Bảng kiểm định sự tương quan cặp giữa các biến độc lập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ ở việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 25 - 48)

C I G X-M M2 I.LP Ex i C I G X-M M2 I.LP Ex i

Nguồn dữ liệu kiểm định là lấy số liệu nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2000 – 2009. Từ thực trạng phối hợp giữa hai chính này trong thời gian qua, để phát huy hiệu quả của cả hai chính sách này để phục vụ cho mục tiêu chung là tăng trưởng và phát triển kinh tế của đất nước thì cần có sự phối hợp nhịp nhàng và đồng bộ giữa hai chính sách này. Khi CSTK bị thâm hụt, bằng nhiều giải pháp để Chính phủ giải quyết bội chi ngân sách cụ thể như là tăng cung tiền thì CSTT sẽ bị ảnh hưởng mà cụ thể là dẫn đến lạm phát.

1.3.3 Sự cần thiết phối hợp giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ

Chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa quốc gia là hai bộ phận trọng yếu trong hệ thống chính sách vĩ mô, điều tiết nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa; là hai chính sách riêng biệt nhưng khi hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ và chính sách tài khố quốc gia luôn tập trung vào mục tiêu thúc đẩy nền kinh tế thị trường tăng trưởng ổn định và bền vững. Chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa có mối quan hệ chặt chẽ đan xen và ảnh hưởng lẫn nhau trong quá trình

hoạch định và thực thi. Để tăng cường hiệu quả thực thi chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa quốc gia, cần thiết phải có sự kết hợp nhịp nhàng và đồng bộ giữa hai chính sách nêu trên để tăng cường hiệu quả thực thi của từng chính sách

Chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ nếu thiếu đi sự phối hợp nhịp nhàng sẽ gây ra những tác động đối kháng lẫn nhau, phá vỡ quy luật của thị trường,nền

kinh tế sẽ phải đối diện với những thách thức to lớn về cân đối thu chi ngân sách nhà nước và ổn định tiền tệ, ảnh hưởng xấu đến mục tiêu tăng trưởng bền vững của nền kinh tế. Vì vậy, trong ngắn hạn, hai chính sách phải phối hợp nhằm đạt được các

mục tiêu của từng chính sách một cách có trật tự, bao gồm cả ổn định giá. Trong dài hạn, hai chính sách phải phối hợp để đảm bảo được lợi ích cân bằng giữa mục tiêu của từng chính sách với mục tiêu tăng trưởng kinh tế bền vững, kiềm chế lạm phát. Việc phối hợp nhịp nhàng và đồng bộ giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ có ý nghĩa vơ cùng quan trọng trong giai đoạn hiện nay.

.1.4. Kinh nghiệm một số nước trong việc nâng cao hiệu quả phối hợp giữa

CSTK và CSTT

1.4.1. Thực trạng phối hợp CSTT và CSTK của một số quốc gia trên thế giới - Mỹ: - Mỹ:

Chính sách tiền tệ của Fed có năm mục tiêu cơ bản là: Tăng trưởng kinh tế,

ổn định lạm phát, thất nghiệp, ổn định thị trường tài chính và thị trường

ngoại hối. Tùy theo tình hình kinh tế trong từng thời kỳ, các mục tiêu trên có thể khơng thống nhất nhau, lạm phát thấp thường kéo theo tỷ lệ thất nghiệp cao và tăng trưởng kinh tế thấp, ngược lại, việc làm cao thì kéo theo cả lạm phát và lãi suất tăng lên . Trước những mâu thuẫn trên, Fed phải lựa chọn mục tiêu kinh tế chính trong

từng thời kỳ, sau đó xác định các mục tiêu trung gian cung ứng tiền M1, M2, M3, trái phiếu một cách thận trọng và cuối cùng là dùng các công cụ của chính sách tiền tệ để điều tiết cung tiền theo những mục tiêu nói trên

Với chính sách tiền tệ nới lỏng, Fed bảo đảm cân đối nền kinh tế Hoa Kỳ có mức lạm phát khá ổn định và tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao kỷ lục trong giai đoạn 1983 – 1989. Cuộc khủng hoảng chứng khoán 1987 và đợt tăng giá dầu vào năm 1989 đẩy Mỹ vào cuộc suy thoái thứ hai vào năm 1990 – 1991, một lần nữa, Fed lại mở rộng tiền tệ, giảm lãi suất trong suốt bốn năm để gia tăng tổng cầu, đầu tư, kích thích xuất khẩu tư bản, kỹ thuật ra nước ngồi, gia tăng sản lượng tiềm năng. Tăng trưởng kinh tế của Mỹ lại tiếp tục ổn định trong giai đoạn từ 1992 đến 2000.

Từ năm 2000 đến nay, tình hình thế giới có nhiều biến đổi, sự kiện ngày 11-9 cũng như việc Mỹ tham chiến ở Afganistan, Irac….đã làm cho thâm hụt ngân sách của chính phủ liên bang thâm hụt nặng nề, đồng USD mất giá kỷ lục so với các đồng EURO, JPY ….Trước tình hình đó, Fed đã dần dần tăng lãi suất trên thị trường tiền tệ cùng với việc sử dụng nghiệp vụ thị trường mở thường xuyên nhưng trong định hướng vẫn để USD mất giá tương đối so với các đồng tiền khác

trong ngắn hạn để giảm thâm hụt cán cân ngân sách và cán cân thương mại.

Trong các cơng cụ trên thì nghiệp vụ thị trường mở là công cụ điều tiết quan

trọng nhất và được sử dụng thường xuyên hàng ngày, nó vừa là cơng cụ cung ứng cơ số tiền cho nền kinh tế, vừa là công cụ điều tiết lãi suất chiết khấu và tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Vì vậy, lãi suất chiết khấu và tỷ lệ dự trữ bắt buộc chỉ thay đổi khi cần tác

động một cách sâu rộng và mạnh mẽ đến lãi suất, dự trữ và tỷ giá hối đoái trong dài

hạn hoặc thực hiện những chiến lược dài hạn nhằm thay đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu

đầu tư, tăng xuất khẩu thu hút nguồn vốn hay sản lượng tiềm năng. Kiểm sốt tín

dụng cũng có thể được dùng để điều tiết thị trường cho vay của các ngân hàng

thương mại khi cần thiết, nó đặc biệt hiệu quả khi Fed cần hạn chế tín dụng để chống lạm phát cao.

Trong khi đó do những nguyên nhân khách quan và chủ quan mà CSTK ở Mỹ

đã khơng thành cơng. Mỹ đã rơi vào tình trạng thâm hụt ngân sách nhà nước kéo dài

lỏng quản lý, giám sát của các cơ quan chức năng đối với hoạt động tài chính đặc

biệt là hoạt động của các tổ chức tài chính phi ngân hàng dẫn đến hậu quả nghiêm

trọng là khủng hoảng nền kinh tế. Nguyên nhân là do Chính phủ Mỹ đã không củng cố ngân sách đúng mức mặc dù ngân sách được hỗ trợ bởi nguồn thu lớn từ thuế. Do

đó, chính phủ đã gặp khó khăn lớn về tài chính khi nền kinh tế đối mặt với khủng

hoảng. Ngồi ra, chính sách thuế của Mỹ đã gián tiếp khuyến khích việc sử dụng địn bẩy tài chính của khu vực doanh nghiệp cũng như dân cư. Luật thuế thu nhập

doanh nghiệp của Mỹ cho phép khấu trừ chi phí lãi vay khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Trong khi đó, việc huy động vốn dưới hình thức phát hành cổ phiếu khơng nhận được bất kỳ sự ưu đãi tương tự nào về thuế. Điều này vơ hình chung khuyến khích doanh nghiệp cũng như các tổ chức tài chính sử dụng vốn vay trong hoạt động sản xuất - kinh doanh hơn là tăng vốn chủ sở hữu. Đối với khu vực dân cư, luật thuế thu nhập cá nhân cũng cho phép khấu trừ phần trả lãi vay mua nhà khỏi phần thu nhập chịu thuế khi tính thuế thu nhập cá nhân. Chính sách này đã khuyến khích người dân tăng các khoản vay mua nhà

Như vậy, những chính sách ưu đãi thuế kể trên đã góp phần khuyến khích các tổ chức, cá nhân vay vốn để đầu tư trong đó có hoạt động đầu tư vào những lĩnh vực rủi ro cao như chứng khoán, bất động sản. Điều này tạo nên bong bóng chứng

khốn, bất động sản ở Mỹ, một trong những nguyên nhân gây ra khủng hoảng tài

chính.

- Trung Quốc:

Trung Quốc đã có sự phối hợp chặt chẽ trong CSTK và CSTT. Đối với CSTT

được đặt ra là chú trọng kiềm chế lạm phát bằng việc theo đuổi CSTT chặt chẽ vừa

phải và kiểm soát nghiêm ngặt tổng mức tín dụng. Năm 1998 trước những tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á, Trung Quốc đã thực hiện CSTT mở rộng: giảm tỷ lệ chiết khấu, giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, đẩy mạnh hoạt động thị trường mở, điều chỉnh mạnh mẽ chính sách tín dụng và mở rộng phạm vi

tín dụng của các ngân hàng thương mại…góp phần ngăn ngừa giảm phát và đảm bảo mức tăng trưởng cao, bền vững. Đến năm 2000, mục tiêu của CSTT là giữ vững sự

định chỉ số giá chung, ổn định tỷ giá hối đối để duy trì cán cân thanh tốn. Ngồi

ra, CSTT cịn chú ý đến mối quan hệ giữa ngăn ngừa khủng hoảng tài chính và khuyến khích tăng trưởng kinh tế, mức cung tiền được duy trì ở một tỷ lệ tăng nhất

định, đồng thời cải thiện chất lượng cho vay để đảm bảo các giao dịch thường xuyên

trong lĩnh vực tài chính. Mặc dù các cơng cụ của CSTT đã đã được thay đổi căn bản nhưng sự phát triển của các cơng cụ và những can thiệp mang tính trung gian nên thị trường tiền tệ vẫn còn tụt hậu và quy mô tương đối nhỏ, gây bất lợi cho các giao

dịch trong lĩnh vực tài chính. Hiện nay, Trung Quốc đang hoàn thiện hệ thống

truyền dẫn CSTT bao gồm việc phát triển thị trường tiền tệ, thị trường trái phiếu, thị trường thương phiếu để lãi suất thị trường thực hiện đầy đủ vai trị của nó; thị trường vốn cũng được mở rộng thông qua việc phát hành cổ phiếu, trái phiếu và hình thành các quỹ, khuyến khích các nhà đầu tư tăng vốn.

Bên cạnh, CSTK luôn được thực hiện song song là Trung Quốc kiên trì thực hiện chính sách chi NSNN thận trọng, quyết tâm không phát hành tiền cho chi tiêu và bù đắp thiếu hụt NSNN, điều chỉnh mạnh mẽ cơ cấu chi NSNN, bám sát các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội. Giảm nguồn chi vào các dự án thuộc nhà nước quản lý, chi quốc phòng…; điều chỉnh tỷ trọng ngân sách giữa trung ương và địa phương theo hướng ngân sách trung ương tập trung còn ngân sách địa phương được tăng

cường và chủ động; Tăng cường đầu tư với qui mô rất lớn vào cơ sở hạ tầng.

Với việc thực thi chính sách tài khóa tích cực, với định hướng mở rộng quy mô đầu tư của Nhà nước thơng qua phát hành trái phiếu chính phủ. Theo đánh giá của các nhà kinh tế Trung Quốc, hiệu ứng của chính sách này đã làm tăng GDP lên 1,5% trong năm 1999, 2% trong năm 2000.

Ngoài ra, Trung Quốc đã sử dụng các biện pháp hoàn thuế để thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa có giá trị gia tăng cao và công nghệ cao, đảm bảo không làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên và cân đối cung cầu sản xuất trong nước. Để đạt được

điều này Trung Quốc đã liên tục thay đổi, hoàn thiện và sử dụng các biện pháp thuế,

thuế quan và các biện pháp khác. Mua sắm của chính phủ được coi là cơng cụ của chính sách mới nhất mà Chính phủ Trung Quốc sử dụng để thúc đẩy cơng nghệ.

1.4.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Qua thực tiễn điều hành CSTT và CSTK của một số quốc gia, chúng ta nhận thấy tùy vào từng giai đoạn và mục tiêu cụ thể mà CSTT và CSTK được sử dụng

cho phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế. Với mục tiêu phát triển kinh tế của Việt Nam hiện nay là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đi kèm với kiểm soát lạm phát;

đồng thời cũng đẩy nhanh tiến trình hội nhập thì CSTT hướng đến là tác động đến

mức cung tiền, các công cụ gián tiếp dần được sử dụng thay cho các cơng cụ trực tiếp. Trong đó cơng cụ nghiệp vụ thị trường mở được tăng cường sử sụng để điều

chỉnh dự trữ của các NHTM và lãi suất trên thị trường liên ngân hàng phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng. Muốn vậy, cần phát triển mạnh thị trường tiền tệ, tạo ra nhiều công cụ tài chính có tính thanh khoản cao, làm cơ sở để nghiệp vụ thị trường mở phát huy tác dụng. Bên cạnh đó cần đi kèm với

chính sách chi tiêu NSNN thận trọng, kiểm soát chặt chẽ thâm hụt NSNN, tạo môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, thuận lợi cho kinh tế tăng tốc lâu dài; các nguồn chi tập trung vào cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện cho sản xuất phát triển, giảm dần đầu tư vào các doanh nghiệp nhà nước quản lý kém hiệu quả; Chính sách thuế được điều

chỉnh theo hướng giảm bớt gánh nặng. Tuy nhiên, cần điều chỉnh mức ưu đãi từng lĩnh vực hợp lý, tập trung ưu đãi những ngành thúc đẩy sản xuất hàng hóa, giảm ưu

đãi để đầu tư vào các lĩnh vực rủi ro cao như chứng khốn, bất động sản.

Ngồi ra, để việc điều hành CSTT và CSTK có hiệu quả thì hệ thống ngân

hàng cần hồn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động. Chúng ta nhận thấy các cuộc khủng hoảng kinh tế – tài chính thường bắt đầu từ sự khủng hoảng của hệ thống

ngân hàng, do đó, trong giai đoan hội nhập kinh tế quốc tế thì nên xem việc hồn thiện hệ thống ngân hàng theo thông lệ quốc tế là nhiệm vụ quan trọng nhất, làm cơ sở để thực hiện các mục tiêu của CSTT và CSTK.

Kết luận chương I

Chương này đã trình bày tóm tắt các lý thuyết liên quan đến CSTK và CSTT: khái niệm, mục tiêu, các cơng cụ của từng chính sách. Vận dụng mơ hình IS-LM trong việc phân tích chính sách, dùng mơ hình tương quan cặp để phân tích mối

tương quan giữa hai chính sách và dùng mơ hình tác động của từng chính sách đến tăng trưởng và đối với nền kinh tế, sau đó kết hợp hai mơ hình để tìm hiểu mối tương quan . Từ đó, rút ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân dẫn đến sự phối hợp giữa hai chính sách trên. Qua việc phân tích nhận thấy là cần phối hợp đồng bộ giữa CSTK và CSTT để phục vụ mục tiêu phát triển và tăng trưởng kinh tế của quốc gia. Bên cạnh đó, đưa ra kinh nghiệm phối hợp CSTK và CSTT của một số quốc gia trên thế giới và bài học kinh nghiệm choViệt Nam.

Chương tiếp theo sẽ trình bày thực trạng phối phối hợp CSTK và CSTT ở Việt Nam. Qua đó cũng nghiên cứu các nhân tố của CSTK và CSTT tác động và mối quan hệ giữa hai chính sách đến tăng trưởng kinh tế bằng mơ hình nghiên cứu thơng qua phần mềm xử lý số liệu Eview.

CHƯƠNG II

MỐI QUAN HỆ GIỮA

CHÍNH SÁCH TÀI KHĨA VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

2.1 Tổng quan nền kinh tế Việt Nam

Nền kinh tế Việt Nam đạt được nhiều thành tựu sau hơn 20 năm thực hiện

công cuộc đổi mới của Đảng và Nhà nước (1990 – 2009). Chính sách đổi mới đã đưa Việt Nam hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới. Đóng góp cho sự phát triển

kinh tế Việt Nam trong hai thập kỷ qua là nền kinh tế đã được vận dụng, phối hợp các chính sách kinh tế vĩ mơ hợp lý và đúng đắn. Việt Nam duy trì được tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước 7% giai đoạn 1996 – 2000 và 7,5% giai đoạn 2000 – 2005; Các cân đối vĩ mô của nền kinh tế cơ bản được giữ ổn định, tạo môi trường và điều kiện cần thiết cho sự phát triển kinh tế. Tiềm lực tài chính ngày càng được tăng cường, thu ngân sách tăng trên 18%/năm; chi cho đầu tư phát triển bình quân chiếm khoảng 30% tổng chi ngân sách. Nhà nước đã từng bước tách chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế với chức năng kinh doanh của các doanh nghiệp; chuyển từ can thiệp trực tiếp vào nền kinh tế sang can thiệp gián tiếp thông qua hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách và sử dụng các công cụ điều tiết vĩ mô khác vào quản lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ ở việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 25 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)