Hồn tồn
khơng đồng ý Khơng đồng ý
Khơng ý
kiến Đồng ý Hoàn toàn đồng ý
1 2 3 4 5
Bảng câu hỏi sơ bộ được thiết kế và tiến hành phỏng vấn thử với khoảng 20 đối tượng khảo sát để đánh giá và điều chỉnh cho phù hợp về hình thức, câu chữ nhằm đảm bảo đối tượng khảo sát hiểu đúng câu hỏi và trả lời chính xác với mục đích của người nghiên cứu.
Bảng câu hỏi phỏng vấn chính thức gồm 37 biến, chia thành 2 phần:
Phần 1: các câu hỏi nhằm thu thập thông tin về mối quan hệ giữa quản lý tri thức và lợi thế cạnh tranh. Cụ thể các câu hỏi tương ứng với các thành phần như sau:
- Cơ cấu tổ chức (4 biến): từ câu SI1 đến SI4
- Văn hóa doanh nghiệp (4 biến): từ câu CI1 đến CI4 - Nguồn nhân lực (4 biến): từ câu PI1 đến PI4
- Công nghệ thông tin (4 biến): từ câu TI1 đến TI4 - Thu thập tri thức (4 biến): từ câu ACP1 đến ACP4 - Chuyển đổi tri thức (5 biến): từ câu CP1 đến CP5 - Áp dụng tri thức (4 biến): từ câu APP1 đến APP4 - Bảo vệ tri thức (4 biến): từ câu PP1 đến PP4 - Lợi thế cạnh tranh (4 biến): từ câu CA1 đến CA4
Phần 2: các câu hỏi về thông tin cá nhân đối tượng khảo sát (7 câu hỏi)
3.3.3. Thu thập số liệu
Trong q trình khảo sát, thơng tin được thu thập bằng cách phát bảng câu hỏi khảo sát trực tiếp đến tay các nhà quản trị đang làm việc trong các doanh nghiệp tư nhân ngành xây dựng tại TP. HCM.
Mẫu được chọn theo phương pháp thuận tiện – phi xác suất. Thông tin về mẫu thu thập được: có 300 bảng câu hỏi khảo sát đã được phát đi. Sau khi sàng lọc, loại
40
bỏ các kết quả trả lời không hợp lệ (bỏ trống nhiều câu hoặc trả lời giống nhau từ đầu đến cuối) thu được 276 bảng hợp lệ (tỷ lệ 92%), đạt tiêu chuẩn theo cỡ mẫu tối thiểu 185.
3.3.4. Phương pháp phân tích dữ liệu
Phương pháp phân tích dữ liệu được dùng cho nghiên cứu bao gồm: phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá và phân tích hồi quy tuyến tính bội.
Tồn bộ dữ liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm SPSS 16.0
Phân tích hệ số Cronbach’s Alpha
Phân tích hệ số Cronbach’s Alpha để loại bỏ các biến không phù hợp, hạn chế các biến rác trong quá trình nghiên cứu. Các biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng (item – total correlation) nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại và tiêu chuẩn chọn thang đo khi hệ số Cronbach’s Alpha từ 0.6 trở lên (Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).
Phân tích nhân tố khám phá (EFA)
Sau khi phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, các thang đo được đánh giá tiếp theo bằng phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) để thu nhỏ và gom các biến lại thành các nhân tố, xem xét mức độ hội tụ của các biến quan sát theo từng thành phần và giá trị phân biệt giữa các nhân tố. Các biến có hệ số tải nhân tố (factor loading) nhỏ hơn 0.5 đều bị loại.
Sau khi phân tích nhân tố xong sẽ hiệu chỉnh mơ hình lý thuyết theo kết quả phân tích nhân tố và tiến hành phân tích hồi quy tuyến tính bội.
Phân tích mơ hình hồi quy
Phân tích hồi quy nhằm mơ hình hóa (bằng phương trình hồi quy) mối quan hệ giữa quản lý tri thức và lợi thế cạnh tranh. Đồng thời đánh giá và kiểm định sự phù hợp của mơ hình với tập dữ liệu qua thơng số R2 sau khi chạy hồi quy tuyến tính bội với phương pháp Enter và kiểm nghiệm F (với giá trị sig.).
41
3.4. Tóm tắt chương 3
Chương 3 đã trình bày về quy trình và các bước thực hiện nghiên cứu từ việc phát triển thang đo nháp lần 1, nghiên cứu định tính cho đến nghiên cứu định lượng. Đồng thời, trong chương này cũng xác định rõ đối tượng khảo sát đang làm việc tại các doanh nghiệp đang hoạt động tại TP. HCM với cỡ mẫu 300 đối tượng, các giai đoạn thiết kế bảng câu hỏi, phương pháp thu thập dữ liệu và phân tích dữ liệu. Thơng qua nghiên cứu định tính và phỏng vấn thử, tác giả đã tiến hành hiệu chỉnh từ thang đo nháp 1 thành thang đo chính thức phù hợp hơn với các doanh nghiệp tư nhân ngành xây dựng đang hoạt động tại TP. HCM.
42
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chương 3 đã trình bày phương pháp nghiên cứu, chương 4 sẽ tập trung xử lý các dữ liệu đã được thu thập, phân tích kết quả từ dữ liệu thu thập được sau đó kiểm định các giả thuyết từ mơ hình mối quan hệ giữa quản lý tri thức và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
4.1. Mô tả mẫu điều tra khảo sát
Tác giả phát đi 300 bảng khảo sát và thu được 276 phiếu hợp, lệ đạt tỉ lệ là 92%, thông tin về mẫu nghiên cứu như sau:
Bảng 4.1: Thông tin về mẫu nghiên cứu
Các đặc điểm cá nhân Số lượng Tỷ lệ %
Giới tính Nữ 67 24.28%
Nam 209 75.72%
Độ tuổi Dưới 30 tuổi 58 21.01%
Từ 30 tuổi trở lên 218 78.99%
Trình độ Dưới đại học 37 13.41%
Từ đại học trở lên 239 86.59%
Thời gian làm việc
Dưới 1 năm 39 14.13%
1-3 năm 32 11.59%
Trên 3 năm 205 74.28%
Qui mô doanh nghiệp
Dưới 200 người 58 21.01%
200-300 người 164 59.42%
Trên 300 người 54 19.57%
Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả
4.2. Đánh giá độ tin cậy thang đo
4.2.1. Đánh giá độ tin cậy thang đo cơ cấu tổ chức
Thang đo cơ cấu tổ chức bao gồm 6 biến quan sát với giá trị Cronbach’s alpha bằng 0.54 <0.6, trong đó biến SI4 có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3, các biến cịn lại có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0.3. Để tăng mức độ tin cậy thang đo, tác giá loại đi biến SI4.
43