Các yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định đầu tƣ của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hạn chế tài chính và quyết định đầu tư của các công ty trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 31 - 35)

Chƣơng 1 : GIỚI THIỆU

2.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định đầu tƣ của doanh nghiệp

Quyết định đầu tƣ của doanh nghiệp phụ thuộc vào các yếu tố bên ngồi của mơi trƣờng kinh tế vĩ mơ nhƣ chính sách kinh tế của Nhà nƣớc, thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm, tiến bộ khoa học kỹ thuật, lãi suất cho vay … và các yếu tố bên trong của doanh nghiệp nhƣ sự sẵn có của nguồn vốn nội bộ, yếu tố quản lý và phƣơng châm hoạt động của doanh nghiệp… Trong phạm vi bài nghiên cứu này, tác giả chủ yếu xem xét đến các yếu tố tài chính của doanh nghiệp nhƣ sự sẵn có của nguồn vốn nội bộ, khả năng vay nợ của doanh nghiệp. Ngoài ra, các yếu tố đầu ra của doanh nghiệp và đầu tƣ trong quá khứ cũng đƣợc xem xét trong quyết định đầu tƣ của doanh nghiệp vì nó phản ánh hiệu quả đầu tƣ của doanh nghiệp và khả năng thích ứng của doanh nghiệp với nhu cầu của thị trƣờng.

Để xem xét các yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định đầu tƣ của doanh nghiệp tại thị trƣờng Việt Nam, tác giả dựa trên khung phân tích sau:

Hình 2.1. Khung phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của doanh nghiệp

Nhƣ đã phân tích ở trên, theo Modigliani-Miller (1958) trong một thị trƣờng vốn hoàn hảo, nguồn vốn nội bộ và nguồn vốn bên ngoài là thay thế hoàn hảo cho nhau, quyết định đầu tƣ và quyết định tài trợ của một công ty độc lập với nhau. Tuy nhiên, thị trƣờng vốn trong thực tế có khuynh hƣớng đƣợc đặc trƣng bởi một thị trƣờng khơng hồn hảo, chi phí cho nguồn vốn nội bộ thì ít tốn kém hơn so với Đầu tƣ ở năm trƣớc

Đầu ra của doanh nghiệp ở năm trƣớc Khả năng vay nợ của

doanh nghiệp Dòng tiền ở năm

24

nguồn vốn bên ngoài do vấn đề bất cân xứng thơng tin, chi phí giao dịch, chi phí kiệt quệ tài chính... Điều này có thể đƣợc giải thích khi sử dụng các nguồn tài trợ bên ngoài nhƣ nợ vay và phát hành cổ phần mới trong điều kiện thị trƣờng vốn khơng hồn hảo, các nhà quản lý doanh nghiệp tốt phải gánh thêm một khoản phí từ các chủ nợ hoặc nhà đầu tƣ bên ngồi do bất cân xứng thơng tin họ khơng thể phân biệt đƣợc chất lƣợng của các cơng ty. Chính khoản phí này làm cho chi phí sử dụng nguồn vốn bên ngoài tốn kém hơn so với nguồn vốn nội bộ, từ đó, các cơng ty có xu hƣớng thích sử dụng nguồn tài chính nội bộ, ví dụ nhƣ lợi nhuận giữ lại hơn là các nguồn tài trợ bên ngoài.

Nhiều bằng chứng thực nghiệm cũng cho thấy một mối tƣơng quan dƣơng đáng kể giữa dòng tiền và đầu tƣ (Fazzari và cộng sự (1988); Hoshi, Kashyap và Scharfstein (1991), Hall và cộng sự (1999)…) đối với các công ty bị hạn chế tài chính. Điều này ngụ ý rằng các cơng ty bị hạn chế tài chính có thể bỏ qua các cơ hội đầu tƣ hấp dẫn do khơng tìm đƣợc nguồn tài trợ với chi phí thấp từ bên ngồi. Một sự nhạy cảm cao của đầu tƣ với dịng tiền tự do có thể đƣợc xem là bằng chứng của hạn chế tài chính. Ngồi ra, một sự gia tăng địn bẩy nợ có thể làm giảm lƣợng tiền cho đầu tƣ và đòn bẩy cao là một rào cản để tiếp cận nguồn vốn bên ngồi, gia tăng hạn chế tài chính cho doanh nghiệp.

Giả thuyết H1: các công ty đƣợc cho là có nhiều khả năng bị hạn chế tài chính khi có độ nhạy cảm của đầu tƣ với dịng tiền tự do cao.

Giả thuyết H2: có một mối tƣơng quan ngƣợc chiều giữa nợ và quyết định đầu tƣ do đòn bẩy làm giảm lƣợng tiền cho đầu tƣ và đòn bẩy cao là một rào cản để tiếp cận nguồn vốn bên ngoài, gia tăng hạn chế tài chính cho doanh nghiệp.

Bên cạnh các yếu tố tài chính của doanh nghiệp nhƣ dịng tiền nội bộ và khả năng vay nợ của doanh nghiệp thì đầu ra của doanh nghiệp cũng là một yếu tố quan trọng tác động đến quyết định đầu tƣ của doanh nghiệp. Cụ thể là biến động doanh thu cho thấy sự thích ứng đầu tƣ của doanh nghiệp với thị trƣờng tiêu thụ. Khi sản phẩm của doanh nghiệp làm ra đáp ứng đƣợc thị hiếu của ngƣời tiêu dùng, chất

25

lƣợng sản phẩm phù hợp với nhu cầu của thị trƣờng thì doanh thu của doanh nghiệp có xu hƣớng gia tăng. Sự tăng trƣởng tốt của doanh thu phản ánh cầu hàng hóa trên thị trƣờng đang tăng nên nó khuyến khích doanh nghiệp đầu tƣ mở rộng thêm nhằm chiếm lĩnh thị trƣờng và mở rộng thị phần. Đồng thời, tối đa hóa lợi nhuận cũng là mục tiêu mà các doanh nghiệp hƣớng tới, do đó các doanh nghiệp sẽ tiến hành đầu tƣ để gia tăng quy mơ sản xuất và duy trì cũng nhƣ đẩy nhanh tốc độ tăng trƣởng doanh thu để tăng lợi nhuận. Với lợi nhuận gia tăng thì doanh nghiệp có đƣợc dịng tiền nội bộ dồi dào hơn để thực hiện các đầu tƣ trong tƣơng lai mà không cần phải phụ thuộc quá nhiều vào các nguồn tài trợ từ bên ngoài. Ngoài ra, sự gia tăng của doanh thu cũng phát ra một tín hiệu tích cực về triển vọng phát triển của doanh nghiệp, thu hút đƣợc các nguồn vốn đầu tƣ bên ngoài và khuyến khích các nhà quản lý tiếp tục đầu tƣ để duy trì tốc độ tăng trƣởng của cơng ty. Biến độ trễ doanh thu đã đƣợc sử dụng bởi Bassettovà Kalatzis (2011), Cˇrnigoj và Verbicˇ (2014).

H3: sự gia tăng doanh thu trong quá khứ có một tác động tích cực đến đầu tƣ ở hiện tại của doanh nghiệp.

Cuối cùng, tác giả xem xét đến tác động của đầu tƣ trong quá khứ đến quyết định đầu tƣ ở hiện tại của doanh nghiệp. Tƣơng tự, đầu ra của doanh nghiệp, đầu tƣ trong quá khứ là một bƣớc đệm để doanh nghiệp gia tăng quy mô đầu tƣ ở hiện tại. Đầu tƣ trong quá khứ tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng quy mơ, từ đó tạo ra ƣu thế trong việc tiếp cận nguồn vốn bên nguồn, với một quy mô lớn hơn, tài sản cố định nhiều hơn thì doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận nguồn vốn vay hơn do có tài sản để thế chấp. Đầu tƣ trong quá khứ đƣợc kỳ vọng làm gia tăng doanh thu trong tƣơng lai của cơng ty, từ đó tạo ra nguồn vốn nội bộ dồi dào để tài trợ cho các hoạt động đầu tƣ tiếp theo. Biến độ trễ đầu tƣ đã đƣợc sử dụng bởi Carpenter và Guariglia (2008), Bassettovà Kalatzis (2011), Cˇrnigoj và Verbicˇ (2014).

H4: đầu tƣ trong quá khứ đƣợc kỳ vọng có một tác động tích cực đến đầu tƣ ở hiện tại của doanh nghiệp.

26

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Trong chƣơng 2, tác giả tổng hợp lại các nghiên cứu trƣớc đây về mối quan hệ giữa hạn chế tài chính và ảnh hƣởng của hạn chế tài chính đến độ nhạy cảm của quyết định đầu tƣ với dịng tiền. Từ đó, xây dựng khung phân tích về hạn chế tài chính và ảnh hƣởng của dòng tiền, nợ, độ trễ của đầu tƣ và doanh thu đến quyết định đầu tƣ của các cơng ty trên thị trƣờng chứng khốn Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2015. Các biến đƣa vào khung phân tích dựa trên các nghiên cứu thực nghiệm đã đƣợc công nhận của các nhà nghiên cứu trên thế giới. Tiếp theo trong chƣơng 3, tác giả sẽ trình bày phƣơng pháp nghiên cứu, phƣơng pháp thu thập dữ liệu, mơ hình và đo lƣờng các biến nghiên cứu.

27

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hạn chế tài chính và quyết định đầu tư của các công ty trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)