Các chỉ tiêu giám sát nợ nước ngoài của Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ ở việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 52 - 54)

STT Chỉ tiêu (%) 2004 2005 2006 2007 2008

1 Tổng dư nợ nước ngoài so với GDP 37.2 32.2 31.4 32.5 29.8

2 Nợ nước ngồi khu vực cơng/GDP 29.9 27.8 26.7 28.2 25.1

3 Nghĩa vụ trả nợ so với XK hàng hóa và DV 5.5 4.8 4.0 3.8 3.3

4 Nghĩa vụ trả nợ so với nguồn thu NSNN 4.9 4.1 3.7 3.6 3.5

5 Dự trữ ngoại tệ so với dư nợ ngắn hạn 1,943 4,075 6,380 10,177 2,808

6 Nghĩa vụ nợ dự phòng so với thu NSNN 5.3 5.2 4.5 4.6 4.7

Nguồn: Bộ Tài chính

Tuy nhiên, do thường xuyên ở trong tình trạng bội chi ngân sách nên nợ cơng (mà chủ yếu là nợ Chính phủ) tăng mạnh trong những năm gần đây. Năm 2008, nợ Chính phủ chiếm khoảng 36,5% GDP, năm 2009 ước lên đến 40% GDP và năm 2010 dự kiến khoảng 44% GDP. Nếu khơng có các biện pháp để giảm bội chi ngân sách thì nợ Chính phủ sẽ tiến dần đến mức giới hạn an toàn là 50% GDP. Điều này sẽ ảnh hưởng khơng nhỏ đến an ninh tài chính quốc gia và làm giảm mức độ tín

nhiệm của Việt Nam trên thị trường tài chính thế giới.

Hình 2.7: Cơ cấu nghĩa vụ nợ nước ngoài 2004-2008

Thứ ba, áp lực của lạm phát và hiệu quả sử dụng vốn của nền kinh tế: Chỉ số

CPI từ cuối năm 2008 bắt đầu tăng và tăng cao vào năm 2009. Để đạt mức tăng

trưởng kinh tế 5,3% trong năm 2009, lượng tiền kích cầu làm cho giá cả tăng cao hơn mức tăng thu nhập và gây áp lực lên lạm phát.

Hình 2.8 : Lạm phát các tháng 9/08-7/09

Nguồn: GSO

Nhìn chung, lượng vốn kích cầu trong thời gian qua giúp cho doanh nghiệp và cả nền kinh tế tránh khỏi tình trạng suy thối. Tuy nhiên, xu hướng mở rộng chi tiêu Chính phủ kèm theo các dấu hiệu nới lỏng kiểm soát tiền tệ kéo dài sẽ gặp phải cản trở lớn là hiệu quả đầu tư của khu vực sản xuất vật chất, hiệu qủa phân bổ và sử dụng vốn của nền kinh tế bị hạn chế do giới những giới hạn của chính sách: Nguy cơ tái lạm phát là rõ ràng khi tiếp tục thực hiện mục tiêu kích cầu trong điều kiện hiện tại mà khơng có giải pháp dài hạn hơn để đảm bảo chắc chắn nguồn vốn tới được

nguồn sinh lời hiệu quả và có khả năng tái tạo nguồn thu trong tương lai; Làm mất cơ hội sàng lọc và cơ cấu lại hệ thống doanh nghiệp khi việc cung ứng vốn trong bối cảnh ứng cứu không cho phép sử dụng đầy đủ quy trình thẩm định và lựa chọn người vay; Rủi ro thu hồi vốn vay và sự giảm sút khả năng đáp ứng các nghĩa vụ nợ khác của doanh nghiệp khi nguồn vốn tự điều chỉnh dòng chảy sang các lĩnh vực đầu tư rủi ro.

2.4. Phân tích tác động của chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ đến các biến số kinh tế vĩ mô

Trong hệ thống tài khoản quốc gia (National Accounts), tổng sản phẩm quốc nội được định nghĩa là GDP = C + G + I + X – M, trong đó C là tổng tiêu dùng cuối cùng của người dân, G là tổng tiêu dùng cuối cùng của chính phủ, I là tổng đầu tư bao gồm cả tồn kho, X là xuất khẩu và M là nhập khẩu. Đôi khi hai thành phần X – M được gộp lại chung thành cán cân thương mại.

CSTK và CSTT tác động đến các biến số kinh tế vĩ mô trong cả ngắn hạn lẫn dài hạn. Trước tiên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu mối quan hệ giữa hai chính sách đồng thời phân tích các nhân tố tác của hai chính sách này đến các biến số kinh tế vĩ mô.

2.4.1. Mối quan hệ giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ:

Như chúng ta đã biết được, CSTK và CSTT là hai chính sách riêng biệt nhưng lại là bộ phận quan trọng trong hệ

thống chính sách kinh tế vĩ mơ, mỗi chính sách trong từng thời kỳ đều theo đuổi những mục tiêu cụ thể nhưng suy cho cùng cũng là nhằm phục vụ cho mục tiêu tăng trưởng và phát triển kinh tế của quốc gia. Vậy giữa hai chính sách này có mối quan hệ với nhau như thế nào trong việc phối hợp giữa chúng để phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế của quốc gia trong thời gian qua nói chung và đặc biệt là giai đoạn 2000 – 2009 thông qua việc sử dụng phần mềm Eview để nghiên cứu và phân tích mối quan hệ này thơng qua mơ hình tương quan cặp giữa các nhân tố của hai chính sách này nhằm tìm hiểu mối tương quan cụ thể giữa chúng. Kết quả chạy mơ hình như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ ở việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)