức, cán bộ quản lý nhà nước đối với cơng tác tài chính, đáp ứng được yêu cầu cải cách hành chính và hiện đại hóa cơng tác quản lý.

Quản lý chặt chẽ, triệt để tiết kiệm, chống lãng phí, tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính, giám sát và cơng khai minh bạch việc sử dụng ngân sách tại địa phương. Phối hợp với các ngân hàng, các tổ chức tín dụng cho vay ưu đãi hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư mở rộng sản xuất trên các lĩnh vực ưu tiên phát triển, phù hợp định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động ngân sách tại xã. Trên địa bàn xã, cần xây dựng bộ máy chuyên nghiệp để vận hành quỹ mang tính độc lập và minh bạch, giúp nâng cao hiệu quả nguồn quỹ ngân sách do xã quản lý.

3.2.2 Định hướng công tác quản lý chi ngân sách

Quách Phẩm là xã có thế mạnh về nơng nghiệp, ngư nghiệp do đó nguồn lực đầu tư để phát triển kinh tế của xã được xác định theo thứ tự ưu tiên “nông nghiệp, ngư nghiệp, thương mại - dịch vụ, công nghiệp - xây dựng”. Trong đó, lĩnh vực nơng nghiệp, ngư nghiệp là 02 mũi nhọn, cần được phát triển theo hướng không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh để tạo nền tảng phát triển thương mại - dịch vụ. Vì vậy, cơng tác chi ngân sách tại xã Quách Phẩm, phải đảm bảo được thực hiện theo đúng định hướng phát triển trên.

Trong thời gian tới các nguồn chi cho xây dựng cơ bản của xã, cần tập trung đầu tư cho những cơng trình mang tính đột phá, các cơng trình kết cấu hạ tầng khơng có khả năng kêu gọi đầu tư từ bên ngoài. Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, văn hoá và đảm bảo an ninh quốc phòng, trên địa bàn xã, cần gắn với q trình đơ thị hóa, mở rộng các khu dân cư, các khu dịch vụ.

Chi đầu tư phát triển kinh tế, văn hố, xã hội và an ninh quốc phịng trên địa bàn xã được đặt trong sự phát triển chung của huyện Đầm Dơi và tỉnh Cà Mau. Do vậy, việc phối hợp và liên kết với các địa phương trong huyện, tỉnh trên tất cả các lĩnh vực trọng yếu nhằm tạo thế liên hoàn và đem lại hiệu quả.

Cơng tác tài chính trên địa bàn xã Quách Phẩm cần đảm bảo huy động, phân phối, quản lý, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính, đảm bảo an tồn tài chính địa phương, góp phần tích cực cho phát triển kinh tế, văn hố, giải quyết tốt

các vần đề xã hội, quốc phòng an ninh tại địa phương. Đồng thời tuân thủ đúng Luật Ngân sách năm 2015.

3.3 Một số giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý ngân sách trên địa bàn xã Quách Phẩm

3.3.1 Giải pháp hoàn thiện cơng tác lập dự tốn ngân sách xã Qch Phẩm

Cơng tác lập dự tốn ngân sách có vai trị quan trọng trong việc đảm bảo cân đối hoạt động thu, chi ngân sách của xã Quách Phẩm. Để khắc phục những hạn chế trong cơng tác lập dự tốn ngân sách xã theo khoản mục đầu vào, thì trong thời gian tới cần thiết phải hướng tới việc lập dự toán theo kết quả đầu ra. Đây cũng là yêu cầu trong Luật Ngân sách năm 2015. Cụ thể để quản lý hiệu quả việc sử dụng ngân sách, Luật Ngân sách mới đã giao Chính phủ quy định việc thực hiện quản lý ngân sách theo kết quả thực hiện nhiệm vụ (khoản 15 Điều 25). Việc áp dụng phương thức này sẽ giúp cân đối được thu, chi ngân sách xã trên cơ sở nguồn lực còn hạn chế và không thể tăng lên trong kỳ trung hạn. Đây cũng chính là thực trạng của ngân sách của nước ta nói chung và của các địa phương nói riêng trong đó có xã Qch Phẩm. Vì vậy, khâu lập dự tốn ngân sách xã trong thời gian tới cần hướng tới lập dự toán ngân sách trung hạn, quản lý ngân sách theo đầu ra. Để thực hiện được điều này, trước hết cần thay đổi quy trình chiến lược lập dự tốn ngân sách, để thiết lập mối quan hệ giữa đầu ra và đầu vào. Tiếp theo cần thay đổi quy trình soạn lập ngân sách, theo đó cần gắn kết giữa soạn lập ngân sách với việc thiết lập mục tiêu ưu tiên của chiến lược phát triển kinh tế, văn hố, xã hội, an ninh quốc phịng, phù hợp với từng giai đoạn; đảm bảo cân đối hợp lý giữa chi đầu tư và chi thường xuyên; đảm bảo phù hợp với các nguồn lực trong quá trình soạn lập ngân sách. Gắn bó chặt chẽ giữa soạn lập ngân sách với kiểm tra và báo cáo thực hiện; giữa đo lường công việc thực hiện và kết quả đầu ra; giữa hệ thống kế toán trong việc cung cấp thông tin quản lý với hệ thống đo lường.

Việc thực hiện tốt kế hoạch tài chính ngân sách xã Quách Phẩm trong thời gian qua sẽ nâng cao chất lượng của chiến lược, quy hoạch và kế hoạch cho sự phát triển kinh tế, văn hố, xã hội và an ninh quốc phịng tại địa phương. Trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, việc thực hiện quy hoạch, kế

hoạch không xuất phát từ các mục tiêu giá trị, hiệu quả kinh tế - xã hội, không đảm bảo các cân đối tài chính là khơng thể chấp nhận được. Việc xây dựng kế hoạch tài chính ngân sách của xã Qch Phẩm trong thời qua có tầm nhìn chiến lược trong bố trí ngân sách, phân bổ và sử dụng ngân sách đạt hiệu quả cao.

Để hồn thiện cơng tác lập dự toán ngân sách xã Quách Phẩm, hạn chế việc lạm dụng, sử dụng ngân sách khơng đúng mục đích, cần phải tuân thủ đầy đủ hệ thống các văn bản pháp luật quy định các chính sách, chế độ chi tiêu ngân sách cấp xã. Tăng cường trách nhiệm trong khâu lập dự toán ngân sách, đồng thời tăng cường việc xem xét dự tốn của cơ quan tài chính, thơng qua việc hướng dẫn cơng tác lập dự tốn ngân sách, đôn đốc, nhắc nhở các đơn vị sử dụng ngân sách xã chậm gửi dự tốn và lập dự tốn khơng đúng u cầu, nhằm tăng tính tự giác chấp hành quy định của các đơn vị sử dụng ngân sách xã Quách Phẩm.

Bên cạnh đó cần thiết lập hệ thống thơng tin nhanh chóng, kịp thời của phương thức lập dự tốn ngân sách theo kết quả đầu ra. Thơng tin nhanh chóng, kịp thời sẽ củng cố mối quan hệ tài chính giữa xã với huyện, tỉnh. Các báo cáo tài chính phải chuyển tải được những nội dung chủ yếu như mục tiêu chiến lược, kết quả thực hiện, mối quan hệ tác động giữa các nhân tố đầu vào và đầu ra trong quản lý ngân sách của xã. Để thực hiện theo phương thức mới này, cần chuẩn bị rất chu đáo, nâng cao nhận thức của các cơ quan chức năng của xã về phương pháp quản lý mới. Tiếp đến là tổ chức thực hiện thay đổi quy trình lập ngân sách xã kiểu cũ, dựa theo đầu vào sang lập ngân sách xã theo trung hạn, dài hạn. Xây dựng được hệ thống các chỉ số đánh giá kết quả hoạt động tài chính. Đồng thời, phải nâng cao năng lực cung cấp thơng tin về tài chính - ngân sách của các cơ quan liên quan, từ xã đến huyện, tỉnh.

Thực hiện đổi mới quy trình xây dựng dự tốn và phương pháp phân bổ ngân sách xã Quách Phẩm dựa theo kết quả đầu ra, gắn với tầm nhìn trung hạn, dài hạn sẽ là một cách làm thích hợp để các cơ quan tài chính và kế hoạch phối hợp tốt với nhau, trong việc xây dựng các phương án sử dụng nguồn lực một cách có hiệu quả nhất. Đồng thời, giúp cho cơ quan chức năng chủ động thực hiện vai trị giám sát có hiệu quả đối với q trình xây dựng dự tốn, phân bổ và sử dụng nguồn ngân sách

của xã. Thực hiện cách thức và mơ hình quản lý mới, cũng đảm bảo nâng cao vai trò giám sát của các cơ quan trong phân bổ, sử dụng ngân sách xã vì các mục tiêu phát triển kinh tế, thực hiện cơng bằng xã hội, xóa đói, giảm nghèo, đảm bảo an ninh quốc phịng, đảm bảo mơi trường và phát triển bền vững tại địa phương.

Dự toán thu ngân sách xã Quách Phẩm phải tiến tới đảm bảo chi ngân sách và có khoản tích lũy, giảm dần nguồn ngân sách từ cấp trên. Trên cơ sở bám sát sự chỉ đạo của UBND huyện, tỉnh. Bộ phận tài chính của xã cần đưa ra những định hướng phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội và an ninh quốc phòng trên địa bàn mà ngân sách cần quan tâm thực hiện. Tuy nhiên, trong sự biến động thường xuyên của hoạt động kinh tế - xã hội, an ninh quốc phịng tại địa phương, thì việc lập dự tốn ngân sách cần được linh hoạt và hồn thiện hơn. Dự tốn chi ngân sách của xã cần nắm chắc các chức năng, nhiệm vụ của đơn vị sử dụng ngân sách để phân bổ cho phù hợp, ngồi khoản chi theo định mức cần có khoản dự phịng chênh lệch trượt giá, cần có dự phịng cho các khoản chi bổ sung kinh phí cho những nhiệm vụ phát sinh đột xuất, cần thiết phục vụ chuyên môn mà chưa nằm trong các nhiệm vụ mà đơn vị sử dụng ngân sách xây dựng.

3.2.2. Giải pháp tăng cường cơng tác quản lý thu, tích cực khai thác, tạo lập và ni dưỡng nguồn thu ngân sách xã Quách Phẩm

Cải tiến cơ chế phân cấp quản lý ngân sách Quách Phẩm, thông qua việc

phân định hợp lý các khoản thu - chi xã và, huyện, Tỉnh, theo hướng mở rộng quyền tự chủ ngân sách cho chính quyền địa phương. Đây là yếu tố mang tính động lực trong việc khai thác tích cực và huy động các nguồn lực tài chính tiềm năng tại địa phương, nâng cao hiệu quả trong đầu tư phát triển và tiết kiệm trong chi thường xuyên của xã. Đồng thời, tăng cường bồi dưỡng các nguồn thu ở địa phương.

Tiếp tục cải cách hệ thống thuế, phí và lệ phí theo hướng đơn giản các thủ tục hành chính, trên cơ sở đó tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho các đối tượng nộp.

Hướng dẫn cho các đối tượng nộp thực hiện nghiêm túc các quy định về quản lý và sử dụng hóa đơn chứng từ, mở sổ sách kế toán, ghi chép hạch toán, đăng ký, kê khai, nộp thuế, phí, lệ phí. Cải thiện các dịch vụ hỗ trợ người nộp thuế, phí và lệ phí trên địa bàn xã, rút ngắn thời gian chờ và giảm chi phí trong thu thuế, phí, lệ phí để

người dân thấy rằng nộp thuế, phí và lệ phí là nghĩa vụ và quyền lợi của người dân. Tăng cường cơng tác khai thuế, phí, lệ phí điện tử qua mạng, đẩy mạnh tự động hóa quy trình tiếp nhận giải quyết hồ sơ, thủ tục hành chính thuế, phí, lệ phí tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân và tổ chức nộp thuế vào ngân sách kịp thời, nhanh chóng. Cơ quan thuế tiến hành phân loại các công ty, hộ kinh doanh, các đối tượng thu, các điểm thu trọng tâm; kiểm tra thường xuyên các hoạt động sản xuất kinh doanh để xác định thuế giá trị gia tăng sát, đúng với tình hình sản xuất, kinh doanh và điều chỉnh mức thuế kịp thời.

Kiên quyết xử lý đối với các trường hợp vi phạm pháp luật về thuế như trốn, lậu thuế, khai man doanh thu…nhằm chấn chỉnh và lập lại kỷ cương trên lĩnh vực thuế, phí, lệ phí khắc phục những trường hợp vì lợi ích cá nhân, xem nhẹ lợi ích nhà nước, coi thường pháp luật.

Rà sốt, đề xuất cấp có thẩm quyền bổ sung, chỉnh sửa các quy định về thuế, phí và lệ phí đảm bảo tuân thủ đúng pháp luật, đồng thời phù hợp với điều kiện kinh

tế - xã hội của địa phương nhằm tăng nguồn thu ngân sách, đảm bảo công bằng, hiệu quả. Những khoản thu từ thuế, phí, lệ phí gắn với chức năng quản lý nhà nước và dịch vụ cơng ở địa phương thì được phân cấp cho ngân sách địa phương.

Phối hợp với huyện, tỉnh tăng cường kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện quy định về quản lý giá, thuế, phí trên địa bàn xã đối với những mặt hàng thuộc danh mục nhà nước định giá, mặt hàng thực hiện bình ổn giá, những mặt hàng thiết yếu cho sản xuất và đời sống người dân trên địa bàn. Đôn đốc thu hồi kịp thời nợ thuế vào ngân sách nhà nước.

3.2.3. Giải pháp quản lý và sử dụng có hiệu quả các khoản chi ngân sách xã Quách Phẩm

Để hoàn thiện công tác chi ngân sách xã Quách Phẩm, trước hết cần phải thay đổi cách thức phân bổ ngân sách, phải chuyển từ việc phân bổ ngân sách theo

đầu vào sang một cách thức mới là phân bổ theo kết quả đầu ra. Đây là cơ chế phân bổ ngân sách có sử dụng thơng tin chính thức về hiệu quả hoạt động, để gắn việc phân bổ ngân sách với kết quả cần đạt được. Phân bổ ngân sách theo kết quả hoạt

động là một công cụ quan trọng để cải thiện việc xác định ưu tiên chi tiêu, hiệu suất và hiệu quả của chi tiêu ngân sách xã.

Trong quản lý ngân sách xã Quách Phẩm, để giảm áp lực chi ngân sách trong bối cảnh tổng thu không tăng, hoặc tăng chậm, cần điều chỉnh lại cơ cấu chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển.

Đối với chi thường xuyên của xã: Cùng với việc cải cách hành chính, từng bước thực hiện giảm chi cho bộ máy hành chính, xóa bỏ và kiểm soát chặt chẽ tất cả các khoản chi chưa hợp lý (chi quản lý hành chính, Đảng, đồn thể…khơng hợp lý, phát sinh ngoài kế hoạch). Cho cho bộ máy quản lý hành chính hiện đang chiếm tỷ trọng lớn trong chi thường xuyên của xã, do bộ máy quản lý hành chính của xã cịn cồng kềnh. Để thực hiện được điều này, trong thời gian tới xã cần đề xuất với Huyện, Tỉnh khắc phục tình trạng bất hợp lý về chế độ tiền lương, thu nhập bằng các giải pháp như: cải tiến theo hướng loại bỏ hệ thống lương kép (điều chỉnh thu nhập theo lộ trình mà lẽ ra chỉ điều chỉnh khi năng suất lao động được nâng và chế độ lên lương định kỳ 3 năm/lần mà lẽ ra chỉ nâng lương cho những người có năng suất lao động tăng), thực hiện cải cách căn bản chế độ tiền lương, thu nhập theo đúng nguyên tắc gắn trực tiếp vào khối lượng và chất lượng việc làm. Đồng thời, trong xây dựng định mức phân bổ ngân sách để đảm bảo việc phân bổ cơng bằng, có tính tiên liệu, có tính tới các biến động kinh tế nhưng không tạo ra động cơ tiêu cực trong thu, chi ngân sách của địa phương, cũng như đảm bảo việc phân bổ ngân sách đơn giản, minh bạch việc xác định nhu cầu chi tiêu chính xác có ý nghĩa quan trọng, làm cơ sở cho việc tính tốn định mức phân bổ ngân sách của xã trong từng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý ngân sách xã quách phẩm, huyện đầm dơi, tỉnh cà mau (Trang 49)