Phương pháp xây dựng đơn giá tiền lương

Một phần của tài liệu thúc đẩy hoạt động quản lý lao động, tiền lương của Công ty cổ phần xi măng La Hiên VVMI (Trang 29 - 32)

Công ty lựa chọn cách xây dựng đơn giá tiền lương tính trên một đơn vị sản phẩm. Phương pháp này tương ứng với chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh được chọn là tổng sản phẩm bằng hiện vật (kể cả sản phẩm quy đổi).

Căn cứ để Công ty áp dụng xây dựng đơn giá tiền lương là thông tư số 07/2005/TT-BLĐTBXH ngày 05/01/2005 của Chính phủ. Cụ thể việc xây dựng đơn giá tiền lương được thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Xác định chỉ tiêu kế hoạch để sản xuất kinh doanh để xây dựng đơn giá tiền lương

Các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh để xây dựng đơn giá tiền lương gồm: - Tổng doanh thu xi măng và Clinker

- Tổng sản phẩm xi măng và Clinker sản xuất và tiêu thụ - Sản phẩm công đoạn của từng khâu sản xuất

Bước 2: Xác định các thông số để xây dựng đơn giá tiền lương:

Căn cứ vào bảng lương chức danh áp dụng cho các nhóm nghề và các nhóm chức danh công việc theo quy định sau để tiến hành xây dựng đơn giá tiền lương:

- Phân phối tiền lương và trả lương khuyến khích theo nhóm chức danh: Để tránh phân phối bình quân, khuyến khích những lao động chính, chủ yếu góp phần quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, ngoài quỹ tiền lương cơ bản theo nghị định 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ, Công ty còn áp dụng hệ số điều chỉnh để trả lương theo từng nhóm chức danh công việc dựa vào các tiêu thức chủ yếu: Độ phức tạp của công việc, tinh thần trách nhiệm của công việc, cường độ lao động môi trường, tổng thu nhập tiền lương giữa các nhóm chức danh đảm bảo phù hợp theo hệ số giãn cách tại chỉ thị của Công ty công nghiệp mỏ Việt Bắc TKV ban hành. Công ty phân loại các chức danh theo từng nhóm như sau:

+ Giám đốc Công ty, Phó Giám đốc Công ty, Kế toán trưởng Công ty, Trưởng phòng và các chức danh tương đương, phó phòng và các chức danh tương đương, Đốc

công, Đội trưởng, chuyên viên chính, kỹ sư chính, chuyên gia kỹ thuật, cán sự kỹ thuật viên, nhân viên phục vụ,…

+ Đối với công nhân trực tiếp làm sản phẩm: Được phân làm nhiều nhóm theo các tiêu thức.

- Xác định quỹ lương:

+ Đối với các chức danh quản lý, phục vụ, phụ trợ tính hưởng lương theo thời gian thì tiền lương xác định như sau:

Tiền lương = (Hệ số cấp bậc thực tế×730.000đ + Phụ cấp) × Kđc

+ Đối với bộ phận hưởng lương theo sản phẩm thì tiền lương được tính để đưa vào đơn giá tiền lương như sau:

Tiền lương = (Hệ số cấp bậc công việc×730.000đ + Phụ cấp) × Kđc

Trong đó:

Kđc là hệ số điều chỉnh theo từng chức danh Hệ số cấp bậc theo nghị định của Chính phủ

Hệ số cấp bậc công việc đưa vào đơn giá tiền lương theo quy định của Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam.

Thành viên Hội đồng quản trị kiêm nhiệm, thành viên ban kiểm soát kiêm nhiệm hưởng phụ cấp kiêm nhiệm theo quy định của Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam và quy chế quản lý đối với các công ty theo quy chế số 286 của Công ty công nghiệp mỏ Việt Bắc đã ban hành.

- Phân loại và sắp xếp các nhóm chức danh: Để sắp xếp các nhóm chức danh, Công ty tiến hành thống kê đầy đủ các công việc theo từng chức danh đang sử dụng trong Công ty và theo các nhóm chủ yếu về:

+ Kiến thức và kỹ năng + Trí lực

+ Cường độ lao động + Môi trường làm việc

+ Chịu áp lực trách nhiệm công việc

- Xây dựng các mức trong nhóm chức danh: Để nhằm mục đích cho Giám đốc Công ty cân nhắc, đánh giá mức lương cụ thể của từng người khi so sánh cùng chức

danh theo các chỉ tiêu hiệu quả công việc, độ phức tạp của công việc, thâm niên công tác,…Công ty thống nhất đưa ra các mức trong nhóm chức danh cụ thể như sau:

+ Giám đốc Công ty: 01 mức + Các chức danh còn lại: 03 mức

+ Các bộ phận trực tiếp sản xuất trả lương theo sản phẩm và lương khoán chỉ đưa 1 mức làm căn cứ xác định quỹ lương để xây dựng đơn giá trả lương.

Bước 3: Xây dựng đơn giá tiền lương

- Đơn giá tiền lương được xác định theo công thức sau:

Vđg = Lđb×TL cơ bản×Kđc×12 tháng

Qkh

Trong đó:

Vđg: đơn giá tiền lương Lđb: Lao động định biên Kđc: Hệ số điều chỉnh

∑Qkh: Tổng sản lượng năm kế hoạch

Riêng tiền lương nhân công đối với công tác sửa chữa ô tô, sửa chữa lớn tự làm các loại thiết bị, sửa chữa lớn công trình kiến trúc nhà máy, Công ty sẽ cân đối để áp dụng mức tiền lương nhân công phù hợp với từng thời điểm và trình Công ty công nghiệp mỏ Việt Bắc - TKV duyệt mức chi phí tiền lương trên giá trị sửa chữa của từng loại thiết bị, công trình kiến trúc theo quy chế của Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam ban hành.

Bước 4: Xác định quỹ tiền lương kế hoạch

Tổng quỹ lương kế hoạch của Công ty được tính theo công thức sau: ∑TLkh = TLkhđg + TLkhcđ

Trong đó:

∑TLkh: Tổng quỹ lương kế hoạch

∑TLkhđg: Tổng tiền lương kế hoạch tính trong đơn giá ∑TLkhđg = ∑(Vđgi ×Qkhi)

∑TLkhcđ: Quỹ tiền lương chế độ kế hoạch (không trong đơn giá tiền lương). Giao đơn giá tiền lương: Công ty cổ phần xi măng La Hiên - VVMI giao đơn hàng cho từng công việc cụ thể, từng công đoạn sản xuất cụ thể.

Một phần của tài liệu thúc đẩy hoạt động quản lý lao động, tiền lương của Công ty cổ phần xi măng La Hiên VVMI (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(43 trang)
w