Biến đo lƣờng rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và lợi nhuận ngân hàng, bằng chứng thực nghiệm của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 48)

CHƢƠNG 4 : MƠ HÌNH, PHƢƠNG PHÁP VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2 Mô tả các biến đƣợc sử dụng trong mơ hình

4.2.2 Biến đo lƣờng rủi ro tín dụng

4.2.2.1 Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dƣ nợ (NPLR)

Tỷ lệ nợ xấu là tỷ số cho thấy chất lƣợng và rủi ro xảy ra đối với các khoản cho vay. Do vậy, tỷ lệ nợ xấu một trong những chỉ tiêu quan trọng để xem xét mức độ rủi ro tín dụng, và là một chỉ báo cho thấy cách mà các ngân hàng quản lý rủi ro tín dụng của họ. Có rất nhiều các nghiên cứu trƣớc đây sử dụng biến tỷ lệ nợ xấu để đo lƣờng rủi ro tín dụng hay đo lƣờng chất lƣợng cho vay của các ngân hàng nhƣ: Berger and DeYoung (1997); Hosna et al (2009), Rajan and Dhal (2003); Samad (2004); Brewer and Jackson (2006), Josiah Aduda and James Gitonga (2011), Kolapo et al (2012), Mohammed Bayyoud and Nermeen Sayyad (2015)…

Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng tăng cao cho thấy chất lƣợng tín dụng giảm, mức độ rủi rủi ro tín dụng cao, cho thấy xác xuất mà ngân hàng đối mặt với những khoản cho vay khơng thu hồi đƣợc là rất lớn. Chính vì vậy tỷ lệ nợ xấu tăng cao làm giảm lợi nhuận ngân hàng, hay nói cách khác là mối quan hệ giữa tỷ lệ nợ xấu và lợi nhuận ngân hàng là ngƣợc chiều nhau. Có nhiều nghiên cứu trƣớc đây cũng đã tìm thấy mối quan hệ ngƣợc chiều giữa tỷ lệ nợ xấu và lợi nhuận ngân hàng nhƣ: Felix and Claudine (2008), Mileris (2012).

Từ những lập luận trên, tác giả kỳ vọng rằng mối quan hệ giữa NPLR và lợi nhuận là ngƣợc chiều nhau.

Tỷ lệ nợ xấu (NPLR) đƣợc đo lƣờng thông qua công thức sau:

4.2.2.2 Biến Tỷ lệ dự phịng rủi ro tín dụng/Tổng dƣ nợ (LLPR)

Kosmidou, 2008; Trujillo-Ponce, 2013). Chi phí dự phịng rủi ro tín dụng cao cho thấy khả năng xảy ra tổn thất đối với các khoản cho vay là rất lớn, mang đến tín hiệu rủi ro cao hơn đối với các ngân hàng do sự tích tụ của các khoản vay có khả năng không thu hồi đƣợc và xác suất các khoản vay trở thành nợ xấu là rất cao, điều đó có nghĩa lợi nhuận ngân hàng thấp hơn (Miller and Noulas, 1997; Athanasoglou et al, 2008; Kosmidou, 2008).

Bởi vì chi phí rủi ro tín dụng làm giảm lợi nhuận của các ngân hàng, do đó một mối quan hệ ngƣợc chiều giữa tỷ lệ LLPR và lợi nhuận đƣợc mong đợi (Athanasoglou et al, 2008; Trujillo-Ponce, 2013).

Biến LLPR đƣợc đo lƣờng bởi công thức:

4.2.3 Các biến kiểm sốt trong mơ hình

4.2.3.1 Biến tỷ lệ dƣ nợ cho vay/Tổng tài sản (LTA)

Biến LTA đƣợc đo lƣờng bằng:

Biến LTA phản ánh cấu trúc tài sản của ngân hàng, và là chỉ số phản ánh hoạt động kinh doanh đem lại nguồn thu nhập chủ yếu cho ngân hàng. Hoạt động cho vay là hoạt động tìm ẩn nhiều rủi ro, do đó mức lãi suất cho vay thƣờng cao hơn so với việc việc ngân hàng đầu tƣ vào những tài sản khác với mức độ an toàn cao hơn. Chính vì vậy, thơng thƣờng cho vay càng nhiều thì càng đem lại lợi nhuận cao hơn cho ngân hàng (Alkassim, 2005; Sehrish Gul et al, 2011; Syafri, 2012).

Tuy nhiên, nếu mở rộng hoạt động cho vay mà khơng chú trọng đến kiểm sốt chất lƣợng tín dụng thì có thể dẫn đến nguy cơ gia tăng nợ xấu, từ đó làm lợi nhuận ngân hàng giảm đi. Nghiên cứu Alper and Anbar (2011) cũng đã tìm thấy mối quan hệ ngƣợc chiều giữa LTA và lợi nhuận ngân hàng.

Với tình hình của Việt Nam trong thời gian qua, khi các ngân hàng đua nhau ồ ạt cho vay trong khi đó lại thiếu kiểm sốt chặt chẽ rủi ro tín dụng dẫn dến tỷ lệ

những lập luận trên, tác giả kỳ vọng LTA có tác động ngƣợc chiều đến lợi nhuận ngân hàng.

4.2.3.2 Biến cấu trúc vốn (ETA)

Biến ETA đƣợc đo lƣờng bằng:

Chỉ số ETA phản ánh khả năng trang trải với với các vấn đề phát sinh từ những tổn thất và rủi ro bất ngờ có thể xảy ra. Tỷ số ETA càng cao cho thấy mức độ an toàn vốn của ngân hàng cao, rủi ro phá sản thấp, do đó các nhà đầu tƣ yêu cầu phần bù rủi ro thấp hơn từ đó làm giảm chi phí sử dụng vốn. Đồng thời với tỷ lệ nắm giữ vốn chủ sở hữu cao cũng tạo điều kiện ngân hàng có khả năng tiếp cận với nguồn vốn giá rẻ hơn, và ngân hàng cũng sẽ chủ động hơn trong việc nắm bắt các cơ hội kinh doanh mang lại lợi nhuận cao hơn cho ngân hàng (Bourke, 1989). Có rất nhiều nghiên cứu trƣớc đây cũng đã tìm thấy mối quan hệ cùng chiều giữa cấu trúc vốn (ETA) với lợi nhuận ngân hàng nhƣ: Alkassim (2005); Pasiouras and Kosmidou (2007); Athanasoglou et al (2008); Ben Naceur and Goaied (2008); Alexiou and Sofoklis (2009); García-Herrero et al (2009). Do đó, trong nghiên cứu này, tác giả kỳ vọng, có một mối quan hệ tích cực giữa lợi nhuận và ETA.

4.2.3.3 Biến rủi ro thanh khoản (LIQ)

Rủi ro thanh khoản là là rủi ro xảy ra khi ngân hàng khơng đáp ứng nghĩa vụ thanh tốn nợ ngắn hạn của ngân hàng.

Hoạt động kinh doanh chủ yếu của các ngân hàng là huy động tiền gửi ngắn hạn nhƣng lại cho vay chủ yếu ở kỳ hạn dài hơn cho nên để hạn chế rủi ro thanh khoản có thể xảy ra, các ngân hàng thƣờng duy trì một lƣợng tài sản có tính thanh khoản nhanh để có thể dễ dàng đƣợc chuyển đổi thành tiền mặt nhằm đáp ứng nhu cầu thanh khoản kịp thời cho ngân hàng (Ćurak, Poposki, and Pepur, 2012). Việc nắm giữ tài sản có tính thanh khoản nhanh thƣờng có tỷ suất sinh lời thấp hơn so với việc đầu tƣ vào tài sản sinh lời khác do tài sản thanh khoản nhanh có mức độ an tồn cao hơn. Do đó, việc nắm giữ lƣợng tài sản có tính thanh khoản nhanh càng

nhiều (rủi to thanh khoản thấp hơn) sẽ làm giảm lợi nhuận ngân hàng. Munther Al Nimer (2013), Heffernan and Fu (2008) cũng đã tìm thấy mối quan hệ cùng chiều giữa rủi ro thanh khoản và lợi nhuận ngân hàng.

Tuy nhiên, cũng có quan điểm cho rằng việc ngân hàng nắm giữ một lƣợng tài sản đủ lớn có thể giúp ngân hàng có khả năng đáp ứng với rủi ro bất ngờ có thể xảy ra. Hơn nữa, việc nắm giữ lƣợng lớn tài sản có tính thanh khoản nhanh cũng giúp ngân hàng tiết kiệm chi phí đi vay từ nguồn bên ngồi để có thể đáp ứng nhu cầu thanh khoản thiếu hụt của ngân hàng. Điều này có nghĩa là, khi ngân hàng nắm giữ lƣợng tài sản có tính thanh khoản nhanh đủ lớn (rủi ro tín dụng thấp) lợi nhuận ngân hàng sẽ tăng lên. Mối quan hệ ngƣợc chiều giữa rủi ro thanh khoản và lợi nhuận ngân hàng này cũng đã đƣợc tìm thấy trong nghiên cứu của Ong Tze San and Teh Boon Heng (2012).

Để đo lƣờng rủi ro thanh khoản bài nghiên cứu này sử dụng công thức đƣợc đề xuất bởi (Rose and Hudgins, 2008).

Điều này có thể đƣợc lý giải bởi vì nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn vừa qua có chuyển biến phức tạp, lạm phát tăng cao, thị trƣờng vốn có nhiều biến động. Nếu nhƣ ngân hàng duy trì khơng đủ lƣợng tài sản có tính thanh khoản nhanh để đáp ứng nhu cầu thanh khoản, thì ngân hàng có thể sẽ rất khó khăn trong việc vay mƣợn từ nguồn khác trên thị trƣờng để bù đắp lƣợng thanh khoản thiếu hụt, thậm chí nếu ngân hàng có thể vay đƣợc từ nguồn bên ngồi thì ngân hàng cũng phải chịu mức chi phí vay rất cao, lúc này sẽ làm lợi nhuận ngân hàng sụt giảm. Chính vì vậy, trong nghiên cứu này tác giả kỳ vọng rủi ro thanh khoản có tác động ngƣợc chiều với lợi nhuận ngân hàng, tức việc nắm giữ lƣợng tài sản đủ lớn sẽ đem lại lợi nhuận cao hơn cho ngân hàng.

4.2.3.4 Biến tỷ lệ chi phí hoạt động/Thu nhập hoạt động (CTI)

Tỷ lệ chi phí hoạt động/thu nhập hoạt động là biến đại diện cho hiệu quả quản lý chi phí của ngân hàng (Albertazzi and Gambacorta, 2009). Ngân hàng có

biện pháp kiểm sốt chi phí hiệu quả sẽ là điều kiện tiên quyết để cải thiện khả năng sinh lợi của ngân hàng, ngụ ý rằng khả năng quản lý trong việc kiểm sốt chi phí của ngân hàng rất là quan trọng. Tỷ số này tăng cao cho thấy khả năng kiểm sốt chi phí của ngân hàng kém hiệu quả, từ đó dẫn đến giảm lợi nhuận của ngân hàng. Đã có rất nhiều nghiên cứu trƣớc đây cũng đã tìm thấy tác động tích cực hiệu quả quản lý chi phí đến lợi nhuận của ngân hàng (Abreu and Mendes, 2002; Athanasoglou et al, 2008; Alexiou and Sofoklis, 2009).

Từ những lập luận trên, trong bài nghiên cứu này, tác giả kỳ vọng biến tỷ lệ chi phí hoạt động/Thu nhập hoạt động có tác động ngƣợc chiều với lợi nhuận ngân hàng. Có nghĩa là khả năng quản lý chi phí của ngân hàng càng kém thì lợi nhuận càng thấp.

4.2.3.5 Biến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM)

NIM đƣợc đo lƣờng thông qua công thức:

NIM cho thấy mức thu nhập ròng từ lãi mà ngân hàng nhận đƣợc do sự chênh lệch lãi suất từ hoạt động cho vay và huy động vốn.

Nguồn vốn đƣợc ngân hàng sử dụng cấp tín dụng chủ yếu đến từ nguồn tiền gửi huy động. Do đó, mà nếu nhƣ phần chênh lệch lãi suất cho vay và lãi suất huy động càng cao thì ngân hàng hƣởng phần chênh lệch càng nhiều. Hơn nữa, nguồn thu nhập chính của các ngân hàng thƣơng mại chủ yếu đến từ hoạt động cấp tín dụng, cho nên nếu nhƣ phần chênh lệch này càng cao thì lợi nhuận mang về cho các ngân hàng thƣơng mại càng lớn. Alper and Anbar (2011) cũng đã tìm thấy mối quan hệ tích cực giữa tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) và lợi nhuận ngân hàng.

Từ những lập luận trên, tác giả cũng kỳ vọng mối quan hệ giữa tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) và lợi nhuận ngân hàng là cùng chiều.

4.2.3.6 Biến quy mô ngân hàng (SIZE)

ngân hàng.

Các lý thuyết kinh tế cho rằng các ngân hàng có quy mơ lớn có thể nâng cao khả năng cạnh tranh trong việc thu hút lƣợng lớn khách hàng bởi vì ngân hàng có thể cung cấp dịch vụ với mức giá thấp do khai thác lợi thế kinh tế theo quy mơ, từ đó mang lại lợi nhuận cao hơn cho ngân hàng. Ngoài ra, các ngân hàng quy mơ lớn lớn có thể nâng cao sức mạnh của ngân hàng trên thị trƣờng thơng qua hình ảnh thƣơng hiệu mạnh và một sự ngầm định quá lớn để sụp đổ (Kosak and COK, 2008). Do đó, có nhiều nghiên cứu trƣớc đây đã tìm thấy một mối quan hệ tích cực giữa quy mơ ngân hàng (SIZE) và lợi nhuận ngân hàng nhƣ: Kosmidou (2008), Flamini et al (2009), Demirgỹỗ-Kunt and Huizinga (2010).

Tuy nhiên, nếu ngân hàng mở rộng quy mô quá lớn, vƣợt quá khả năng quản lý và kiểm soát của ngân hàng, lúc này sẽ gây ra rất nhiều khó khăn cho việc quản lý, ngân hàng có khả năng khơng kiểm sốt chặt chẽ đƣợc chi phí phát sinh đặc biệt là những chi phí hành chính, chi phí nhân sự…, đồng thời có thể khiến các nhà quản trị dễ mắc phải những sai lầm trong việc đƣa ra quyết định từ đó gây ảnh hƣởng tiêu cực đến lợi nhuận ngân hàng (Pasiouras and Kosmidou, 2007; Stiroh and Rumble, 2006). Sufian and Habibullah (2009) và Ben Naceur and Goaied (2008) cũng đã cung cấp bằng chứng ủng hộ rằng có mối quan hệ ngƣợc chiều giữa quy mơ ngân hàng và lợi nhuận ngân hàng. Và trong bài nghiên cứu này, tác giả cũng kỳ vọng quy mơ ngân hàng (SIZE) có tác động cùng chiều đến lợi nhuận ngân hàng.

4.3. Phƣơng pháp nghiên cứu

Với mục đích nghiên cứu mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và lợi nhuận ngân hàng, bài nghiên cứu chạy hồi quy phân tích dữ liệu bảng (panel data) với ba phƣơng pháp khác nhau: Pooled OLS (POOL), Mơ hình tác động cố định FEM (Fixed effects model) và Mơ hình tác động ngẫu nhiên REM (Random effects model).

Bên cạnh đó, phƣơng pháp FGLS (Feasible Generalized Least Squares) đƣợc sử dụng trong nghiên cứu này nhằm có thể kiểm sốt đƣợc hiện tƣợng tự tƣơng

quan và/ hoặc phƣơng sai thay đổi để tăng tính hiệu quả cao cho mơ hình nghiên cứu.

Một số kiểm định đƣợc thực hiện:

Thứ nhất, để lựa chọn mơ hình phù hợp giữa mơ hình Pooled OLS (POOL) và mơ hình tác động cố định (FEM), tác giả sử dụng kiểm định Likelihood Ratio để lựa chọn ra mơ hình phù hợp hơn. Với giả thuyết H0: Mơ hình Pooled OLS (POOL) là phù hợp.

Thứ hai, để lựa chọn mơ hình phù hợp giữa mơ hình tác động cố định (FEM) và mơ hình tác động ngẫu nhiên (REM): tác giả sử dụng kiểm định Hausman Test để lựa chọn mơ hình phù hợp hơn – Với giả thuyết H0: các ƣớc lƣợng FEM và REM khơng có sự khác nhau đáng kể.

Cuối cùng, để kiểm tra độ vững của mơ hình, tác giả tiến hành kiểm định hiện tƣợng phƣơng sai sai số thay đổi trong mơ hình thơng qua kiểm định Wald (Greene, 2000) - Với giả thuyết H0: Mơ hình khơng có hiện tƣợng phƣơng sai thay đổi. Đồng thời, tác giả sử dụng kiểm định Wooldridge (2002) để kiểm định hiện tƣợng tự tƣơng quan trong mơ hình - Với giả thuyết H0: Mơ hình khơng có hiện tƣợng tự tƣơng quan.

4.4 Dữ liệu nghiên cứu 4.4.1 Mẫu nghiên cứu 4.4.1 Mẫu nghiên cứu

Tác giả sử dụng dữ liệu bảng thông qua mẫu quan sát gồm 17 ngân hàng thƣơng mại của Việt Nam trong khoảng thời gian từ 2006 – 2015. Danh sách 17 ngân hàng thƣơng mại đƣợc liệt kê trong bảng (4.2)

Bảng 4.2: Danh sách các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu

STT Tên ngân hàng Mã ngân hàng

1. Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam CTG 2. Ngân hàng TMCP Ngoại Thƣơng Việt Nam VCB 3. Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam BID 4. Ngân hàng TMCP Sài Gịn Thƣơng Tín STB

STT Tên ngân hàng Mã ngân hàng

5. Ngân Hàng TMCP Quân Đội MBB

6. Ngân Hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội SHB

7. Ngân Hàng TMCP Á Châu ACB

8. Ngân Hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vƣợng VPBank 9. Ngân Hàng TMCP Kỹ Thƣơng Việt Nam Techcombank 10. Ngân Hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt EIB

11. Ngân Hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam MSB

12. Ngân Hàng TMCP Đông Nam Á SeABank

13. Ngân Hàng TMCP An Bình ABBank

14. Ngân Hàng TMCP Quốc Dân NCB

15. Ngân Hàng TMCP Sài Gịn Cơng Thƣơng SGB 16. Ngân Hàng TMCP Phát Triển TPHCM HDBank 17. Ngân Hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam VIB

4.4.2 Nguồn dữ liệu nghiên cứu

Để đảm bảo dữ liệu đƣợc thu thập là có độ tin cậy cao, dữ liệu trong nghiên cứu này đƣợc thu thập từ nguồn BVD Bankscope.

4.5 Kết quả nghiên cứu

Trƣớc hết tác giả thực hiện phân tích thống kê mơ tả, sau đó thực hiện phân tích tƣơng quan giữa các biến trong mơ hình và cuối cùng là phân tích kết quả hồi quy.

4.5.1 Thống kê mơ tả

Trƣớc tiên, bài nghiên cứu sẽ trình bày thống kê mơ tả dữ liệu của các biến chính để thấy đƣợc tổng quan của nguồn dữ liệu.

Trong bảng 4.3, tóm tắt kết quả thống kê mơ tả của các biến đƣợc sử dụng trong mơ hình: tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA), tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE), tỷ lệ nợ xấu (NPLR), tỷ lệ chi phí dự phịng rủi ro tín dụng/tổng dƣ

nợ (LLPR), biến đo lƣờng mức độ thanh khoản tài sản thanh khoản nhanh/tổng tài sản (LIQ), tỷ lệ dƣ nợ cho vay/tổng tài sản (LTA), biến chi phí/thu nhập (CTI), biến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM), biến quy mô ngân hàng (SIZE).

Bảng 4.3: Phân tích mơ tả dữ liệu của các ngân hàng giai đoạn 2006 - 2015

Biến Số quan sát Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất ROA 170 0,9781 0,5893 0,01 4,73 ROE 170 10,9689 6,4935 0,08 29,80 NPLR 170 2,1812 1,4373 0,08 8,83 LLPR 170 0,8812 0,6999 -0,99 2,86 LTA 170 50,0831 12,9725 19,10 80,84 ETA 170 10,2357 6,0970 2,80 46,26 LIQ 170 26,6322 12,9355 5,60 64,32 CTI 170 48,0463 15,0822 18,82 93,14 SIZE 170 11,1775 1,2660 7,03 13,65 NIM 170 3,2734 1,0750 0,85 7,12

Nguồn: Tổng hợp của tác giả dựa trên dữ liệu nghiên cứu

Đối với nhóm biến phản ánh tỷ suất lợi nhuận của ngân hàng: Từ kết quả thống kê cho thấy trong giai đoạn 2006 - 2015, tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) và tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) trung bình đều dƣơng. Trong đó, ROA trung bình trong giai đoạn 2006 – 2015 là 0,978%, giá trị cao nhất đạt đƣợc là 4,73% (SGB 2010), và giá trị ROA thấp nhất trong giai đoạn này là 0.01% (NCB 2012); cịn ROE trung bình trong giai đoạn 2006 – 2015 là 10,969%, và ROE

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và lợi nhuận ngân hàng, bằng chứng thực nghiệm của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)