Giới thiệu chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nhằm nâng cao sự gắn kết của nhân viên với ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 45)

CHƢƠNG 4 : PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Giới thiệu chung

Để đánh giá thực trạng sự gắn kết của nhân viên tại ngân hàng Vietinbank, tác giả tiến hành nghiên cứu định tính bằng phương pháp phỏng vấn sâu với mục tiêu tìm hiểu, khảo sát và đánh giá của nhân viên ngân hàng đối với các yếu tố tạo sự gắn kết cho nhân viên của ngân hàng Vietinbank, qua đó có đánh giá khách quan về thực trạng mức độ tạo sự gắn kết cho nhân viên tại ngân hàng Vietinbank để tìm ra những mặt hạn chế nhằm đưa ra những giải pháp kịp thời để khắc phục, từ đó nâng cao sự gắn kết của nhân viên với ngân hàng Vietinbank.

Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu định tính, tác giả thực hiện phỏng vấn với 3 nhóm đối tượng, 1 nhóm gồm 6 nhân viên, trong đó 3 nhân viên của Vietinbank chi nhánh Hồ Chí Minh (Số 79A Hàm Nghi, phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh) với 2 nhân viên làm việc tại bộ phận giao dịch viên và 1 nhân viên ở phòng quan hệ khách hàng, 1 nhân viên tín dụng tại chi nhánh 3 (Số 461, 465 Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh), 2 nhân viên thuộc khối thương hiệu và truyền thơng tại chi nhánh Tân Bình (Số 20 Cộng Hịa, Phường 12, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh). Ngồi ra, nhóm thứ 2 là 3 cán bộ quản lý tại chi nhánh Hồ Chí Minh. Việc phỏng vấn chia làm 2 buổi, phỏng vấn nhân viên 1 buổi và 1 buổi dành cho quản lý với thời gian là 45 phút. Kỹ thuật thực hiện là quan sát và thảo luận nhóm. Nội dung các cuộc phỏng vấn được ghi chép hoặc ghi âm, được lưu trữ với mã hóa ngay sau đó trong máy tính. Kết luận được đưa ra dựa trên sự tổng hợp và phân tích các quan điểm của các đối tượng tham gia phỏng vấn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nhằm nâng cao sự gắn kết của nhân viên với ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)