1 “Trình bày BCTC
2.1. Tình hình kinh tế xã hội – chính trị tỉnh Quảng Bình
2.1.1. Tình hình chung
o Vị trí địa lý: là một tỉnh duyên hải miền trung của đất nước, thuộc vùng Bắc
Trung Bộ, nơi giao thoa của các nền văn hóa cổ xưa và hiện đại, nơi đón nhận các giá trị kinh tế, văn hóa và xã hội quan trọng nhất của đất nước. Quảng Bình có nhiều di tích lịch sử văn hóa và thắng cảnh nổi tiếng như Đèo Ngang, Đèo Lý Hòa, Cửa biển Nhật Lệ, đặc biệt có vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng được UNESCO cơng nhận. Có các trục giao thông huyết mạch: Quốc lộ 1A chạy dọc, Đường Hồ Chí Minh 2 nhánh Tây và Đơng, Quốc lộ 12A nối Việt Nam - Lào - Thái Lan; có cửa khẩu quốc tế Cha Lo, cảng biển Hịn La, Sân bay Đồng Hới, có đường sắt Bắc - Nam, có hệ thống đường biển, đường sơng; giáp ranh với nước bạn Lào và hướng ra biển Đông.
o Nguồn lực lao động: tỉnh Quảng Bình có nguồn lao động dồi dào, trong đó lực
lượng lao động đã qua đào tạo, có trình độ đạt tỉ lệ khá cao, Quảng Bình hứa hẹn khả năng cung ứng lao động phổ thông và lao động chuyên nghiệp cho các dự án đầu tư lớn. Trên địa bàn tỉnh hiện có 1 trường Đại học, 3 Trường Trung học chuyên nghiệp, 2 trường Trung cấp nghề và một số trung tâm dạy nghề cấp huyện, cơ sở khác có tham gia dạy nghề. Hàng năm đào tạo được khoảng 11.000 - 12.000 lao động thuộc nhiều ngành nghề khác nhau.
o Chính sách đầu tƣ: UBND tỉnh Quảng Bình cam kết tạo điều kiện cho các nhà
đầu tư được hưởng mọi ưu đãi mức tối đa theo quy định hiện hành của Nhà nước. UBND tỉnh Quảng Bình đặc biệt khuyến khích các dự án đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp vật liệu xây dựng, công nghiệp điện, công nghiệp chế biến nông - lâm - thủy sản, lĩnh vực du lịch; sản xuất chế biến hàng xuất khẩu, nuôi trồng thủy sản, khai thác khống sản; thủ cơng mỹ nghệ và vận tải biển...
o Tài nguyên đất và biển: Quảng Bình có diện tích tự nhiên trên 8.065 km2. Đến năm 2015, đất sử dụng trong nông nghiệp là 71.530 ha, chiếm 8,87%; đất phi nông nghiệp là 50.300 ha, chiếm 6,23%; đất chưa sử dụng còn 58.700 ha, chiếm 7,28% diện tích tồn tỉnh. Đất sử dụng cho lâm nghiệp là 623.400 ha, chiếm tỉ trọng lớn nhất 77,29%, đất ni trồng thủy sản có 2.645 ha chiếm 0,33%. Vùng lãnh hải rộng trên 20 vạn km2. Quảng Bình có trên 525.000 ha rừng tự nhiên với nhiều khu rừng nguyên sinh, 63.800 ha rừng trồng với trữ lượng gỗ 32,3 triệu m3, mật độ che phủ trên 67%. Hiện tại, tỉnh có những sản phẩm quan trọng cho xuất khẩu như: mủ cao su, bột sắn, tiêu, ớt,... Sản lượng thủy sản khai thác hàng năm khoảng 30.000 tấn.
o Tài nguyên khoáng sản: gồm đá vôi xi măng (hàng tỷ tấn), cát thạch anh (30
triệu m3), cao lanh (36 triệu tấn), sét xi măng, sét gạch ngói,.... có thể mở rộng, nâng cao năng lực khai thác đáp ứng tiêu dùng trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài. Trữ lượng lớn nhất là đá vơi xi măng với chất lượng cao, vị trí thuận lợi dễ dàng để khai thác tập trung ở quy mô lớn phục vụ sản xuất các sản phẩm xi măng chất lượng cao và các sản phẩm từ nguyên liệu đá vôi.
o Khai thác, phát triển năng lƣợng: ngoài mạng lưới điện quốc gia được đầu tư
đồng bộ, Quảng Bình đang chuẩn bị đầu tư xây dựng các nhà máy nhiệt điện công suất 400 MW tại Khu Kinh tế Hịn La. Quảng Bình có tiềm năng phát triển năng lượng tái tạo như phong điện. Theo dự kiến, dọc bờ biển Quảng Bình có thể xây dựng hệ thống phong điện với tổng công suất từ 600 – 1000 MW.
o Điện lực: Đến nay, Tỉnh có 98,7% xã, phường có điện, có trên 97% hộ dân cư
dùng điện lưới. Tỉnh đã đưa vào hoạt động trạm 220 KV Đồng Hới công suất 2 x 125 MVA; 4 trạm 110 KV (Đồng Hới, Ba Đồn, xi măng Sông Gianh, Lệ Thủy) có cơng suất 150 MVA, 18 trạm trung gian với công suất 64 MVA, 977 trạm phân phối với công suất 159,6 MVA. Có 125 km đường dây 500 KV Bắc Nam, 69 km đường dây 220 KV, 123 km đường dây 110KV, 1.427 km đường dây 6-35 KV.
o Giao thông vận tải: Đến nay, 100% xã, phường, thị trấn có đường ơ tơ đến
trung tâm xã. Tồn tỉnh có 4.655 km đường bộ, trong đó có 736 km đường quốc lộ, 335 km đường tỉnh lộ, 923 km đường huyện và 2.661 km đường liên thôn, liên xã, trong đó có gần 300 km đã được rải nhựa. Tỉnh có 160 km đường sắt đi suốt chiều dài của tỉnh với 17 ga. Có 116 km bờ biển, 364 km đường song; Tỉnh đã khôi phục, nâng cấp cảng Gianh cho tàu 1.000 tấn vào được với năng lực bốc xếp 100.000 tấn/năm, đã đưa cảng Hòn La vào hoạt động với tàu 1 vạn tấn vận chuyển hàng hóa ra vào cảng, đang chuẩn bị địa điểm để chuyển cảng Nhật Lệ ra ngoài trung tâm thành phố. Sân bay Đồng Hới được sử dụng với năng lực 500.000 hành khách/năm.
Phương tiện vận tải đến nay đã có 200 xe khách/ 4.846 chỗ ngồi, 4.460 xe vận tải đường bộ, 1.840 phương tiện vận tải đường thủy, 25 tuyến vận tải hành khách cố định ngoại tỉnh, 32 tuyến vận tải hành khách nội tỉnh, 2 tuyến vận tải hành khách quốc tế.
o Bƣu chính viễn thơng: mạng lưới bưu chính viễn thơng được phát triển hiện
đại và rộng khắp. Đến nay, toàn tỉnh có 1 bưu cục trung tâm, 7 bưu cục huyện, 35 bưu cục khu vực và 91 điểm bưu điện văn hóa xã, 150 đại lý bưu chính chuyển phát, 870 trạm thu phát sóng thơng tin di động với 566.932 thuê bao điện thoại, trong đó có 184.950 thuê bao cố định, 381.982 thuê bao di động, 100% xã, phường, thị trấn đã có máy điện thoại.
o Cấp nƣớc: hệ thống cấp nước Phú Vinh và Bàu Tró ở Đồng Hới đang hoạt
động với công suất 27.000m3/ngày để phục vụ cho trung tâm thành phố Đồng Hới và vùng lân cận. Các thị trấn: Ba Đồn, Quy Đạt, Đồng Lê, Quán Hàu, Kiến Giang và thị trấn Việt Trung đã đầu tư xây dựng và đang hoạt động hệ thống cấp nước với cơng suất mỗi huyện 1.000-2.000 m3.
o Cơng trình thuỷ lợi: tồn tỉnh có 123 hồ chứa, 65 đập dâng lớn nhỏ, 164 trạm
bơm điện với tổng dung tích hồ đập gần 343 triệu m3
nước với khả năng tưới vụ Đông Xuân là 25.000 ha, vụ Hè Thu gần 15.000 ha; Thực hiện kiên cố hóa 950 km kênh mương, tỷ lệ diện tích lúa được tưới tiêu chủ động đạt 90,6%.
o Trong nông nghiệp: tỉnh đã đầu tư xây dựng 1 nhà máy chế biến hạt giống lúa
kỹ thuật với công suất 1.500 tấn/năm đang hoạt động với 3 trại sản xuất giống kỹ thuật để cung cấp hạt giống cho toàn tỉnh.
o Về thuỷ sản: tồn tỉnh có 4.521 tàu đánh cá lớn nhỏ với tổng công suất 159.337
CV và hơn 1.597 thuyền đánh cá thủ cơng, trong đó có 180 tàu đánh cá khơi với cơng suất bình qn mỗi chiếc trên 45 CV. Cảng cá sông Gianh và cảng cá Nhật Lệ đã đi vào hoạt động và phát huy hiệu quả, nhằm thu hút lượng cá đánh bắt và chế biến phục vụ xuất khẩu.
o Thƣơng mại: hệ thống chợ được phát triển, đến nay toàn tỉnh đã có 123 chợ và
4 trung tâm thương mại tập trung ở thành phố Đồng Hới. Hệ thống khách sạn, nhà nghỉ có 238 cơ sở với 2.766 phòng và 5.470 giường. Tỉnh đã và đang đầu tư xây dựng khu du lịch Phong Nha là nơi được đánh giá là “Đơng Dương Đệ Nhất động”; Có 2 khu xăng dầu tại cảng Gianh với công suất 8.000-10.000 m3
với hệ thống cửa hàng vật tư, xăng dầu từ tỉnh xuống tận khu dân cư tập trung, đảm bảo phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng và sản xuất xã hội.
o Về văn hố xã hội: đến năm 2015 có trên 100% số xã có trạm y tế, trong đó có 70% trạm y tế đạt chuẩn quốc gia; mỗi huyện có 1 bệnh viện và 2 - 3 phịng khám đa khoa; 100% số xã có trường tiểu học, 95% số xã có trường THCS, mỗi huyện có từ 2 - 3 trường THPT, 1 trung tâm hướng nghiệp dạy nghề. Ở tỉnh có có 1 trường Đại học, 2 trường THCN, 2 trường trung cấp nghề, 1 Đài Phát thanh - Truyền hình có cơng suất 5 KW, có 8 trạm phát lại truyền hình và 7 đài phát thanh ở các huyện, thành phố.
o Về Tốc độ tăng trƣởng GRDP: năm 2014 đạt 7,5% tăng so với năm 2013
(7,1%). Giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2014 là 4.595,2 tỷ đồng, tăng 3,9%; giá trị sản xuất lâm nghiệp đạt 507,6 tỷ đồng, bằng 86,6%; giá trị sản xuất thủy sản đạt 1.938 tỷ đồng, tăng 7,7% so với năm 2013.
Sơ đồ tổ chức tại tỉnh Quảng Bình:
ỦY BAN MẶT TRẬN VÀ HỘI, ĐỒN THỂ
1. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh
2. Hội Văn học Nghệ thuật 3. Hội Chữ thập đỏ 4. Hội Khuyến học 5. Hội Nông dân tỉnh 6. Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh 7. Hội Cựu chiến binh tỉnh 8. Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo 9. Tỉnh Đoàn
10. Liên minh Hợp tác xã 11. Liên đoàn Lao động tỉnh
CÁC HUYỆN, THÀNH PHỐ
1. Thành phố Đồng Hới 2. Thị xã Ba Đồn 3. Huyện Quảng Ninh 4. Huyện Lệ Thủy 5. Huyện Bố Trạch 6. Huyện Quảng Trạch 7. Huyện Tuyên Hóa 8. Huyện Minh Hóa
CƠ QUAN, TỔ CHỨC TRUNG ƢƠNG ĐÓNG TRÊN ĐỊA BÀN
1. Bưu điện tỉnh
2. Cơng ty Điện lực Quảng Bình 3. Cảng vụ Hàng hải Quảng Bình 4. Cảng Hàng khơng Đồng Hới 5. Ngân hàng nhà nước
6. Chi Nhánh Ngân hàng Phát triển 7. Chi Nhánh Ngân hàng chính sách – xã hội
8. Chi Nhánh Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn 9. Chi Nhánh Quỹ tín dụng Trung
CƠ QUAN CHUN MƠN THUỘC UBND TỈNH
1. Văn phòng UBND tỉnh 2. Sở Nội vụ
3. Sở Tư pháp
4. Sở Kế hoạch và Đầu tư 5. Sở Tài chính
6. Sở Cơng thương
7. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn 8. Sở Giao thông Vận tải
9. Sở Xây dựng
10. Sở Tài nguyên và Môi trường 11. Sở Thông tin và Truyền thông 12. Sở Lao động Thương binh và Xã hội 13. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch 14. Sở Khoa học và Công nghệ 15. Sở Giáo dục và Đào tạo 16. Sở Y tế
17. Sở Ngoại vụ 18. Thanh tra tỉnh 19. Ban Dân tộc
20. Ban Quản lý Khu Kinh tế
BAN, NGÀNH, ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC CẤP TỈNH
1. Quỹ phát triển đất tỉnh
2. Vườn Quốc gia P.Nha-K.Bàng
3. BQLDA Phát triển Nơng thơn bền vững vì người nghèo (SRDP)
4. Ban Quản lý Dự án khu vực Phong Nha-Kẻ Bàng
5. Ban quản lý dự án phát triển Du lịch bền vững Tiểu vùng Mê Kông
6. Bảo hiểm xã hội 7. Công an tỉnh 8. Cục Thi hành án dân sự 9. Cục Thống kê 10. Cục thuế 11. Cục Hải quan 12. Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Bình Trị Thiên
13. Đài Phát thanh – Truyền hình 14. Kho Bạc Nhà nước
15. Tịa Án nhân dân 16. Viện Kiểm sát
17. Trường Đại học Quảng Bình 18. Trường Chính trị