Kinh nghiệm trong nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện môi trường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh bình dương (Trang 41 - 43)

1.3. Kinh nghiệm thực tiễn về hồn thiện mơi trƣờng thu hút đầu tƣ trực tiếp

1.3.1. Kinh nghiệm trong nước

* Kinh nghiệm của Thành phố Hồ Chí Minh

Là một trong địa phương đi đầu trong cả nước về thu hút FDI, bên cạnh những thành cơng, TP.HCM có nhiều bài học để dịng vốn FDI mang lại hiệu quả hơn nữa cho quá trình phát triển kinh tế của thành phố nói riêng cũng như cả nước nói chung. Với 30% tổng thu ngân sách quốc gia, đến nay, Tp. Hồ Chí Minh đã đóng góp 1/3 giá trị cơng nghiệp, 1/5 kim ngạch xuất khẩu và 1/5 quy mô kinh tế của cả nước (Thanh Thủy, 2015). Để có được vai trò đầu tàu, là cực tăng trưởng trọng yếu và là cửa ngõ chính kết nối kinh tế Việt Nam với khu vực và thế giới, một trong những thành công mà TPHCM đạt được chính là những kinh nghiệm trong việc thu hút nguồn vốn FDI.

Hiện nay, trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh có 5.765 dự án đầu tư FDI còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư kể cả cấp mới và tăng vốn là gần 38,94 tỷ USD. Trong đó, tại các Khu chế xuất – KCN TP.Hồ Chí Minh có 559 dự án đầu tư FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký là 5,4 tỷ USD. Có 24 dự án đăng kí mới trong năm 2015 với vốn đầu tư 424,31 triệu USD. Các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư bao gồm: British Virgin Islands chiếm 74,71% tổng vốn đầu tư, Hàn Quốc chiếm 14,81%, Singapore 4,43%, Hồng Kông 4,24%... (Thanh Thủy, 2015)

Đồng thời, có nhiều dự án lớn, góp phần làm thay đổi hạ tầng cũng như tạo nên bộ mặt mới cho thành phố. Ngoài dự án Samsung đầu tư vào Khu Cơng nghệ cao, cịn phải kể đến những dự án hạ tầng và dịch vụ công nghiệp cao cấp khác như Khu phức hợp Tháp quan sát Thủ Thiêm với 1,2 tỷ USD; dự án Khu dân cư Vina Nam Phú với 60 triệu USD; dự án Khu nhà ở cao tầng tại Thảo Điền (quận 2) với 57 triệu USD;…

+ Để đạt được những kết quả trên, TP. Hồ Chí Minh đã thực hiện nhiều chính sách thu hút nguồn FDI, trong đó cải cách các thủ tục hành chính, quản lý là mục tiêu số một. Theo đó, việc thành lập các Ban Quản lý theo lĩnh vực hoạt động đã phát huy vai trò tham mưu cho UBND Thành phố để xây dựng các chính sách thẩm định dự án đầu tư, thu hút đầu tư linh hoạt, phù hợp với quy mô, phạm vi hoạt động của từng khu, từ đó nâng cao cất lượng cung cấp thơng tin, hướng dẫn và giải quyết theo cơ chế “một cửa”, rút ngắn thời gian cấp giấy phép, giấy chứng nhận đầu tư cho các nhà đầu tư.

- Theo các chuyên gia, thành công nhất trong thu hút FDI của TP. Hồ Chí Minh là việc thu hút đầu tư vào những ngành nghề theo đúng định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giúp thành phố phát triển bền vững trong tương lai. Trong các ngành công nghiệp, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào những ngành công nghiệp kỹ thuật cao, công nghiệp sử dụng hàm lượng khoa học công nghệ cao như: Công nghiệp phần mềm, điện tử, tin học, công nghiệp dược phẩm… Cụ thể, đầu tư FDI năm 2015 vào lĩnh vực dệt may cao cấp chiếm 71,75%, hóa chất chiếm 9,33%, thực phẩm 5,93%, cơ khí chiếm 4,83%, nhựa cao su chiếm 4,48%, dịch vụ chiếm 3,15%... (Thanh Thủy, 2015).

- Với những chính sách ưu đãi về thuế đất đai, nỗ lực đầu tư cơ sở hạ tầng TP. Hồ Chí Minh đã và đang hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngồi làm ăn tại Việt Nam; góp phần khơng nhỏ trong việc tạo ra công ăn việc làm cho người lao động với 22,5% trong tổng lực lượng lao động của thành phố mà cịn góp phần nâng cao trình độ lao động trong nước thơng qua việc chuyển giao trình độ khoa học cơng nghệ tiên tiến, thu hút lực lượng chuyên gia nước ngồi có trình độ cao, có kinh nghiệm trong cơng tác quản lý.

- Sự nhất quán trong hành động của tập thể lãnh đạo thành phố. Đó chính là tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, tạo mơi trường kinh doanh bình đẳng, minh bạch cho nhà đầu tư. Các cơ quan chức năng luôn đồng hành cùng doanh nghiệp, lắng nghe những bức xúc của nhà đầu tư để cải thiện MTĐT, biến TP. Hồ Chí Minh là điểm đến tin cậy của nhà đầu tư nước ngoài.

Đồng Nai hiện đang nằm trong top đầu các tỉnh, thành thu hút FDI. Theo sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Nai, năm 2015 tỉnh thu hút được gần 2,45 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài. Như vậy toàn tỉnh đã thu hút được 1.553 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư đăng ký là trên 28 tỷ USD. Số dự án còn hiệu lực là gần 1.200 dự án, với tổng vốn đầu tư gần 24 tỷ USD (Hương Giang, 2016).

Kết quả là cho đến nay, 19 KCN ở Đồng Nai đã cho thuê được 1.851 ha đất, đạt gần 56% tổng diện tích đất dùng cho thuê; thu hút được 629 dự án của các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư đến từ 26 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới với tổng vốn đăng ký 6.664 triệu USD (Lê Xuân Bình, 2005).

Đạt được thành quả như trên là nhờ UBND tỉnh Đồng Nai đã:

+ Nâng cao chất lượng quy hoạch đầu tư: Định hướng và thu hút vốn đầu tư phải gắn chặt với quy hoạch phát triển các ngành, các vùng lãnh thổ và đặt trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, khai thác những tiềm năng và lợi thế so sánh của tỉnh, tránh đầu tư tràn lan, đầu tư theo phong trào làm lãng phí nguồn lực, làm giảm lòng tin của các nhà đầu tư.

+ Phát triển đồng bộ, HĐH cơ sở hạ tầng kỹ thuật: Tiếp tục nâng cao vai trò của ngân sách nhà nước trong xây dựng kết cấu hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng ngoài hàng rào KCN. Cho phép vay ưu đãi hoặc được phát hành trái phiếu cơng trình để đầu tư vào các cơng trình trọng điểm. Khuyến khích tư nhân đầu tư vốn vào phát triển hạ tầng KCN.

+ Mở rộng tự do hóa đầu tư và tăng cường xúc tiến vận động đầu tư: Cho phép các nhà đầu tư được tự do lựa chọn hình thức đầu tư, đối tác đầu tư, ngành nghề và địa điểm đầu tư. Khuyến khích các thành phần kinh tế trong nước hợp tác đầu tư với nước ngồi thành lập cơng ty cổ phần trong nước có vốn FDI. Đây là loại hình cơng ty có lợi thế về huy động vốn và mức độ rủi ro thấp so với công ty trách nhiệm hữu hạn: Xuân Lộc, Thống Nhất, Cẩm Mỹ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện môi trường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh bình dương (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)