Sản phẩm Y Đơn hàng 1 Đơn hàng 2 … Đơn hàng n-1 Đơn hàng n Độ lệch chuẩn Thực giao (tuần) 12 13,5 … 15 11 1,8 Cam kết (tuần) 13 13 … 13 13 0,0 Thực giao - cam kết (tuần) 1 -0,5 -2 2 1,8
Bước 5: Tính tốn nhu cầu bình qn hàng tuần của sản phẩm
Nhu cầu bình qn hàng tuần có thể tính nhanh theo cơng thức: Nhu cầu bình quân hàng tuần = Tổng bán hàng 6 tháng đầu năm26
Vì một năm có tổng cộng 52 tuần, nên 6 tháng đầu năm tương ứng với 26 tuần, tuy nhiên cách tính nói trên có điểm yếu là khơng phản ánh được tình hình nguyên năm của sản phẩm, đối với hàng thực phẩm thì vào cuối năm lượng bán hàng thường tăng rất đáng kể vì là thời điểm Tết có nhiều chương trình khuyến mãi được tung ra. Đề tài này thực hiện việc tính nhu cầu bình qn hàng tuần bằng:
Tổng bán hàng 6 tháng đầu năm+Tổng dự báo 6 tháng cuối năm 52
Như đã trình bày ở phân lý thuyết tồn kho an tồn được tính theo cơng thức sau: Tồn kho an toàn = Z * √(𝑃𝐶/𝑇1∗ 𝜎𝐷2 + (𝜎𝐿𝑇∗𝐷𝑡𝑏)2
Trong đó
PC: là tổng thời gian cung ứng của từng sản phẩm.
T1: khoản thời gian sử dụng để tính nhu cầu, ở đây thời gian tính tốn là tuần
nên T1=1
𝐷𝑡𝑏: nhu cầu trung bình trong thời gian T1 𝜎𝐿𝑇: độ lệch chuẩn của thời gian cung ứng 𝜎𝐷: độ lệch chuẩn của nhu cầu
Từ mức tồn kho an tồn, ta tính mức tồn kho an tồn theo tuần:
Tồn kho an toàn theo tuần = Tồn kho an tồn / Nhu cầu bình qn hàng tuần
Bước 7: Tính mức tồn kho tối thiểu, tồn kho tối ưu và tồn kho tối đa của các sản phẩm
Tồn kho tối thiểu là mức tồn kho thấp nhất mà sản phẩm phải có ở mỗi thời điểm, tồn kho tối thiểu bao gồm tồn kho an toàn và tồn kho đang đợi kết quả kiểm tra chất lượng. Như vậy thời gian kiểm tra chất lượng càng dài thì tồn kho tối thiểu càng cao. Tại ngành hàng thực phẩm Unilever Việt Nam thì thời gian kiểm tra chất lượng có 2 mức: đối với sản phẩm trong nước thì thời gian kiểm tra chất lượng là 4 ngày, đối với sản phẩm nhập khẩu phải đợi kết quả kiểm tra chất lượng tại đơn vị thứ 3 do nhà nước chỉ định, thường là cơ quan kiểm tra chất lượng Trung Tâm 3 hoặc là cơ quan kiểm tra chất lượng Vinacontrol với thời gian là 2 tuần.
Tồn kho tối đa: là mức tồn kho tại thời điểm có một lô hàng vừa về tới kho. Công ty phải luôn đảm bảo mức tồn kho lớn hơn hoặc bằng mức tồn kho tối thiểu; do đó, ngay tại tời điểm tồn kho đạt mức tối thiểu sẽ phải có một đơn hàng về để bổ sung tồn kho. Lô hàng này sẽ làm tăng tồn kho ngay lập tức và tồn kho đạt mức tối đa. Tồn kho tối đa tại Unilever Việt Nam được tính như sau:
Tồn kho tối đa = Tồn kho tối thiểu + MOQ
Nhu cầu bình quân hàng tuần
Tồn kho tối ưu: chính trung bình của tồn kho tối thiểu và tồn kho tối đa. Khi ngành hàng thực phẩm của cơng ty duy trì mức tồn kho trong khoản từ mức tồn kho tối thiểu đến mức tồn kho tối đa thì ngành hàng thực phẩm sẽ đạt được mức tồn kho tối ưu.
Tồn kho tối ưu = (Tồn kho tối thiểu + Tồn kho tối đa)/2
3.2.2.2. Kết quả tính tốn tồn kho tối ưu
Kết quả tính tốn tồn kho tối ưu thể hiện ở phụ lục 9. Kết quả cho thấy mức tồn kho tối ưu của tồn cơng ty là 3,1 tuần tương đương với 21,5 ngày bán hàng, và mức tối đa là 3,7 tuần tương đương với 25,7 ngày bán hàng, đây là số ngày tồn kho thấp hơn rất nhiều so với số ngày tồn kho của thành phẩm ngành hàng thực phẩm trong năm 2012 là 50,5 ngày. Như vậy, khi áp dụng mức tồn kho tối ưu này cho các sản phẩm thì ngành hàng thực phẩm sẽ có thể đưa mức tồn kho về thấp hơn mức trung bình của tồn cơng ty là 27,8 ngày. Bảng 3.6 cho thấy mức tồn kho tối ưu trung bình của các sản phẩm loại A là 2,8 tuần tức 19,5 ngày bán hàng. Trong đó, các sản phẩm nhập khẩu có mức tồn kho cao hơn các sản phẩm trong nước khá nhiều, nguyên nhân là các sản phẩm nhập khẩu có thời gian cung ứng dài và mức biến động cung ứng cao.