Đánh giá tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa đầu tư công và tăng trưởng kinh tế, nghiên cứu thực nghiệm tại việt nam (Trang 40)

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU

3.3 Đánh giá tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam

giai đoạn 1986 – 2014

3.3.1 Kết quả đạt được

 Tác động đến tăng trưởng kinh tế

Sau quá trình chuyển đổi cơ chế kinh tế từ năm 1986, nền kinh tế Việt Nam luôn đạt được tốc độ tăng trưởng cao, từ 4,4% trong giai đoạn đầu thời kỳ đổi mới 1986 – 1990 tăng lên 8,2 % giai đoạn 1991 – 1995, sau đó giữ được mức tăng trưởng khá trong 15 năm tiếp theo bình quân đạt 7,2% trong giai đoạn 1996 – 2010. Tốc độ

00 05 10 15 20 25 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011

ICOR Tổng vốn đầu tư toàn xã hội ICOR Khu vực nhà nước

ảnh hưởng chung của tình hình suy thối kinh tế thế giới, Việt Nam vẫn được xếp vào nhóm các nước có tốc độ tăng trưởng cao trong khu vực và thế giới.

 Tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VI đã đề ra nội dung và yêu cầu cơ bản của việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta theo hướng CNH – HĐH là tăng nhanh tỷ trọng giá trị GDP của các ngành công nghiệp, xây dựng và thương mại - dịch vụ, đồng thời giảm dần tương đối tỷ trọng giá trị trong GDP của các ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản. Trong những năm qua, cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, cơ cấu kinh tế của Việt Nam cũng có những bước chuyển dịch theo hướng tích cực. Theo đó, tỷ trọng giá trị trong GDP của các ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản đã giảm nhanh từ 38,06% năm 1986 xuống còn 18,12% năm 2014; trong khi đó tỷ trọng giá trị trong GDP của các ngành công nghiệp, xây dựng và thương mại - dịch vụ tăng tương ứng từ 28,88% và 33,06% năm 1986 lên 38,5% và 43,38% năm 2014. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã làm thay đổi cơ cấu lao động của nước ta theo xu hướng CNH – HĐH. Số lao động trong các ngành công nghiệp, xây dựng và thương mại – dịch vụ ngày càng tăng lên trong khi số lượng lao động trong các ngành ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản ngày càng giảm đi.

Bảng 3.2: Cơ cấu GDP theo giá thực tế phân theo khu vực kinh tế

Năm

Cơ cấu GDP theo ngành

Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản

Công nghiệp và xây

dựng Dịch vụ 1986 38,06 28,88 33,06 1987 40,56 28,36 31,08 1988 46,3 23,96 29,74 1989 42,07 22,94 34,99 1990 38,74 22,67 38,59 1991 40,49 23,79 35,72 1992 33,94 27,26 38,8 1993 29,87 28,9 41,23 1994 27,43 28,87 43,7

1995 27,18 28,76 44,06 1996 27,76 29,73 42,51 1997 25,77 32,08 42,15 1998 25,78 32,49 41,73 1999 25,43 34,5 40,07 2000 24,53 36,73 38,74 2001 23,24 38,13 38,63 2002 23,03 38,49 38,48 2003 22,54 39,47 37,99 2004 21,81 40,21 37,98 2005 19,3 38,13 42,57 2006 18,73 38,58 42,69 2007 18,66 38,51 42,83 2008 20,41 37,08 42,51 2009 19,17 37,39 43,44 2010 18,89 38,23 42,88 2011 20,08 37,9 42,02 2012 19,67 38,63 41,7 2013 18,38 38,31 43,31 2014 18,12 38,5 43,38

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ GSO

 Tác động đối với việc thu hút vốn đầu tư

Nguồn vốn đầu tư cơng đã góp phần quan trọng vào việc thu hút vốn đầu tư của xã hội, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài làm cho tổng mức đầu tư toàn xã hội tăng nhanh. Từ năm 1986 đến nay vốn đầu tư cơng trung bình mỗi năm tăng lên 56%, tương ứng với đó vốn đầu tư tư nhân cũng tăng 64%, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng 32% và tổng vốn đầu tư tồn xa hội trung bình mỗi năm đã tăng lên 60% trong gần 30 năm qua.

 Tác động đến việc quản lý, điều hành, giám sát vốn đầu tư

Cùng với việc tăng lên của vốn đầu tư cơng, Chính phủ và Nhà nước đã ban hành nhiều bộ luật như Luật Đầu tư, Luật Xây dựng, Luật Đầu thầu,…để từng bước hoàn thiện khung pháp lý, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, điều hành nguồn vốn đầu

tư. Cơ chế quản lý đã được cải thiện theo hướng tăng cường phân công, phân cấp mạnh hơn cho các Bộ, địa phương và doanh nghiệp, giảm sự giám sát trực tiếp của Nhà nước đến hoạt động đầu tư và sản xuất của doanh nghiệp. Bên cạnh đó cơng tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đã được thực hiện quy củ, chặt chẽ hơn, phát hiện được những thiếu sót, tiêu cực trong quản lý thực hiện các dự án đầu tư góp phần hạn chế các sai phạm trong lĩnh vực này.

 Tác động đối với phát triển khoa học kinh tế

Những thành tựu to lớn của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đã và đang đẩy nhanh sự phát triển của lực lượng sản xuất, nâng cao năng suất lao động, làm chuyển biến mạnh mẽ cơ cấu kinh tế của các quốc gia và làm thay đổi sâu sắc mọi mặt đời sống xã hội lồi người. Vai trị của khoa học công nghệ đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế là rất quan trọng. Vì vậy trong những năm vừa qua Việt Nam đã rất chú trọng đến vấn đề phát triển năng lực khoa học công nghệ nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế một cách bền vững. Tỷ trọng đầu tư công cho Khoa học công nghệ ở Việt Nam đã liên tục lên trong các năm qua từ 1,32% năm 2005 tăng lên 2,12% năm 2013, trung bình chiếm khoảng 0,5% GDP. Điều này đã giúp cho lĩnh vực khoa học công nghệ đạt được nhiều thành tựu trong thời gian qua, đóng góp thiết thực cho phát triển kinh tế - xã hội.

 Tác động gián tiếp đến việc giải quyết các vấn đề xã hội

Những thành tựu của tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đã góp phần làm giảm tỷ lệ thất nghiệp. Những năm vừa qua nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao cùng với tỷ trọng vốn đầu tư công trên GDP luôn tăng và ở mức cao. Đầu tư công tăng nhanh đã thúc đẩy đầu tư của các thành phần kinh tế khác. Cơ sở hạ tầng ngày càng được đầu tư xây dựng hoàn thiện, hàng loạt các doanh nghiệp được thành lập góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp tại Việt Nam. Tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi ở khu vực thành thị năm 2001 là 6,3% đã giảm xuống cịn 3,43% năm 2014.

Đầu tư cơng cũng góp phần giúp Việt Nam thực hiện cơng cuộc xóa đói giảm nghèo tốt hơn. Thành quả xóa đói giảm nghèo của Việt Nam đã được thế giới cơng nhận, góp phần ổn định chính trị, thu hút vốn đầu tư nước ngồi, tăng trưởng kinh tế, góp phần nâng cao uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. Theo tính tốn của WB, tỷ lệ hộ nghèo của Việt Nam, tính theo chuẩn nghèo quốc tế, đã giảm liên tục từ hơn 60% vào năm 1990, xuống 58% vào năm 1993, 37% vào năm 1998, 32% vào năm 2000, 29% vào năm 2002, 18,1% vào năm 2004, 14,2% năm 2010, 9,6% năm 2012 và còn 6% năm 2014.

3.3.2 Hạn chế

Mặc dù đạt được những thành công và đóng góp tích cực vào q trình phát triển kinh tế nhưng đầu tư cơng ở Việt Nam vẫn cịn tồn tại nhiều mặt hạn chế.

 Đầu tư cơng đi kèm với thất thốt và lãng phí

Những con tàu biển hàng nghìn tỷ đồng của Vinashin chỉ chạy được mấy chuyến rồi nằm “đắp chiếu” hay cơng trình Bảo tàng Hà Nội tốn đến 2.300 tỷ đồng xây dựng từ nguồn Ngân sách Nhà nước nhưng chỉ thưa thớt khách tham quan, rồi hệ thống cảng biển được đầu tư “dày đặc” dọc các tỉnh ven biển miền Trung nhưng không hoạt động hết công suất. Thực tế này cho thấy sự lãng phí của các dự án đầu tư công rất đáng báo động. Việc đầu tư kém hiệu quả của các DNNN có rất nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân chủ quan như: chiến lược đầu tư kinh doanh sai lầm, quản lý yếu kém, thiếu trách nhiệm…Các DNNN được Nhà nước hỗ trợ thơng qua các chính sách ưu đãi về vốn, được ưu tiên tiếp cận vốn tín dụng. Ngân sách nhà nước có một khoản đầu tư hỗ trợ DNNN với số tiền tăng lên mỗi năm. Chính phủ cịn đứng ra bảo lãnh cho các DNNN lớn đi vay nợ. Với sự ưu đãi như vậy, DNNN đang trở thành những lực lượng lớn mạnh chi phối các ngành kinh tế chủ lực. Tuy nhiên Chính phủ chưa có cơ chế giám sát chặt chẽ hoạt động của các DNNN. Nhiều DNNN vay nợ lớn để mở rộng quy mô, đầu tư dàn trải ngoài ngành, quản lý kém dẫn đến kinh doanh thua lỗ, gây thất thốt, lãng phí.

Trên thực tế những cơng trình tiêu tốn một lượng lớn vốn đầu tư nhưng không phát huy được hiệu quả đã dẫn đến tình trạng mất cân bằng kép. Thứ nhất, đầu tư công dẫn đến thâm hụt ngân sách trầm trọng. Hơn thế nữa, do các khoản đầu tư này không tạo ra được nhiều giá trị gia tăng cho nền kinh tế nên tạo ra mất cân đối giữa tiền – hàng dẫn đến tình trạng tăng giá chung cho nền kinh tế. Mất cân đối bên trong được thể hiện ở lạm phát và thâm hụt ngân sách cao.

Thứ hai, phần lớn nguyên vật liệu và một số dịch vụ của dự án đầu tư công là hàng nhập khẩu. Do vậy, khi đầu tư cao dẫn đến nhập khẩu và thâm hụt thương mại cao. Mặt khác, tình trạng tham nhũng sẽ đẩy giá thành lên cao dẫn đến thâm hụt ngoại thương hay mất cân đối bên ngoài trầm trọng hơn. Đầu tư dàn trải, thiếu trọng tâm, tình trạng thất thốt, lãng phí, cơng tác quản lý đầu tư cơng vẫn còn yếu kém. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng tăng trưởng (Ngô Thắng Lợi, 2012).  Chính sách đầu tư chưa gắn với cơng tác quy hoạch

Chính sách đầu tư chưa qua tâm thỏa đáng đến quy hoạch dẫn đến tình trạng đầu tư dàn trải, thiếu quy hoạch, đồng bộ. Việt Nam có qua nhiều Ngân hàng, quá nhiều sân bay và cảng biển, quá nhiều khu kinh tế, khu công nghiệp…tuy nhiên hiệu quả sử dụng lại rất thấp. Điều này thể hiện sự thiếu chiến lược đầu tư hợp lý theo từng vùng, từng ngành và thể hiện sự phát triển mang tính chất cục bộ địa phương.

 Đầu tư công chưa chú trọng nhiều đến phát triển nguồn nhân lực

Vấn đề giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực đang là một trong những vẫn đề được quan tâm nhất hiện nay. Lao động là một trong những yếu tố đầu vào quan trọng đóng góp vào tăng trưởng kinh tế. Việt Nam là một nước có dân số trẻ, nguồn lao động dồi dào tuy nhiên mức đóng góp của yếu tố lao động vào GDP không cao. Thực trạng hiện nay cho thấy Việt Nam đang thiếu lao động có trình độ kỹ thuật cao, được đào tạo bài bản nên nhiều ngành phải th lao động nước ngồi trong khi đó lao động xuất khẩu của nước ta đa phần là lao động chân tay, trình độ chun mơn thấp. Thậm chí sinh viên mới ra trường vẫn phải đào tạo lại mới có thể đáp ứng được nhu cầu công việc. Trong thời gian qua công tác cải cách giáo dục đã

được thực hiện rất nhiều, tuy nhiên vẫn chưa đi vào trọng tâm, chưa tìm được một mơ hình đào tạo phù hợp.Tuy tỷ lệ vốn đầu tư cơng cho giáo dục và đào tạo có tăng lên trong thời gian qua, tuy nhiên so với các ngành khác vẫn là rất hạn chế. Do vậy, đầu tư công vào giáo dục đào tạo cần được quan tâm đúng mức, song song với việc xã hội hóa giáo dục để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ cho công cuộc phát triển kinh tế đất nước.

 Công tác quản lý giám sát đầu tư cơng yếu kém

Chính phủ chưa có cơ chế giám sát chặt chẽ đối với hoạt động của các DNNN, nhất là đối với việc đầu tư. Vốn đầu tư của các DNNN được coi là tự chủ của doanh nghiệp nên q trình kiểm tra, kiểm sốt chưa cao. Các bộ cũng không thể can thiệp trực tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh của các DNNN. Thêm vào đó, q trình cổ phần hóa cũng diễn ra chậm, nên sự giám sát các DNNN cũng chưa chặt chẽ. Việc phân cấp quyết định và sử dụng vốn đầu tư chưa đi kèm với giám sát. Kiểm soát chất lượng và hiệu quả đầu tư. Trong nhiều năm qua, Việt Nam đã liên tục tăng mức bội chi ngân sách và phát hành trái phiếu chính phủ để phân bổ cho các ngành và địa phương. Tuy nhiên, chưa có đánh giá thực tiễn nào về hiệu quả các dự án và cơng trình sử dụng nguồn vốn này. Thực tế hiện nay cho thấy chưa có cơ chế trách nhiệm về đầu tư kém hiệu quả.

Quản lý đầu tư công kém hiệu quả không chỉ khiến hiệu quả đầu tư xã hội bị hạn chế mà còn làm gia tăng nhiều hệ quả tiêu cực và kéo dài khác như: tăng sức ép lạm phát, mất cân đối vĩ mơ trong đó có cân đối ngành, cán cân xuất nhập khẩu, cán cân thanh tốn, dự trữ ngoại hối và tích lũy tiêu dùng cũng như làm hạn chế sức cạnh tranh và chất lượng tăng trưởng trong thời kỳ hội nhập. Đặc biệt đầu tư công kém hiệu quả làm tăng gánh nặng và tác động tiêu cực đến tình trạng nợ của đất nước, do làm tăng nợ Chính phủ, nhất là nợ nước ngồi. Trong những năm qua thâm hụt ngân sách là lên 5%, có những năm lên đến 9% GDP. Đây là một mức thâm hụt khá cao so với các nước đang phát triển. Phần thâm hụt ngân sách dành cho đầu tư phát triển được bù đắp bằng vay nợ. Các khoản vay này tạo thành nợ cơng của Chính phủ.

Theo số liệu của Bộ tài chính nợ cơng của Việt Nam tăng lên 2,63 triệu tỷ đồng vào cuối năm 2014, tương ứng với 59,6% GDP và rất có khả năng vượt ngưỡng an toàn trong những năm tới. Hiện trần nợ công đang được đặt ở mức 65% GDP. Con số này rất đáng báo động.

Về tổng thể, mơ hình tăng trưởng theo chiều rộng của Việt nam đã lên đến đỉnh. Nếu không điều chỉnh mà càng thúc đẩy tăng trưởng dựa vào động lực mở rộng quy mô vốn, giá trị gia tăng thấp, và sự khai thác thái quá tài nguyên, lao động rẻ thì nền kinh tế càng mất đi khả năng cạnh tranh, thậm chí, càng tăng trưởng đất nước và người dân càng nghèo đi (Nguyễn Trọng Hoài và cộng sự, 2009).

3.3.3 Nguyên nhân hạn chế

Ngun nhân của tình trạng trên có thể kể đến như quản lý yếu kém, đầu tư không hợp lý, đầu tư nhiều vào những ngành tư nhân sẵn sàng đầu tư, trong khi lại thiếu đầu tư tương xứng vào các ngành có khả năng lan tỏa, dẫn dắt chuyển đổi cơ chế kinh tế và đầu tư dàn trải, thiếu tập trung, không dứt điểm cho các cơng trình trọng điểm.

Ngồi ra, đầu tư cơng kém hiệu quả cịn do chịu ảnh hưởng của cơ chế khép kín, lợi ích nhóm, cục bộ địa phương. Thủ tục hành chính phức tạp nhưng lại lỏng lẻo, thiếu minh bạch. Chất lượng quy hoạch và lập dự án thấp. Tình trạng khơng đấu thầu hoặc đấu thầu chỉ mang tính hình thức, năng lực, trách nhiệm nhà thầu kém. Nạn tham nhũng, thiếu kiểm soát và chế tài xử lý kịp thời.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Thực trạng đầu tư công ở Việt Nam trong thời gian qua đã đạt được những kết quả tích cực, đóng góp lớn vào q trình tăng trưởng kinh tế của đất nước. Đầu tư công đã tập trung vào phát triển cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện cho các thành phân kinh tế khác phát triển, đóng góp đáng kể vào cơng tác xóa đói giảm nghèo, nâng cao phúc lợi xã hội. Tuy nhiên, ngoài những thành quả đã đạt được, đầu tư công trong thời gian qua cũng bộc lộ nhiều mặt hạn chế, nhất là về hiệu quả đầu tư. Do công tác quy hoạch, quản lý, kiểm tra giám sát chưa được thực hiện tốt nên đã gây thất thốt, lãng phí trong nguồn vốn đầu tư cơng. Do đó, Chính phủ cần có những giải pháp để

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa đầu tư công và tăng trưởng kinh tế, nghiên cứu thực nghiệm tại việt nam (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)