GIỚI THIỆU TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001,2008 tại trường đại học tôn đức thắng (Trang 29)

5. Bố cục luận văn:

2.1. GIỚI THIỆU TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Tiền thân của Trường đại học Tôn Đức Thắng là Trường đại học công nghệ dân lập Tôn Đức Thắng, được thành lập theo Quyết định 787/TTg-QĐ ngày 24/9/1997 của Thủ tướng Chính phủ. Trường do Liên đồn Lao động thành phố Hồ Chí Minh sáng lập, đầu tư và lãnh đạo trực tiếp thông qua Hội đồng quản trị nhà trường do Chủ tịch Liên đoàn Lao động thành phố đương nhiệm qua các thời kỳ là Chủ tịch.

Mục tiêu thành lập trường được xác định ngay từ đầu và ngày càng thể hiện rõ trong quá trình phát triển là: Thực hiện chương trình 17/TU và (Chỉ thị 13) của Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh về việc đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề cho giai cấp công nhân của thành phố; phát triển nguồn nhân lực cho nhu cầu cơng nghiệp hố - hiện đại hố. Góp phần đào tạo nhân tài, nhân lực, phát triển hoạt động nghiên cứu để phục vụ hệ thống sản xuất, xã hội ở thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh khu vực phía Nam.

Với sự tăng trưởng ngày càng nhanh, để trường có pháp nhân phù hợp bản chất thực của nó (là trường của Tổ chức cơng đồn và hồn tồn khơng có yếu tố tư nhân); ngày 28/01/2003, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 18/2003/TTg-QĐ chuyển đổi pháp nhân của trường thành Trường đại học bán công Tôn Đức Thắng, trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh. Đến ngày 11/06/2008, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 747/TTg-QĐ đổi tên Trường đại học bán công Tôn Đức Thắng thành Trường đại học Tôn Đức Thắng và chuyển về trực thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Định hướng phấn đấu của trường trong những năm tới là: Mở rộng và phát triển trường thành cơ sở đào tạo, nghiên cứu đa chức năng, có uy tín trong nước và quốc tế, với định hưóng trở thành một đại học nghiên cứu.

2.1.2. Chức năng – nhiệm vụ của trường

Nhiệm vụ của trường là đào tạo mới và đào tạo lại lực lượng lao động; nâng cao dân trí và góp phần bồi dưỡng nhân tài nói chung, phục vụ cho nhu cầu cơng nghiệp hố, hiện đại hố của thành phố Hồ Chí Minh; góp phần cung ứng nhân lực và nghiên cứu cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước, nhất là khu vực phía Nam. Bên cạnh đó, Trường đại học Tơn Đức Thắng cịn có nhiệm vụ thực hiện những nội dung trong Nghị quyết của Đại hội VII Cơng đồn thành phố Hồ Chí Minh: "Đào tạo, bồi dưỡng chính trị, văn hố, nghề nghiệp cho cơng nhân lao động, vừa góp phần trí thức hố đội ngũ cơng nhân, vừa là đầu mối thực hiện công tác nghiên cứu khoa học về công nhân, viên chức, lao động" (trang 66, Văn kiện Đại

hội). Mở rộng và phát triển trường thành cơ sở đào tạo, nghiên cứu đa chức năng, có

uy tín trong nước và quốc tế, với định hướng trở thành Đại học nghiên cứu.

Trường đại học Tơn Đức Thắng có trách nhiệm tham gia đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao cho Thành phố Hồ Chí Minh và cả nước; trong đó, có sự chú trọng đào tạo từ đội ngũ công nhân - lao động; thực hiện các nghiên cứu ứng dụng, nghiên cứu khoa học ngày càng hiệu quả để góp phần phát triển đất nước trong dài hạn, cam kết cống hiến ngày càng tốt hơn cho sự nghiệp xây dựng đất nước Việt Nam phồn vinh, ổn định và bền vững.

Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức của trường Đại học Tơn Đức Thắng (Nguồn: phịng TCHC)

2.1.4. Cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ nhân viên – giảng viên

Cơ sở vật chất của nhà trường luôn được quan tâm củng cố và phát triển nhanh; nhà trường hiện có bốn cơ sở đào tạo, với tổng diện tích đất quản lý sử dụng là 162.500 m2. Cơ sở chính của trường tọa lạc tại Khu đô thị mới Nam thành phố; số 19, đường Nguyễn Hữu Thọ, Phường Tân Phong, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh, quy mô trên 20.000 sinh viên-học sinh, đáp ứng được yêu cầu mới về điều

kiện cơ sở vật chất cho sự phát triển trong tương lai. Hiện nay, trường đã hoàn thành giai đoạn 1 với các cơng trình:

 Khối nhà hành chính A  Hai khối nhà học B, C  Thư viện

 Hai khối nhà Ký Túc Xá G, F với sức chứa khoảng 2300 sinh viên.

 Khn viên trường đặc biệt là cơng trình đồi cảnh quang và chân dung tượng chủ tịch Tôn Đức Thắng đặt ngay trước khối nhà hành chính

 Thư viện (thư viện truyền thống, thư viện điện tử)  Khu liên hiệp thể thao

 Nhà thi đấu đa năng 2700 chỗ

 Sân vận động đạt chuẩn FIFA 2 sao 7000 chỗ ngồi

Trang thiết bị thí nghiệm, thực hành nghề nghiệp, thực tập cơng nhân cho các khối ngành kỹ thuật, công nghệ được tăng nhanh, đạt hàng chục tỷ đồng mỗi năm. Hiện nay hầu hết các ngành đào tạo trình độ đại học của trường đều có phịng thí nghiệm, xưởng thực hành, thực tập, phịng máy tính mơ phỏng thực tế.

Hiện nay tổng số cán bộ nhân viên của trường có khoảng 923 người, trong đó giảng viên có học vị tiến sĩ và đang làm nghiên cứu sinh đạt khoảng 30%, thạc sĩ và đang học cao học, làm nghiên cứu sinh đạt khoảng 90%. [10]

2.1.5. Các ngành đào tạo

Từ chỗ chỉ có 8 ngành đào tạo bậc đại học chính quy khóa đầu tiên (tháng 3/1998), đến nay, trường đã thực hiện đào tạo ở 5 bậc (từ đào tạo công nhân kỹ thuật, trung cấp chuyên nghiệp và trung cấp nghề, cao đẳng tới đại học và sau đại học):

 Bậc Đại học có 32 ngành  Bậc Cao đẳng có 8 ngành

 Bậc Trung cấp chuyên nghiệp có 15 ngành  Đào tạo sau đại học có 4 ngành

Các bậc đào tạo đều bảo đảm tính liên thơng theo chiều dọc (từ Trung cấp chuyên nghiệp - cao đẳng - đại học và từ Trung cấp chuyên nghiệp lên thẳng đại học). Về loại hình có đủ các hình thức: chính qui tập trung ban ngày, chính qui tập trung ban đêm, vừa làm vừa học, đại học văn bằng 2 và liên thông.

Bảng 2.1 Các ngành đào tạo bậc đại học

STT Ngành Khoa

1. Khoa học máy tính Cơng nghệ thơng tin 2. Kỹ thuật điện, điện tử

Điện – Điện tử 3. Kỹ thuật điện tử, truyền thông

4. Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa 5. Kiến trúc

Kỹ thuật cơng trình 6. Kỹ thuật cơng trình xây dựng

7. Kỹ thuật xây dựng cơng trình giao thông 8. Qui hoạch vùng và đô thị

9. Kỹ thuật hóa học

Khoa học ứng dụng 10. Công nghệ sinh học

11. Công nghệ kỹ thuật môi trường

Môi trường & Bảo hộ lao động

12. Bảo hộ lao động 13. Khoa học môi trường 14. Toán ứng dụng

Toán – Thống kê 15. Thống kê

16. Tài chính – ngân hàng Tài chính – Ngân hàng

17. Kế toán Kế toán

18. Quản trị kinh doanh

Quản trị kinh doanh 19. Kinh doanh quốc tế

20. Quản trị nhà hàng – khách sạn

21. Quản lý thể dục thể thao Trung tâm GDTC&QP 22. Quan hệ lao động Lao động cơng đồn 23. Xã hội học

Khoa học xã hội & Nhân văn 24. Việt Nam học

25. Công tác xã hội 26. Ngôn ngữ Anh

Ngoại ngữ 27. Ngôn ngữ Trung Quốc

28. Trung Anh

29. Thiết kế công nghiệp

Mỹ thuật công nghiệp 30. Thiết kế đồ họa

31. Thiết kế thời trang 32. Thiết kế nội thất

Bảng 2.2 Các ngành đào tạo bậc cao đẳng

STT Ngành Khoa

1. Công nghệ kỹ thuật điện – điện tử

Điện – Điện tử 2. Công nghệ kỹ thuật điện tử, truyền thông

3. Cơng nghệ kỹ thuật cơng trình xây dựng Kỹ thuật cơng trình 4. Tin học ứng dụng Công nghệ thông tin

5. Kế toán Kế toán

6. Quản trị kinh doanh Quản trị kinh doanh 7. Tài chính ngân hàng Tài chính – Ngân hàng

8. Tiếng Anh Ngoại ngữ

(Nguồn: phòng Đào tạo)

Bảng 2.3 Các ngành đào tạo sau đại học

STT Ngành Khoa

1. Quản trị kinh doanh Quản trị kinh doanh 2. Cơng nghệ hóa học Khoa học ứng dụng 3. Xây dựng dân dụng và công nghiệp Kỹ thuật cơng trình

4. Kế tốn Kế tốn

(Nguồn: phịng Đào tạo Sau đại học)

2.1.6. Tình hình đào tạo qua các năm

Theo dữ liệu từ phòng đào tạo: số lượng hồ sơ dự thi vào trường ngày càng tăng qua các năm. Và theo dữ liệu từ phịng Cơng tác học sinh sinh viên: sinh viên tốt nghiệp ra trường hàng năm có việc làm với tỉ lệ tăng cao, trên 95%. [10]

2.2. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC ĐỐI VỚI HTQLCL THEO ISO 9001 CỦA TRƯỜNG

Hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001 của trường được xây dựng, chứng nhận đầu tiên vào năm 2006, đến nay đã trải qua 02 lần tái chứng nhận, bởi tổ chức DNV (Det Norske Veritas).

Sứ mạng, chính sách chất lượng (giai đoạn 2011 – 2015) của trường như sau:

Đào tạo nhân lực chất lượng từ học sinh, từ đội ngũ công nhân lao động thành phố, và cả nước; thực hiện các nghiên cứu ứng dụng, nghiên cứu khoa học ngày càng hiệu quả để góp phần phát triển đất nước trong dài hạn, cam kết cống hiến ngày càng tốt hơn cho sự nghiệp phát triển đất nước Việt Nam ngày càng phồn vinh, ổn định và bền vững.

Liên tục tuyển lựa kỹ và đào tạo lực lượng chuyên môn. Xây dựng đội ngũ giảng viên, viên chức có trình độ khoa học, chun nghiệp, làm nền móng cho sự phát triển nhà trường theo hướng Đại học nghiên cứu.

Tăng cường ngày càng tốt hơn công tác nghiên cứu khoa học, nghiên cứu ứng dụng, quản trị đào tạo, thói quen làm việc ISO trong các lĩnh vực, cam kết bảo đảm công tác kiểm định khách quan để tiêu chuẩn hóa đầu ra.

Đầu tư liên tục và theo chiểu sâu cơ sở vật chất, đảm bảo ngày càng đầy đủ và kịp thời điều kiện cho việc thực hiện các mục tiêu chất lượng trong đào tạo và nghiên cứu từng giai đoạn.

Xây dựng và phát triển trung tâm giáo dục quốc tế (CIS) để mở rộng quan hệ hợp tác với các trường Đại học trên thế giới nhằm nâng cao uy tín của trường, tạo nhiều cơ hội học tập kinh nghiệm quản lý hiện đại, tiếp cận với nền học thuật tiên tiến của các nước và nhận chuyển giao phương thức đào tạo nước ngoài; nhanh chóng nâng chất lượng đào tạo một số ngành lên chuẩn khu vực, quốc tế, chương trình và văn bằng đào tạo đại học, cao học một số ngành của trường được kiểm định, và công nhận ở một số nước đối tác.

Duy trì và cải tiến liên tục QMS phù hợp với mô hình đảm bảo chất lượng của ISO 9001:2008, để ổn định và gia tăng không ngừng chất lượng quản lý, đào tạo của trường.

Chú trọng bồi dưỡng tư tưởng chính trị, tinh thần tập thể, tính kỷ luật và trách nhiệm cho toàn thể cán bộ, nhân viên, giảng viên nhà trường.

Lãnh đạo nhà trường, các đoàn thể và cá nhân thuộc trường nhất trí đồn kết, xây dựng Trường Đại học Tôn Đức Thắng thành một tập thể minh bạch, phát triển ổn định và bền vững.

Phương châm tồn tại của Trường Đại học Tôn Đức Thắng:

“Vì sự nghiệp phát triển con người và một xã hội tăng trưởng ổn định, bền vững”

Các ưu điểm về HTQLCL theo ISO 9001 của trường như sau:

Trường Đại học Tôn Đức Thắng là đại học trẻ, năng động, có tốc độ phát triển nhanh vào loại bậc nhất tại phía Nam nói riêng và cả nước nói chung. Trong những năm gần đây chất lượng đào tạo và sự nhận diện của xã hội đối với trường ngày càng rõ rệt; cùng với qui mô hiện đại về cơ sở đào tạo và đổi mới phương pháp giảng dạy, uy tín và vị thế của trường ngày càng lớn mạnh. [10]

Theo khảo sát từ bên ngoài, trường đang được người học và xã hội xếp vào tốp “những trường đại học lớn và uy tín” tại Thành phố Hồ Chí Minh và khu vực phía Nam. Điều này có thể thấy qua số lượng hồ sơ đăng ký dự tuyển vào trường tăng dần qua các năm. [10]

Ban lãnh đạo trường rất quan tâm đến việc sử dụng ISO 9001 như một công cụ trong công tác quản lý chất lượng.

HTQLCL theo ISO 9001 của trường được xây dựng, chứng nhận lần đầu tiên là năm 2006, đến nay đã 8 năm, nên từ “ISO” khá quen thuộc với cán bộ viên chức của trường. [10]

Cơ sở vật chất rất tốt cho công tác giảng dạy, học tập, trao đổi, nghiên cứu khoa học và các hoạt động hỗ trợ khác.

Đội ngũ cán bộ, viên chức trẻ, đầy nhiệt huyết.

Hệ thống tài liệu khá lớn, được xây dựng khá cơng phu. Tính kỷ luật của trường cao, vì vậy việc tuân thủ khá được đảm bảo.

Định hướng phát triển rõ ràng và toàn trường cùng hướng đến mục tiêu phát triển của trường vào năm 2037, là trở thành trường đại học nghiên cứu.

2.3. THỰC TRẠNG VẬN HÀNH HTQLCL TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC

THẮNG

Dựa vào phụ lục A tiêu chuẩn ISO 9004, kết hợp với tình hình vận hành HTQLCL của trường và tham khảo ý kiến các chuyên gia ISO, tác giả thiết lập bảng câu hỏi tự đánh giá (phụ lục 3) về thực tế vận hành HTQLCL tại trường. Sau đó gửi bảng tự đánh giá đến lãnh đạo đơn vị (6 phiếu) và cán bộ kiểm soát tài liệu (10 phiếu). Kết quả được thống kê ở phụ lục 4, thể hiện mức độ nhuần nhuyễn trong

vận hành HTQLCL của trường. Và bước tiếp theo, để làm rõ hơn một số nội dung trọng tâm, tác giả thiết lập phiếu khảo sát (phụ lục 5) cho các đối tượng là viên chức đã làm ở trường trên 01 năm (khảo sát 33 người), khác với 02 đối tượng ở bảng tự đánh giá (phụ lục 3). Thống kê kết quả ở phụlục 6. Từ hai kết quả trên, thực trạng vận hành HTQLCL tại trường sẽ được thể hiện rõ.

Phân tích thực trạng từng nội dung như sau:

2.3.1. Quản lý hệ thống và quá trình

Bảng 2.4 Kết quả tự đánh giá “quản lý hệ thống và quá trình”

STT Nội dung

Ý kiến tự đánh giá

1 2 3 4 5 Trung

bình

Quản lý hệ thống và quá trình 3.125

1. Các hoạt động cần thiết (giảng dạy, đào tạo, tư vấn, hoạt động hỗ trợ, ….) được chuyển hóa thành tài liệu (qui trình, hướng dẫn cơng việc…) như thế nào?

2 10 4 3.125

2. Việc sử dụng các tài liệu (qui trình, hướng dẫn cơng việc…) được ban hành như thế nào?

2 10 4 3.125

3. Việc phân tích hiệu quả, cải tiến quá trình (cải tiến qui trình, hướng dẫn cơng việc,…) được thực hiện như thế nào?

2 10 4 3.125

(Nguồn: trích từ phụ lục 4)

Theo kết quả đánh giá ở bảng 2.4, điểm trung bình của “quản lý hệ thống và quá trình” là 3.125, dao động ở mức 3, có thực hiện, chưa đạt mức nhuần nhuyễn cao nhất.

Theo thông tin thứ cấp, hiện tại các hoạt động cần thiết (giảng dạy, đào tạo, tư vấn, hoạt động hỗ trợ, ….) được chuyển hóa thành 95 tài liệu (qui trình, hướng dẫn công việc…) nhằm mô tả, hướng dẫn các bước thực hiện. Nhưng chưa có sơ đồ mơ tả các q trình và sự tương tác của chúng, hình thành quá trình lớn, vì vậy

khơng thuận tiện cho việc xem, nhận biết tồn cảnh các q trình trong trường. Tác giả cho rằng đây là điểm cần xem xét cải tiến.

2.3.2. Hệ thống tài liệu

Bảng 2.5 Kết quả tự đánh giá “hệ thống tài liệu”

STT Nội dung Ý kiến tự đánh giá 1 2 3 4 5 Trung bình Hệ thống tài liệu 3.25 1. Sự sẵn có, đầy đủ, dễ áp dụng của hệ thống tài liệu được thực hiện như thế nào?

2 8 6 3.25

2. Việc soạn thảo/sửa đổi/cải tiến/hủy

tài liệu được thực hiện như thế nào? 12 4 3.25 (Nguồn: trích từ phụ lục 4)

Theo bảng 2.5, điểm trung bình của “hệ thống tài liệu” là 3.25, hơn mức 3, có thực hiện, chưa đạt mức tốt nhất.

Ngồi ra từ thơng tin thứ cấp:

“Các tài liệu của Hệ thống Quản lý chất lượng của Trường Đại học Tơn Đức Thắng phải được kiểm sốt bao gồm:

- Sứ mạng và Chính sách chất lượng của Trường, Mục tiêu chất lượng của

Trường và các đơn vị.

- Sổ tay chất lượng

- Các qui trình, hướng dẫn cơng việc theo yêu cầu của tiêu chuẩn ISO

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001,2008 tại trường đại học tôn đức thắng (Trang 29)