2.2 Đánh giá thực trạng tổ chức và vận hành hệ thống kiểm soát nội bộ
2.2.1.1 Tính trung thực và các giá trị đạo đức
Tính trung thực và các giá trị đạo đức là một khái niệm được COSO 1992 đưa vào nhấn mạnh. COSO cho rằng: muốn duy trì sự trung thực và các giá trị đạo đức thì phải làm cho nguyên tắc này được phổ biến và thừa nhận rộng rãi trong tổ chức, nó được thể hiện rõ nét nhất là ban hành chuẩn mực đạo đức trong doanh nghiệp.
Kết quả khảo sát về tính trung thực và các giá trị đạo đức được thống kê và thể hiện tại phụ lục 02 (tổng hợp số liệu khảo sát về tính trung thực và các giá trị đạo đức). Qua khảo sát về tính trung thực và giá trị đạo đức của các đơn vị thuộc Ngành Y tế tỉnh Long An cho thấy:
- Hầu hết các đơn vị trong ngành (gần 90%) có xây dựng mơi trường văn hóa của tổ chức nhằm nâng cao tính trung thực và cư xử có đạo đức của nhân viên. Lãnh đạo các đơn vị đã ban hành chính thức quy tắc ứng xử đối với các cán bộ công chức, viên chức. Đặc biệt, các bộ phận tiếp xúc trực tiếp với người dân (các khoa, phịng tại các Bệnh viện, Trung tâm Y tế có giường bệnh…) cịn được tập huấn về kỹ năng giao tiếp với giảng viên có uy tín và kinh nghiệm hiện nay như: Tiến sĩ tâm lý Huỳnh Văn Sơn. Bên cạnh việc quan tâm nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ, lãnh đạo ngành cũng như lãnh đạo đơn vị rất quan tâm đến việc nâng cao y đức cho tồn thể cán bộ cơng nhân thông qua việc phát động các phong trào thi đua, phấn đầu học tập để xứng đáng với truyền thống và danh hiệu “lương y như từ mẫu”.
- Trên 72% các đơn vị có ban hành những quy định về đạo đức nghề nghiệp thông qua việc xây dựng và ban hành Quy tắc giao tiếp và ứng xử
có tính bắt buộc chung đối với tồn thể nhân viên trong tổ chức. Song song với việc ban hành Quy tắc giao tiếp và ứng xử, 68,97% các đơn vị còn xây dựng các hướng dẫn về đạo đức, phân biệt hành vi nào là vi phạm, hành vi nào được khuyến khích, cho phép để nhân viên hiểu rõ trước khi thực hiện.
- Các đơn vị cũng quan tâm đến việc làm thế nào để các quy tắc, hướng dẫn được truyền đạt đến từng nhân viên. Trên 81% các đơn vị trong ngành có truyền đạt các quy tắc ứng xử, hướng dẫn về đạo đức đến cán bộ nhân viên qua nhiều hình thức: Thơng báo cơng khai tại cơ quan, triển khai trong hội nghị cán bộ công chức, thông báo trên mạng nội bộ…
- Tuy nhiên, lãnh đạo nhiều đơn vị chưa quan tâm đến việc rà sốt để xác định xem có tồn tại những áp lực và cơ hội để nhân viên trong đơn vị phải hành xử trái quy định (chỉ có 48,3% đơn vị có thực hiện rà soát). Trong số các đơn vị thực hiện, có một số đơn vị thực hiện không thường xuyên (chỉ thực hiện hàng năm) và chỉ rà soát trên báo cáo của các bộ phận gởi về. Đối với một lĩnh vực đặc biệt nhạy cảm (lĩnh vực khám chữa bệnh), có rất nhiều cơ hội để nhân viên y tế (bác sĩ, điều dưỡng, hộ sinh…) làm khó bệnh nhân để nhận được các khoản “bồi dưỡng”, nhiều bác sĩ còn giới thiệu bệnh nhân đến khám tại phòng mạch tư của mình ngồi giờ hành chính… Một số cán bộ y tế làm tại các khoa cận lâm sàng (xét nghiệm, siêu âm…), nha, phòng khám… làm cho người thân không thu tiền. Đây là một trong những nguyên nhân gây phiền hà cho bệnh nhân và thất thu cho đơn vị. Đặc biệt với vị trí địa lý của tỉnh Long An giáp ranh với Thành phố Hồ Chí Minh, đường giao thơng thuận lợi (ngồi Quốc Lộ 1A, hiện nay cịn có đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Trung Lương), thu nhập bình quân đầu người đang được cải thiện, người dân sẳn sàng bỏ thêm chi phí để được khám và điều trị tại các bệnh viện tuyến trên tại Thành phố Hồ Chí Minh. Báo cáo cơng tác quản lý, sử dụng quỹ khám chữa bệnh BHYT năm 2010 của tỉnh Long An như sau:
+ Tổng thu quỹ khám chữa bệnh BHYT: 289.302.145.000 đồng. + Tổng chi khám chữa bệnh BHYT: 322.803.145.000 đồng, trong đó: . Chi cho khám chữa bệnh trong tỉnh: 182.606.939.000 đồng.
. Chi cho bệnh nhân khám chữa bệnh tại Thành phố Hồ Chí Minh: 140.196.206.000 đồng.
+ Bội chi quỹ: 33.501.000.000 đồng.
(Nguồn: BHXH tỉnh Long An)
Trong tổng chi phí khám chữa bệnh BHYT năm 2010, chi cho bệnh nhân khám chữa bệnh tại Thành phố Hồ Chí Minh chiếm tỷ lệ đáng kể (đến 43,43%) và hiện chưa có giải pháp kiểm sốt hiệu quả.
Đối với bệnh nhân khơng có thẻ BHYT lên bệnh viên tuyến trên điều trị chưa được thống kê cụ thể. Vì thế, Ngành Y tế tỉnh Long An đang thực hiện nhiều giải pháp nhằm duy trì và cải thiện lòng tin của người dân vào các cơ sở y tế trong tỉnh.