Những bài học cho tỉnh Bình Dương từ kinh nghiệm thực tiễn trong và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện môi trường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh bình dương (Trang 46 - 104)

1.3. Kinh nghiệm thực tiễn về hồn thiện mơi trƣờng thu hút đầu tƣ trực tiếp

1.3.3. Những bài học cho tỉnh Bình Dương từ kinh nghiệm thực tiễn trong và

và ngoài nước

Kinh nghiệm về MTĐT của nước ngoài và thực tiễn thu hút đầu tư của các tỉnh thành trong cả nước cũng như các quốc gia lân cận; có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam nói chung và tỉnh Bình Dương nói riêng trong việc xây dựng và hồn thiện MTĐT trong q trình thu hút FDI.

Một là, tiếp tục đẩy mạnh cơng tác xây dựng, hồn thiện hệ thống luật pháp,

chính sách liên quan đến đầu tư, kinh doanh. Sửa đổi ngay các nội dung khơng cịn phù hợp, không đồng bộ, thiếu nhất quán, còn bất cập, chưa rõ, bổ sung các nội dung cịn thiếu. Đặc biệt, chính sách thu hút và ưu đãi đầu tư phải được xây dựng theo hướng thuận lợi và có tính cạnh tranh hơn so với các nước trong khu vực, nhất là MTĐT phải ổn định, có tính tiên lượng và minh bạch.

Hai là, công bố rộng rãi các quy hoạch đã được phê duyệt, tạo điều kiện

thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngồi tiếp cận thơng tin về quy hoạch để xây dựng kế hoạch đầu tư. Tập trung hoàn thiện thể chế về quy hoạch nhằm nâng cao chất lượng của các quy hoạch khi phê duyệt và tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước đối với công tác quy hoạch phục vụ đầu tư phát triển.

Ba là, đẩy mạnh thu hút đầu tư vào kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; lựa chọn

các dự án tiềm năng hấp dẫn, có tính khả thi cao theo các lĩnh vực ưu tiên để đưa vào danh mục dự án đối tác cơng – tư (PPP), bố trí nguồn vốn ngân sách để đầu tư đối ứng cho các dự án PPP kêu gọi nhà đầu tư nước ngồi. Đồng thời, có chính sách ưu đãi đủ sức hấp dẫn đối với một số dự án hạ tầng kinh tế - xã hội có quy mơ lớn, có tính lan tỏa cao và tác động tích cực đến sự phát triển chung của đất nước.

Bốn là, tập trung phát triển công nghiệp hỗ trợ theo hướng tập trung vào một

số ngành, sản phẩm trọng điểm. Đặc biệt, cụ thể hóa các tiêu chí xác định ngành, sản phẩm được hưởng ưu đãi theo diện công nghiệp hỗ trợ, nâng mức ưu đãi đủ sức hấp dẫn các nhà đầu tư trong lĩnh vực cơng nghiệp hỗ trợ. Trong đó, đặc biệt ưu đãi cao hơn cho các doanh nghiệp đầu tư theo chuỗi dự án sản xuất sản phẩm lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ so với các dự án đơn lẻ.

Năm là, bên cạnh việc xúc tiến thu hút vốn FDI mới, cần tăng cường hỗ trợ, ưu

đãi tài chính cho các nhà đầu tư đang hoạt động có hiệu quả tại Việt Nam. Cụ thể là: - Thông qua việc áp dụng hệ thống giá cả đối với các nhà đầu tư nước ngoài và các doanh nghiệp trong nước thống nhất theo cơ chế “một giá”, như: giá điện, nước, vận tải, bưu điện…; Đổi mới chế độ quy định cho doanh nghiệp lập báo cáo thuế, báo cáo tài chính theo hướng minh bạch, đơn giản, tiết kiệm thời gian và chi phí của doanh nghiệp, như: nộp qua đường bưu điện, hoặc internet có mã tài khoản.

- Thường xuyên thực hiện việc đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ, bảo đảm cán bộ thuế có trình độ, kiến thức, kỹ năng quản lý thuế tiên tiến, đồng thời có đạo đức nghề nghiệp, văn hóa ứng xử tốt. Kiện toàn và tăng cường hệ thống kiểm tra nội bộ trong tồn ngành thuế để kiểm sốt, giảm thiểu và từng bước đi đến xóa bỏ hành vi gây phiền hà, sách nhiễu doanh nghiệp.

Sáu là, tăng cường và có kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao để

đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp. Hoàn thiện các quy định của pháp luật để tăng cường quản lý theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho lao động nước ngồi tại Việt Nam có trình độ chun mơn kỹ thuật cao, cũng cần tính đến các trường hợp đặc thù và đảm bảo quản lý hiệu quả.

Tóm tắt chương 1:

Trong bối cảnh tồn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế thì MTĐT là một trong những nhân tố quan trọng góp phần vào thành công của một địa phương hay quốc gia. MTĐT chính là yếu tố then chốt, ảnh hưởng trực tiếp đến việc thu hút vốn đầu tư của một quốc gia hay một địa phương.

Môi trường thu hút đầu tư là tập hợp những yếu tố đặc thù địa phương đang định hình cho các cơ hội và động lực để doanh nghiệp đầu tư có hiệu quả, tạo việc làm và mở rộng sản xuất, bao gồm hai thành phần chính là: chính sách của chính phủ, dịch vụ phục vụ sản xuất kinh danh (yếu tố mềm) và các nhân tố khác liên quan như quy mô thị trường và ưu thế địa lý (yếu tố cứng). Hai thành phần này sẽ tác động đến ba khía cạnh liên quan đến nhà đầu tư là chi phí cơ hội của vốn đầu tư, mức độ rủi ro trong đầu tư và những rào cản về quá trình cạnh tranh trong quá trình đầu tư.

Trong chương 1, tác giả đã giới thiệu những lý luận cơ bản về môi trường đầu tư trực tiếp nước ngồi, các yếu tố cấu thành mơi trường thu hút FDI, những bài học kinh nghiệp của các tỉnh/thành trong nước và các Quốc gia trong khu vực. Đây là những lý thuyết nền tảng cho việc phân tích thực trang và tìm ra những giải pháp để hồn thiện mơi trường thu hút FDI ở Bình Dương (trong chương 2 và chương 3).

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG MÔI TRƢỜNG THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGỒI TẠI BÌNH DƢƠNG

2.1. Khái quát chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dƣơng có ảnh hƣởng đến hồn thiện mơi trƣờng thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngồi trên địa bàn tỉnh

Bình Dương là tỉnh thuộc miền Đơng Nam Bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (gồm 8 tỉnh thành, thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước, Tây Ninh, Long An và tỉnh Tiền Giang), là một trong những tỉnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, phát triển công nghiệp năng động của cả nước.

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

2.1.1.1. Vị trí địa lý

Theo địa chí tỉnh Bình Dương, tỉnh thuộc miền Đơng Nam Bộ. Lãnh thổ của tỉnh nằm trong phạm vi địa lý từ 10o50' đến 11o30' Vĩ độ Bắc và từ 106o20' – 106o58' kinh độ Đơng. Phía Bắc giáp tỉnh Bình Phước, phía Nam giáp thành phố Hồ Chí Minh, phía Đơng giáp tỉnh Đồng Nai. Phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và thành phố Hồ Chí Minh. Theo Nghị quyết số 136/NQ-CP ngày 29/12/2013 của Chính phủ, tỉnh Bình Dương có diện tích tự nhiên là 2.694,43 km2 (chiếm khoảng 0,83% diện tích cả nước, khoảng 12% diện tích miền Đơng Nam Bộ); dân số 1.802.500 người (Tổng cục Thống kê – tháng 10/2014); 09 đơn vị hành chính cấp huyện (gồm: thành phố Thủ Dầu Một, thị xã Dĩ An, thị xã Thuận An, thị xã Bến Cát, thị xã Tân Uyên và các huyện Bàu Bàng, Bắc Tân Uyên, Dầu Tiếng, Phú Giáo) và 91 đơn vị hành chính cấp xã (48 xã, 41 phường, 02 thị trấn).

Bình Dương nằm hồn tồn trong nội địa, khơng giáp biển và cũng khơng có đường biên giới giáp với các nước láng giềng. Nằm lọt và trung tâm Đông Nam Bộ, lại thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Bình Dương có nhiều lợi thế phát triển kinh tế - xã hội. Trên địa bàn tỉnh có các trục lộ giao thơng huyết mạch của quốc gia đã được nâng cấp và chạy qua như Quốc lộ 1A, 12, 14, đường sắt Bắc Nam, tuyến đường xuyên Á, đường giao lưu với các tỉnh trong vùng cũng như với các vùng khác.

Trong tứ giác công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh - Bình Dương - Đồng Nai - Bà Rịa Vũng Tàu, cự ly từ đường ranh giới của tỉnh về trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh là gần nhất và thuận tiện hơn so với các tỉnh lân cận. Các hệ thống giao thông kết nối của vùng Đông Nam bộ với vùng Tây Nguyên, thì tỉnh Bình Dương cũng được xem vừa là cửa ngõ vừa là nơi trung chuyển vận tải hàng hóa và hành khách thuận lợi.

2.1.1.2. Khí hậu

Khí hậu ở Bình Dương mang đặc điểm nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm với 2 mùa rõ rệt: mùa mưa, từ tháng 5 - 11, mùa khô từ khoảng tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau. Bình Dương có lượng mưa trung bình hàng năm khá lớn, từ 1.800 - 2.000 mm với số ngày có mưa là 120 ngày. Khí hậu Bình Dương có sự phân mùa rõ rệt giữa mùa mưa và mua khô. Nhiệt độ trung bình hằng năm là 26,5°C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất 29°C (tháng 4), tháng thấp nhất 24°C (tháng 1).

Chế độ gió tương đối ổn định, khơng chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão và áp thấp nhiệt đới. Về mùa khơ gió thịnh hành chủ yếu là hướng Đông, Đông - Bắc, về mùa mưa gió thịnh hành chủ yếu là hướng Tây, Tây - Nam. Tốc độ gió bình qn khoảng 0.7 m/s, tốc độ gió lớn nhất quan trắc được là 12m/s thường là Tây, Tây - Nam. Với khí hậu nhiệt đới mang tính chất cận xích đạo, nền nhiệt độ cao quanh năm, độ ẩm cao và nguồn ánh sáng dồi dào, rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, đặc biệt là cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày, cây ăn quá, rau màu thực phẩm và cho các hoạt động kinh tế khác.

Khí hậu Bình Dương tương đối hiền hịa, ít thiên tai như bão lụt… tuy nhiên, sự phân hóa giữa mùa mưa và mùa khô tương đối sâu sắc, vấn đề thủy lợi cần được quan tâm, nhất là giải quyết nước tưới cho các vùng trồng cây công nghiệp vào mùa khô (Theo Địa chí tỉnh Bình Dương).

2.1.1.3. Tài ngun, khống sản

Địa hình của tỉnh nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa sườn phía Nam của dãy Trường Sơn với các tỉnh đồng bằng sơng Cửu Long; nhìn chung địa hình của tỉnh tương đối bằng phẳng, khá cao so với mực n ước biển. Đất đai có thành phần chủ

yếu là cát pha, sét pha nên phần lớn diện tích của tỉnh đều thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp và xây dựng cơ sở hạ tầng.

- Tài nguyên rừng: Do đặc điểm khí hậu nhiệt đới ẩm và đất đai màu mỡ, nên

rừng ở Bình Dương xưa rất đa dạng và phong phú về nhiều chủng loài, cung cấp nhiều loại dược liệu làm thuốc chữa bệnh, cây thực phẩm và nhiều lồi động vật, trong đó có những lồi động vật q hiếm. Hiện nay, rừng Bình Dương đã bị thu hẹp khá nhiều do bị bom đạn, chất độc hóa học của giặc Mỹ tàn phá trong chiến tranh.

Trong những năm tháng chiến tranh diễn ra ác liệt, Mỹ-ngụy đã ủi phá rừng, bứng hết cây cối nhằm tạo thành những “vùng trắng”, đẩy lực lượng cách mạng ra xa căn cứ càng làm cho rừng thêm cạn kiệt. Mặt khác, sau ngày Miền Nam hoàn tồn giải phóng, việc khai thác rừng bừa bãi cũng làm cho rừng bị thu hẹp.

- Tài ngun nước: Bình Dương có nhiều sơng, các sơng lớn là sông Đồng Nai, sông Sài Gịn, sơng Bé, sơng Thị Tính (nhánh của sơng Sài Gịn) và hồ thủy lợi Dầu Tiếng với khối lượng nước ngọt lớn. Ngồi ra, cịn có tuyến nước ngầm ở phía Nam của tỉnh, là nguồn cung ứng nước cho nông nghiệp, công nghiệp và dân sinh.

Sông Đồng Nai: đoạn thuộc địa phận tỉnh dài 58km, là ranh giới của Bình

Dương và tỉnh Đồng Nai. Sơng có lịng rộng từ 150-400m, do nằm ở hạ lưu hồ Trị An nên mực nước điều hòa, thuận lợi cho giao thông đường thủy.

Một phụ lưu của sông Đồng Nai là sông Bé, bắt nguồn từ Nam Tây Nguyên, đoạn chảy qua các huyện Phú Giáo, Tân Uy ên có chiều dài 120km. Sơng có lịng hẹp (50-100 m), lịng sơng nhiều ghềnh đá, lưu lượng dịng chảy khơng đều, nên ít thuận lợi về giao thơng.

Sơng Sài Gịn: có diện tích lưu vực 4.500km2, chiều dài 280km; đoạn hạ lưu

là ranh giới của Bình Dương với tỉnh Tây Ninh và Thành phố HCM dài 140km. Lịng sơng rộng khoảng 200-300m, dòng chảy điều hòa. Từ hồ Dầu Tiếng trở về hạ lưu, sơng chịu ảnh hưởng của thủy triều.

Nhìn chung, hệ thống sơng, suối, hồ ở tỉnh Bình Dương khá dày, tạo thành hệ thống thóat nước tự nhiên khá tốt, bên cạnh chức năng cung cấp nước mặt, nước ngầm phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân.

Khống sản của Bình Dương khơng nhiều, theo tài liệu của Cục Địa chất và khoáng sản Việt Nam, trên địa bàn tỉnh có 57 vùng mỏ lớn nhỏ, chủ yếu là khóang sản xây dựng, làm nguyên liệu cho các ngành gốm sứ, gạch ngói. Một số khóang sản có trữ lượng đáng chú ý: Cao Lanh (Tập trung ở Tân Uyên, Dầu Tiếng); sét

gạch ngói (tập trung ở khu vực huyện Bến Cát, huyện Tân Uy ên, Phú Giáo); Đá xây dựng (tập trung ở huyện Tân Uyên, Thị xã Dĩ An, huyện Phú Giáo và huyện

Dầu Tiếng); Cát xây dựng (Phân bố dọc sông Đồng Nai, sơng Sài Gịn, sơng Thị

Tính và Hồ Dầu Tiếng); Cuội sỏi (Phân bố ở các huyện Dầu Tiếng, Tân Uyên);

Than bùn (Phân bố rải rác ở các vùng bán lầy thung lũng ven sông Đồng Nai, Sài Gịn, Thị Tính thuộc các huyện Bến Cát, Tân Un, Dầu Tiếng, TP. Thủ Dầu Một, Thị xã Thuận An)

Với các điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiện, Bình Dương có nhiều tiền đề để tiếp tục phát triển mạnh về kinh tế trong tương lai.

2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

2.1.2.1. Hiện trạng dân cư và lao động - Về dân cư:

Quy mơ dân số và biến động dân cư có ảnh hưởng rất lớn đến q trình phát triển KT - XH của mỗi vùng miền. Kể từ khi tái lập tỉnh đến nay, Bình Dương có số dân khá đông, năm 2015, dân số trung bình khoảng 1.947.220 người (Niên giám thống kê tỉnh Bình Dương, 2015) (chiếm 2,1% dân số cả nước), tốc độ gia tăng dân số ln duy trì ở mức trên 4 %/năm (giai đoạn 2011-2015). Đây vừa là tiềm năng về nguồn lao động dồi dào, là thị trường tiêu thụ hàng hóa lớn nhưng cũng tạo ra sức ép lớn về việc làm và các vấn đề xã hội.

Bảng 2.1: Dân số trung bình của tỉnh Bình Dương từ năm 1997 đến năm 2015

STT Năm Dân số trung

bình (ngƣời) Mật độ dân số (ngƣời/km2)

Tốc độ gia tăng (ngƣời/năm) 1 1997 679.000 252 2 1998 700.100 260 3,11 3 1999 720.800 268 2,96 4 2000 779.400 289 8,13

5 2001 845.500 314 8,48 6 2002 910.000 338 7,63 7 2003 973.100 361 6,93 8 2004 1.037.100 385 6,58 9 2005 1.109.300 412 6,96 10 2006 1.203.700 447 8,51 11 2007 1.307.000 485 8,58 12 2008 1.402.700 521 7,32 13 2009 1.512.500 561 7,83 14 2010 1.619.900 601 7,10 15 2011 1.691.400 628 4,41 16 2012 1.748.000 649 3,35 17 2013 1.802.500 669 3,12 18 2014 1.887.000 700 4,69 19 Sơ bộ 2015 1.947.220 723 3,19

(Nguồn: Tổng Cục thống kê, tính tốn của tác giả).

Với diện tích 2.694,4 km2, mật độ dân số của tỉnh hiện nay là 712 người/km2, thuộc loại khá cao so với các địa phương trong cả nước. Dân cư phân bố không đều giữa các địa phương, tập trung đông nhất là ở Thị xã Thuận An (chiếm 24,5% dân số toàn tỉnh) và Thị xã Dĩ An (chiếm 20 %).

- Về lao động:

Theo Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Bình Dương (năm 2015), tồn tỉnh có trên 1.2 triệu người đang làm việc trong các ngành kinh tế (chiếm 64 % dân số). Lao động làm việc trong các DN có vốn đầu tư nước ngồi có tỷ lệ khá cao, chiếm 40,3% tồn tỉnh; lao động trong các doanh nghiệp Nhà nước đạt thấp, chỉ chiếm khoảng 6,2%; lao động trong doanh nghiệp, cơ sở ngoài Nhà nước chiếm khoảng 53,5%.

2.1.2.2. Hệ thống đào tạo

Hiện tỉnh Bình Dương có 07 trường Đại học, 07 trường Cao đẳng, 16 trường trung cấp chuyên nghiệp và 20 trung tâm dạy nghề và đào tạo khác.

Cơ cấu đào tạo nghề trong các trường, chủ yếu tập trung đào tạo các nghề sau: công nghệ kỹ thuật điện, điện tử và viễn thông, chiếm khoảng 25% tổng số tuyển sinh; ngành kế toán chiếm 18,6%; ngành công nghệ kỹ thuật cơ khí chiếm 16,0%; ngành điều dưỡng, hộ sinh chiếm 11,5%; ngành dược chiếm 11,5%; cịn lại các ngành cơng nghệ thơng tin (5,7%); máy vi tính (4,0%); ngành y (3,0%); ngành lâm nghiệp (2,6%); ngành mộc và trang trí nội thất (2,2%),...

Bảng 2.2: Số học sinh tốt nghiệp qua các hệ đào tạo

Đơn vị: học sinh tốt nghiệp

TT Hệ đào tạo 2011 2012 2013 2014 Sơ bộ 2015

1 Đại học, Cao đẳng 3.600 4.429 5.328 5.739 7.444 2 Trung cấp chuyên nghiệp 5.322 4.043 4.316 4.420 2.108

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện môi trường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh bình dương (Trang 46 - 104)