4.1. Thống kê mô tả
Bảng 4.1 Mô tả thống kê các biến nghiên cứu
Variable Obs Mean Std. Dev. Min Max
Q 4652 1.2686 4.7359 0.0663 163.0522 Ntc 4652 28.3478 5719.36 -350919.70 104621.60 Size 4652 26.5918 1.6092 17.7473 31.9269 Lev 4652 0.5309 0.3416 0.0020 16.0690 Growth 4652 0.0210 0.0472 0.0000 0.7757 Roa 4652 0.0886 0.1803 -7.2494 5.4828
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu từ phần mềm Stata 11.0
Với dữ liệu được thu thập từ 583 doanh nghiệp niêm yết trên Sở giao dịch chứng khốn Hồ Chí Minh và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội trong giai đoạn 2009- 2016 bảng 4.1 trình bày thống kê của các biến nghiên cứu chính trong mơ hình nghiên cứu của đề tài theo các tiêu chí: Giá trị trung bình, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất và sai số chuẩn. So sánh với bài nghiên cứu gần đây của nhóm tác giả Caballero, Teruel và Solano (2013) thực hiện nghiên cứu cho các doanh nghiệp ở Anh, đề tài cũng tìm thấy một số điểm tương đồng với các doanh nghiệp ở Việt Nam, tuy nhiên cũng có những điểm đặc trưng khác biệt.
Chỉ số đại diện cho thành quả hoạt động của doanh nghiệp (Q=1.26) thấp hơn so với các doanh nghiệp ở Anh (Q=1.487) mặc dù có sự khác biệt nhất định trong cách thức vận hành, giai đoạn nghiên cứu nhưng giá trị trung bình của chỉ số này ở 2 thị trường khơng có sự khác biệt quá lớn, điều này cũng phần nào cho thấy sự “trưởng thành” của thị trường chứng khoán Việt Nam qua hơn 10 năm phát triển. Bên cạnh đó, với giá trị trung bình của chỉ số này là 1.26 cho thấy các doanh nghiệp niêm yết trong giai đoạn nghiên cứu đã đạt được những thành quả nhất định mặc dù có những khó khăn như chịu ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính tồn cầu 2008, lạm phát tăng mạnh trong giai đoạn 2010-2012,….
Chỉ số trung bình của NTC- đại diện cho việc quản trị vốn luân chuyển của các doanh nghiệp Việt Nam thấp hơn rất nhiều so với các doanh nghiệp của Anh với
giá trị trung bình lần lượt là 28.35 và 56.4. Điều này cho thấy chính sách tín dụng của các doanh nghiệp ở Anh là cao hơn nhiều so với các doanh nghiệp ở Việt Nam và điều này ít nhiều có tác động đến thành quả hoạt động của doanh nghiệp.
Tốc độ tăng trưởng tài sản vơ hình của các doanh nghiệp Việt Nam 0.02 so với các doanh nghiệp ở Anh 0.2 là cịn khá thấp. Điều này có thể được lý giải là do mức độ uy tín và thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam chưa thực sự được quan tâm, chưa được định giá đúng và do đó điều này ít nhiều cũng sẽ ảnh hưởng đến thành quả hoạt động của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó việc sử dụng nợ để tạo đòn bẩy trong hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam với giá trị trung bình là 0.53 trong giai đoạn nghiên cứu, điều này cho thấy nợ được xem là nguồn vốn tài trợ chính cho các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp tại Việt Nam. Mặc dù tỷ lệ nợ cao, kinh doanh trong giai đoạn khó khăn của nền kinh tế nhưng các doanh nghiệp Việt Nam vẫn duy trì được hiệu quả trong kinh doanh (ROA trung bình là 8.86%).
Từ kết quả thống kê các giá trị trung bình, giá trị lớn nhất, nhỏ nhất của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu có thể nhận định một cách tổng quan là trong giai đoạn nghiên cứu 2009-2016 là giai đoạn mà nền kinh tế có nhiều biến động so với các thời kỳ trước, các doanh nghiệp tại Việt Nam cũng sử dụng nợ khá cao trong cấu trúc vốn của mình do đó để đánh giá hết tác động của việc quản trị vốn luân chuyển tác động như thế nào đến thành quả hoạt động cần được xem xét trong mối tương quan với các hạn chế tài chính mà doanh nghiệp đang gặp phải.