Môi trƣờng thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện môi trường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh bình dương (Trang 33)

1.2.1. Khái niệm về mơi trường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngồi

Theo nghĩa chung nhất, môi trường thu hút đầu tư là tổng hòa các yếu tố bên ngoài tạo sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư.

Khái niệm môi trường thu hút đầu tư được Wim P.M. Vijverberg định nghĩa là bao gồm tất cả các điều kiện liên quan đến kinh tế, chính trị, hành chính, cơ sở hạ tầng tác động đến hoạt động đầu tư và kết quả hoạt động của doanh nghiệp (Chu Tiến Quang, 2003). Với khái niệm này, môi trường thu hút đầu tư được hiểu khá rộng.

Một khái niệm hẹp hơn và chủ yếu liên quan chặt chẽ, gắn liền với các hoạt động của doanh nghiệp và các cơ sở kinh doanh đó là Mơi trường kinh doanh. Mơi trường kinh doanh có thể được hiểu là: “Toàn bộ các yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã hội có tác động trực tiếp hay gián tiếp đến sự hình thành và phát triển kinh doanh” (Chu Tiến Quang, 2003).

Theo quan điểm hiện đại “Môi trường thu hút đầu tư là tập hợp những yếu tố đặc thù địa phương đang định hình cho các cơ hội và động lực để doanh nghiệp đầu tư có hiệu quả, tạo việc làm và mở rộng sản xuất” (Word Bank, 2004). Tập hợp những yếu tố đặc thù này bao gồm hai thành phần chính như chính sách của chính phủ, dịch vụ phục vụ sản xuất kinh danh (mềm) và các nhân tố khác liên quan như quy mô thị trường và ưu thế địa lý (cứng). Hai thành phần này sẽ tác động đến ba khía cạnh liên quan đến nhà đầu tư là chi phí cơ hội của vốn đầu tư, mức độ rủi ro trong đầu tư và những rào cản về quá trình cạnh tranh trong quá trình đầu tư. Dựa vào việc cân nhắc ba khía cạnh này nhà đầu tư sẽ xác định những cơ hội và động lực đầu tư đến một quốc gia hay một địa phương nào đó (Nguyễn Trọng Hồi, 2005).

1.2.2. Vai trị của mơi trường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

Hằng ngày, các doanh nghiệp trên khắp thế giới đều phải đứng trước những quyết định quan trọng, có ý nghĩa đối với tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo ở từng địa phương, quyết định của họ lại phụ thuộc rất lớn vào cách thức định hình MTĐT tại các địa phương đó thơng qua các chính sách và hành vi của chính quyền địa phương.

Một mơi trường thu hút đầu tư thuận lợi sẽ tạo cơ hội và động lực cho các doanh nghiệp - từ các doanh nghiệp nhỏ cho đến các công ty đa quốc gia - đầu tư có hiệu quả, tạo cơng ăn việc làm và mở rộng hoạt động. Vì thế cải thiện mơi trường thu hút đầu tư trong xã hội là một vấn đề thiết yếu của các địa phương, đặc biệt là ở các nước đang phát triển nhằm tạo ra một thế giới gắn bó, cân bằng và hịa bình hơn.

Không chỉ vậy việc cải thiện môi trường thu hút đầu tư giúp địa phương hồn thiện mơi trường kinh tế, đẩy nhanh quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Lịch sử phát triển kinh tế đã minh chứng rằng các địa phương có trình độ và điều kiện phát triển kinh tế tương đồng, do lựa chọn chiến lược kinh tế và khả năng tạo ra môi trường thu hút đầu tư khác nhau lại phát triển khác nhau. Nhiều địa

phương thực hiện chiến lược kinh tế mở và biết tạo ra môi trường kinh tế, MTĐT thuận lợi đã mau chóng tạo sự lan toả hình thành các vùng kinh tế trọng điểm, song cũng có một số địa phương khơng nắm bắt thời cơ, bỏ lỡ nhiều cơ hội phát triển đã đẩy nền kinh tế của địa phương mình lâm vào cảnh lạc hậu, trì trệ.

Việc cải thiện MTĐT giúp các địa phương tiếp nhận đầu tư điều chỉnh nhằm hoàn thiện MTĐT của nước mình trong quá trình thu hút đầu tư thực hiện công cuộc tái thiết và phát triển đất nước. Thường thì các nhân tố kích thích và thu hút đầu tư của một địa phương khơng có đầy đủ cùng một lúc; mà nó phải được hình thành và hồn thiện, phải được điều chỉnh liên tục của cả các chủ đầu tư và địa phương tiếp nhận đầu tư và mọi cố gắng, thiện chí của hai bên phải xuất phát từ động cơ kinh tế.

Chính vì vậy, mơi trường thu hút vốn FDI đóng vai trị rất quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế hiện nay.

1.2.3. Nội dung của môi trường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngồi

Như đã trình bày, mơi trường thu hút FDI bao gồm hai thành phần chính là các yếu tố mềm và các yếu tố cứng.

1.2.3.1. Các nội dung (yếu tố) cứng - Vị trí địa lý

Một nước có vị trí địa lý thuận lợi về khoảng cách, địa điểm, giúp cho việc cung ứng các đầu vào, vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm… mới có thể trở thành bàn đạp để những nước đi đầu tư thực hiện mục đích của mình. Vì vậy nó có ý nghĩa như một lợi thế so sánh nhằm thu hút FDI.

Điều kiện tự nhiên bao gồm: địa hình,thổ nhưỡng đất đai, thời tiết khí hậu, tài nguyên thiên nhiên… là những yếu tố quan trọng tác động đến khả năng sinh lãi hoặc rũi ro của các hoạt động đầu tư. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên là những ưu thế vốn có của một quốc gia, một vùng lãnh thổ, có ưu thế lâu dài trong phát triển kinh tế xã hội và là căn cứ để hoạch định các chính sách phát triển và thu hút FDI.

- Yếu tố văn hóa - xã hội

Các yếu tố về ngôn ngữ, tôn giáo, phong tục tập quán, thị hiếu thẩm mĩ, hệ thống giáo dục, đạo đức… có tác động khơng nhỏ tới việc lựa chọn lĩnh vực đầu tư.

Đặc điểm văn hóa xã hội của nước chủ nhà được coi là hấp dẫn đầu tư nước ngoài nếu có trình độ giáo dục cao và nhiều sự tương đồng về ngôn ngữ, tôn giáo, các phong tục tập quán với các nhà đầu tư nước ngồi. Các đặc điểm này khơng chỉ giảm được chi phí đào tạo nguồn nhân lực cho các nhà đầu tư nước ngồi mà cịn tạo điều kiện thuận lợi cho họ hòa nhập vào cộng đồng nước sở tại.

Các vấn đề về văn hóa như tơn giáo, phong tục tập quán, thị hiếu thẩm mỹ, dân trí… mang tính truyền thống khơng dễ gì thay đổi, nhưng cũng có một đặc điểm rất quan trọng khác là phụ thuộc rất lớn vào trình độ của hạ tầng kinh tế. Một quốc gia có kinh tế phát triển, hội nhập sâu sẽ có sự hội nhập văn hóa song hành, các giá trị tốt đẹp sẽ được thu nhập và nội địa hóa và hỗ trợ trở lại cho kinh tế.

- Yếu tố chính trị

Sự ổn định chính trị là yếu tố hấp dẫn hàng đầu với các nhà đầu tư. Chính phủ nước sở tại cần có chính sách hợp lý để ổn định chính trị và giữ cho xã hội ổn định trong thời gian dài. Đặc biệt, đường lối đối ngoại cởi mở hữu hảo sẽ thu hút được sự quan tâm, ủng hộ của các quốc gia trong vùng, cuốn hút họ cùng tham gia vào cơng cuộc phát triển kinh tế của nước mình. Nội chiến sẽ không chỉ thiêu đốt cả vốn lẫn lãi mà hơn nữa cịn uy hiếp đến tính mạng của chủ đầu tư. Chiến tranh và các dạng bạo lực tràn lan sẽ đặt dấu chấm hết cho tất cả các khoản đầu tư.

Sự ổn định chính trị của một quốc gia cịn quyết định mơi trường chính trị của các địa phương trong quốc gia đó. Tuy nhiên, cùng trong một quốc gia, cùng dưới một chế độ chính trị, nhưng ở mỗi vùng, tính ổn định lại có xu hướng khác nhau, điều này sẽ ảnh hưởng đến hoạt động thu hút FDI của địa phương đó.

Năng lực điều hành của Chính phủ cũng là một trong những yếu tố được xét đến Chính phủ có thể có ảnh hưởng hạn chế đến những yếu tố như vị trí địa lý, nguồn tài nguyên thiên nhiên, thời tiết khí hậu… Nhưng chính phủ lại có ảnh hưởng rất lớn đến việc đảm bảo quyền về tài sản, cách điều tiết và đánh thuế (cả trong nội địa lẫn tại cửa khẩu), mức độ thỏa mãn của cơ sở hạ tầng, sự vận hành của thị trường tài chính, hiện tượng tham nhũng và rất nhiều yếu tố khác liên quan. Tất cả những điều này phụ thuộc phần lớn vào năng lực điều hành và phẩm chất đạo đức của đội ngũ lãnh đạo đất nước.

1.2.3.2. Các nội dung mềm - Pháp luật và quản lý nhà nước

Quá trình đầu tư có liên quan đến rất nhiều hoạt động của các tổ chức, cá nhân và được tiến hành trong khoảng thời gian dài, ở nơi xa lạ nên các nhà đầu tư rất cần một môi trường pháp lý vững chắc. Vì vậy, mơi trường pháp luật là điều kiện không thể thiếu được trong mọi hoạt động kinh tế nói chung và trong hoạt động thu hút đầu tư nước ngồi nói riêng.

Quản lý Nhà nước về bản chất là hoạt động của bộ máy nhà nước nhằm thi hành hệ thống luật pháp và bảo đảm mơi trường chính trị-kinh tế-xã hội thuận lợi để xây dựng và bảo vệ đất nước. Quản lý nhà nước trong lĩnh vực thu hút FDI bao gồm: Chiến lược, qui hoạch, chính sách thu hút, hỗ trợ và quản lý FDI (thuế, tín dụng, đất đai, kỹ thuật - cơng nghệ….); bộ máy tổ chức quản lý, thủ tục hành chính; cơng tác xúc tiến đầu tư; bảo đảm an ninh trật tư; công tác xúc tiến đầu tư, giải quyết tranh chấp (đình cơng, khiếu kiện…), chế độ khen thưởng. Quản lý nhà nước là một yếu tố tác động lên hầu hết tất cả các hoạt động của doanh nghiệp FDI. Vì vậy, đóng vai trị rất quan trọng tạo nên sự thành cơng của MTĐT.

- Hệ thống kết cấu hạ tầng

Để thu hút đầu tư, đối với một tỉnh, vấn đề tạo dựng kết cấu hạ tầng vật chất và hạ tầng xã hội là điều kiện tiên quyết cho các hoạt động kinh doanh. Sự phát triển của kết cấu hạ tầng vật chất và hạ tầng xã hội sẽ tạo ra những điều kiện thuận lợi và giảm những chi phí phát sinh cho các hoạt động đầu tư.

Kết cấu hạ tầng bao gồm hạ tầng kinh tế và hạ tầng xã hội. Hạ tầng kinh tế bao gồm: các khu, cụm công nghiệp tập trung; hệ thống đường giao thông, sân bay, bến cảng, điện lực, viễn thông, cung cấp nước… là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến việc vận hành các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; Hạ tầng xã hội bao gồm: nhà ở và các thiết chế văn hóa, y tế, giáo dục có liên quan đến đời sống vật chất và tinh thần cho nhà đầu tư và gia đình họ, cho đội cán bộ quản - kỹ thuật và công nhân lao động luôn được các nhà đầu tư đánh giá kĩ lưỡng trước khi quyết định đầu tư.

Một quốc gia có nguồn lao động dồi dào, trình độ tay nghề cao, giá nhân cơng phù hợp sẽ có lợi thế trong thu hút đầu tư FDI.Chất lựơng đội ngũ lao động được quyết định bởi trình độ phát triển giáo dục đào tạo. Mặc dù sau khi tuyển dụng lao động thì đại đa số các doanh nghiệp FDI phải đào tạo lại, nhưng sự khác biệt quá lớn trong quan điểm cũng như nội dung đào tạo ở nước nhận đầu tư và nhu cầu của doanh nghiệp sẽ làm hạn chế hiệu quả đầu tư và làm nản lịng những nhà đầu tư có nhu cầu sử dụng nhiều lao động có chất lượng cao.

- Sự phát triển của công nghiệp hỗ trợ

Theo Porter (1990), các ngành công nghiệp liên kết và hỗ trợ là một trong 4 yếu tố hình thành lợi thế cạnh tranh của ngành sản xuất hoặc quốc gia (mơ hình kim cương). Công nghiệp hỗ trợ (hay phụ trợ) là ngành công nghiệp sản xuất và cung cấp các yếu tố đầu vào,hàng hóa trung gian cho các doanh nghiệp sản xuất chính để sản xuất ra các thành phẩm cuối cùng. Các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ bao gồm: nguyên liệu, linh kiện,phụ kiện, phụ liệu, phụ tùng, bao bì,các khâu gia cơng cơ khí như cắt, ép, gị, hàn, tạo khuôn… Sản phẩm công nghiệp phụ trợ thường được, thực hiện bởi các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Cơng nghiệp phụ trợ có vai trị rất quan trọng trong việc thu hút dòng vốn FDI vào lĩnh vực cơng nghiệp; góp phần tăng sức cạnh tranh của sản phẩm cơng nghiệp chính và đẩy nhanh q trình cơng nghiệp hố theo hướng vừa mở rộng vừa sâu. Công nghiệp hỗ trợ không phát triển sẽ làm cho các công ty lắp ráp và những công ty sản xuất thành phẩm cuối cùng khác sẽ phải phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu..Ngồi ra, cơng nghiệp phụ trợ thúc đẩy việc chuyển giao công nghệ, áp dụng các kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, góp phần tạo cơng ăn việc làm, thu hút lao động dư thừa trên các địa bàn sản xuất của doanh nghiệp, đồng thời kích thích phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nước.

- Các dịch vụ phục vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Các dịch vụ phục vụ sản xuất kinh doanh cung ứng các sản phẩm dịch vụ cần thiết để hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra thuận lợi,tiết kiệm chi phí sản xuất và tiêu thụ sản phẩm bao gồm:

+ Các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng như: cho vay, tài trợ thương mại, thanh toán chuyển tiền hay các dịch vụ thẻ ATM, thẻ tín dụng quốc tế…

+ Dịch vụ môi trường: giúp xử lý các rác thải, xử lý nước thải, lập báo cáo đánh giá tác động của môi trường,…

+ Các dịch vụ khác như: dịch vụ kiểm định chất lượng sản phẩm, logistic, kiểm hóa, dịch vụ tư vấn pháp lý - kinh tế - kỹ thuật, dịch vụ bảo vệ, phịng cháy chữa cháy… cũng đóng góp quan trọng vào việc thu hút FDI

1.2.4. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả của việc hồn thiện mơi trường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Hiệu quả của việc hồn thiện mơi trường thu hút FDI được đánh giá trên kết quả thu hút FDI phản ánh số lượng và chất lượng của vốn FDI đạt được trên địa bàn tỉnh.

1.2.4.1. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả của việc hồn thiện môi trường thu hút FDI phản ánh qua kết quả thu hút FDI về số lượng

Các tiêu chí đánh giá được thể hiện thơng qua giá trị tuyệt đối, giá trị tương đối và tốc độ tăng trưởng.

- Số lượng doanh nghiệp (dự án) có vốn FDI

+ Tiêu chí này cho biết số lượng các doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn tỉnh. + Giá trị tuyệt đối của tiêu chí này là tổng số các doanh nghiệp FDI đang hoạt động trên địa bàn tỉnh.

+ Giá trị tương đối (để so sánh) là tỷ lệ (%) doanh nghiệp FDI so với tổng số doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh.

+ Tốc độ tăng trưởng của số lượng doanh nghiệp FDI qua các năm là tỉ lệ giữa số dự án năm sau so với số lượng dự án của năm trước đó.

- Vốn đầu tư FDI

+ Tiêu chí này cho biết số lượng vốn (tính bằng đơn vị tiền tệ USD (bỏ hoặc đồng Việt Nam) của các doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh.

+ Giá trị tuyệt đối của vốn đầu tư FDI là tổng số vốn của các doanh nghiệp FDI. + Giá trị tương đối (để so sánh) là tỷ lệ (%) vốn của doanh nghiệp FDI so với tổng số vốn của các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh.

+ Tốc độ tăng vốn FDI qua các năm của một địa phương là tỉ lệ giữa số vốn đầu tư FDI của năm sau so với số vốn đầu tư FDI của năm trước đó.

1.2.4.2. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả của việc hồn thiện môi trường thu hút FDI phản ánh qua kết quả thu hút FDI về chất lượng bao gồm:

- Cơ cấu quốc gia chủ đầu tư FDI.

+ Tiêu chí này được tính bằng tỉ lệ % vốn đầu tư của mỗi nước chủ đầu tư so với tổng vốn FDI trên địa bàn tỉnh.

+ Tiêu chí này phản ánh vai trị vị trí của từng nước chủ đầu tư có đầu tư vào

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện môi trường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh bình dương (Trang 33)