Kiểm địnhphương sai sai số thay đổi mơ hình ECM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa đầu tư công và tăng trưởng kinh tế, nghiên cứu thực nghiệm tại việt nam (Trang 61)

Heteroskedasticity Test: White

F-statistic 1.102284 Prob. F(13,9) 0.4534

Obs*R-squared 14.12719 Prob. Chi-Square(13) 0.3649 Với xác suất Prob. Chi-Square là 36,49% > 5%, kết luận mơ hình khơng có hiện tượng phương sai sai số thay đổi.

- Kiểm định phần dư có phân phối chuẩn

Hình 4.2: Kết quả kiểm định Histogram-Normality mơ hình ECM

Căn cứ vào kết quả kiểm định, xác suất Pro. là 63,07% > 5%, do đó chấp nhận giả thiết H0 và phần dư của mơ hình có phân phối chuẩn.

- Kiểm định tính ổn định của phần dư

Tác giả kiểm định tính ổn định của phần dư thơng qua kiểm định tổng tích lũy của phần dư CUSUM và tổng tích lũy hiệu chỉnh của phần dư CUSUMSQ.

0 1 2 3 4 5 -0.06 -0.04 -0.02 0.00 0.02 0.04 Series: Residuals Sample 1992 2014 Observations 23 Mean 1.03e-17 Median -0.002861 Maximum 0.047594 Minimum -0.069319 Std. Dev. 0.032948 Skewness -0.412794 Kurtosis 2.470749 Jarque-Bera 0.921630 Probability 0.630769 -10.0 -7.5 -5.0 -2.5 0.0 2.5 5.0 7.5 10.0 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 CUSUM 5% Significance

Hình 4.3: Đồ thị CUSUM và CUSUMSQ mơ hình ECM

Kết quả kiểm định cho thấy tổng tích lũy của phần dư và tổng tích lũy hiệu chỉnh của phần dư đều nằm trong dải tiêu chuẩn ứng với mức ý nghĩa 5% nên có thể kết luận phần dư của mơ hình có tính ổn định.

4.4.5 Kết luận

Theo kết quả kiểm định của mơ hình, các biến tỷ lệ đầu tư công trên GDP, đầu tư tư nhân trên GDP, đầu tư trực tiếp nước ngoài trên GDP và tỷ lệ chi tiêu cơng trên GDP giải thích được gần 83% thay đổi của biến tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 1986 – 2015.

Trong dài hạn, tất cả các biến đều có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiênmức độ tác động của biến đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế là thấp hơn so với đầu tư tư nhân. Do đó để nâng cao tốc độ và chất lượng tăng trưởng kinh tế, Chính phủ cần có những giải pháp thích hợp nhằm đẩy mạnh đầu tư khu vực tư nhân đồng thời cải thiện hiệu quả đầu tư của khu vực Nhà nước.

Trong ngắn hạn các biến đều có tác động đến tăng trưởng kinh tế ngoại trừ biến đầu tư tư nhân. Khi có biến động mạnh về kinh tế vĩ mơ, q trình điều chỉnh từ cân bằng ngắn hạn về dài hạn là khá nhanh, hệ số cân bằng lớn (ECTt-1 = -2.5).

-0.4 0.0 0.4 0.8 1.2 1.6 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014

4.5 Hạn chế của mơ hình định lượng

Mẫu quan sát tương đối nhỏ (30 quan sát, theo số liệu từ 1986 – 2015), nếu số liệu Việt Nam được phản ánh theo quý thì số mẫu quan sát sẽ nhiều hơn, kết quả đo lường kinh tế lượng sẽ chính xác hơn.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

Thực tế đầu tư công ở Việt Nam trong thời gian qua đã đạt được những kết quả tích cực, đóng góp lớn vào quá trình tăng trưởng kinh tế của đất nước. Đầu tư công đã tập trung vào phát triển cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế khác phát triển, đầu tư cơng đóng góp đáng kể vào cơng tác xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống của người dân. Kết quả của mơ hình định lượng cũng cho thấy tác động tích cực của đầu tư cơng đến tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh những thành quả đã đạt được, đầu tư công trong thời gian qua cũng bộc lộ nhiều mặt hạn chế, nhất là về hiệu quả đầu từ. Điều này một phần làm hạn chế vai trị tích cực của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế. Do đó, Chính phủ cần có những giải pháp để nâng cao hiệu quả đầu tư cơng, từ đó có thể nâng cao chất lượng và tăng trưởng kinh tế bền vững.

CHƯƠNG 5. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CÔNG Ở VIỆT NAM

5.1 Định hướng phát triển kinh tế Việt Nam đến năm 2020

Theo chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 (Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, 2011) phấn đầu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước cơng nghiệp theo hướng hiện đại, chính trị - xã hội ổn định, dân chủ, kỷ cương, đồng thuận, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt, độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế tiếp tục được nâng lên, tạo tiền đề vững chắc để phát triển cao hơn trong giai đoạn sau.

Về kinh tế phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 7 – 8%/năm, GDP năm 2020 theo giá so sánh bằng khoảng 2,2 lần so với năm 2010, GDP bình quân đầu người theo giá thực tế đạt khoảng 3.000 USD. Bảo đảm kinh tế vĩ mô. Xây dựng cơ cấu kinh tế công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ hiện đại, hiệu quả. Tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm khoảng 85% trong GDP. Giá trị sản phẩm công nghệ cao đạt khoảng 45% trong tổng GDP. Giá trị sản phẩm công nghiệp chế tạo chiếm khoảng 40% trong tổng giá trị sản phẩm cơng nghiệp. Nơng nghiệp có bước phát triển theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững, nhiều sản phẩm có giá trị gia tăng cao. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động, tỷ lệ lao động nông nghiệp khoảng 30-35% lao động xã hội. Yếu tố năng suất tổng hợp đóng góp vào tăng trưởng đạt khoảng 35%, giảm tiêu hao năng lượng tính trên GDP 2,5 – 3%/năm. Thực hành tiết kiệm trong sử dụng mọi nguồn lực. Kết cấu hạ tầng tương đối đồng bộ, với một số cơng trình hiện đại. Tỷ lệ đơ thị hóa đạt trên 45%. Số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới khoảng 50%.

Phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất, xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp, hình thành đồng bộ thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Chuyển đối mơ hình tăng trưởng từ chủ yếu phát triển theo chiều rộng sang phát triển hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu, vừa mở rộng quy mô, vừa chú trọng nâng cao chất

lượng, hiệu quả, tính bền vững. Thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế, trong tâm là cơ cấu lại các ngành sản xuất, dịch vụ phù hợp với các vùng, thúc đẩy cơ cấu lại doanh nghiệp và điều chỉnh chiến lược thị trường; tăng nhanh giá trị nội địa, giá trị gia tăng và sức cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp và của cả nền kinh tế; phát triển kinh tế tri thức. Gắn phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế xanh.

5.2 Các giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư công

 Xác định rõ ngành, lĩnh vực ưu tiên đầu tư công

Nguồn lực của xã hội là có hạn, trong khi đó nhu cầu cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội của nước ta là rất lớn. Do đó, việc nâng cao chất lượng và hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài chính, nhất là nguồn vốn Nhà nước được xem là yếu tố then chốt. Vì vậy, cần cân nhắc kỹ việc phân bổ nguồn vốn đầu tư công vào các ngành, lĩnh vực nhất định. Nhà nước chỉ chú trọng đầu tư vào những ngành mà kinh tế tư nhân không hay chưa đầu tư, không đầu tư vào những lĩnh vực thương mại, chạy theo lợi nhuận như chứng khốn, nhà hàng, khách sạn…vì những lĩnh vực này nên để cho khu vực tư nhân đầu tư theo cơ chế thị trường. Đầu tư cơng chỉ nên tập trung vào các ngành có tính chất lan tỏa, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế như sau:

Thứ nhất là lĩnh vực kết cấu hạ tầng. Đầu tư phát triển cơ cấu hạ tầng là một trong

ba mục tiêu quan trọng trong Chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011 – 2020. Đầu tư vào hoàn thiện kết cấu hạ tầng sẽ tác động đến việc thu hút các nguồn lực đầu tư trong và ngoài nước, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, ngồi ra cịn có tác động nâng cao phúc lợi xã hội và mức sống người dân. Trong đầu tư phát triển cần đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật, nhất là hệ thống đường giao thông, năng lượng, cấp thốt nước, viễn thơng.

Thứ hai là lĩnh vực khoa học công nghệ. Đây là lĩnh vực quan trọng cần được Nhà

nước quan tâm đầu tư đúng mức nhằm góp phần tăng nhanh năng suất, chất lương, hiệu quả, tăng sức cạnh tranh cho nền kinh tế, phát triển kinh tế theo chiều sâu. Cần đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu, cải tiến tiến công nghệ; triển khai, ứng dụng công

nghệ mới gắn với hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhà nước đi đầu hỗ trợ các ngành, lĩnh vực khoa học cơng nghệ mũi nhọn, có tác dụng lan tỏa. Đồng thời khuyến khích khu vực tư nhân quan tâm, đầu tư mạnh mẽ hơn nữa cho lĩnh vực này.

Thứ ba là lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực. Phát triển những ngành cơng nghệ cao

địi hỏi lao động phải có trình độ để tiếp thu và sử dụng cơng nghệ mới. Do đó nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là yếu tố quyết định đẩy mạnh phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ đảm bảo cho nền kinh tế tăng trưởng theo chiều sâu. Đối tượng chính mà Nhà nước cần hướng đến là đào tạo đại học, sau đại học, đào tạo nghề gắn với nhu cầu của xã hội. Xây dựng các chương trình đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đối với các ngành, lĩnh vực mũi nhọn.

Thứ tư là lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Một trong những yếu tố nâng

cao phúc lợi xã hội đó là chăm sóc sức khỏe, y tế. Nhà nước cần chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng ngành y tế song song với việc đào tạo nguồn nhân lực y bác sỹ có trình độ chun mơn cao, có y đức nhằm khắc phục tình trạng q tải ở các bệnh viện, đặc biệt là các bệnh viện tuyến Trung ương. Đầu tư nâng cao chất lượng công tác khám chữa bệnh cho người nghèo, người dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa.

 Tăng cường cơ chế quản lý, giám sát đầu tư công

Để nâng cao chất lượng hiệu quả đầu tư công, cơ chế quản lý, kiểm tra, giám sát cần được thực hiện chặt chẽ, công khai, minh bạch. Quy trách nhiệm cá nhân trong từng khâu của quá trình đầu tư, thiết kế, thẩm định, thi cơng, giám sát, quyết tốn…Nâng cao vai trò, trách nhiệm của Kiểm tốn Nhà nước, báo chí trong việc kiểm tra, giám sát, phát hiện những sai phạm trong quá trình thực hiện đầu tư công. Thực hiện nghiêm chỉnh Luật đầu tư công đã được Quốc hội thông qua ngày 18/06/2014. Đây là căn cứ pháp lý và cơ sở chung để thực hiện phối hợp các chính sách trong quản lý và nâng cao hiệu quả đầu tư cơng. Bên cạnh đó cần đẩy mạnh và thực hiện quyết liệt hơn nữa việc cổ phần hóa các DNNN, điều này giúp xã hội và người dân tham gia giám sát hoạt động của các doanh nghiệp này.

 Điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn đầu tư toàn xã hội

Qua kết quả nghiên cứu thực nghiệm khi đánh giá tác động của các biến vĩ mô đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam cho thấy trong dài hạn tác động của đầu tư công đến tăng trưởng GDP là thấp hơn so với đầu tư tư nhân. Theo đó, 1% tăng lên trong tỷ trọng đầu tư cơng trên GDP chỉ đóng góp 0,3064 điểm phần trăm tăng trưởng, trong khi đầu tư tư nhân có thể đóng góp tới 0,8185 điểm phần trăm tăng trưởng GDP trong dài hạn. Do đó, cần giảm tỷ trọng đầu tư cơng trong tổng vốn đầu tư tồn xã hội, cải thiện mạnh mẽ hiệu quả và chất lượng đầu tư công, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích khu vực tư, đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động đầu tư. Bên cạnh đó, trong giai đoạn hội nhập hiện nay, nhu cầu đầu tư công để xây dựng cơ sở hạ tầng là rất lớn, trong khi nguồn lực lại có hạn. Vì vậy việc thu hút các thành phần kinh tế khác tham gia vào lĩnh vực đầu tư các dự án, cơng trình cơng cộng là một giải pháp để giải quyết tình trạng này tại Việt Nam. Khi khu vực tư nhân tham gia vào sẽ phát huy hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn, tính sáng tạo, chia sẻ rủi ro cũng như hiệu quả quản lý dự án, giám sát nguồn vốn đầu tư. Đây chính là nội dung của hình thức hợp tác cơng tư

Hợp tác cơng tư là một xu thế tất yếu để thu hút vốn của các nhà đầu tư cũng như tranh thủ năng lực quản lý, kỹ thuật, công nghệ của khu vực tư nhân để nâng cao hiệu quả đầu tư và cải thiện chất lượng dịch vụ công. Việc triển khai rộng rãi đầu tư cơng theo hình thức hợp tác cơng tư sẽ giúp nhà nước giảm thiểu được rủi ro trong quá trình thực thi dự án, đồng thời thúc đẩy sự phát triển của khu vực tư nhân. Tác động tích cực nhất của hợp tác cơng tư là mở ra cơ hội, điều kiện huy động nguồn vốn của khu vực tư nhân vào việc đầu tư cho cơ sở hạ tầng, giảm gánh nặng cho NSNN, giảm áp lực nợ công, thúc đẩy hoạt động của khu vực tư nhân trong việc đóng góp trách nhiệm cùng với Nhà nước xây dựng, khai thác và quản lý các cơng trình, hạng mục, dự án công hiệu quả, thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội. Trong thời gian tới, Việt Nam cần đa dạng hóa, tăng cường thêm nhiều hình thức hợp tác

cơng tư, mở rộng khơng chỉ ở lĩnh vực cơ sở hạ tầng mà cả trong các lĩnh vực giáo dục, y tế, đặc biệt là lĩnh vực nghiên cứu khoa học và triển khai.

 Nâng cao chất lượng quy hoạch

Công tác quy hoạch cần mang tầm nhìn chiến lược, hướng tới xem xét phát triển kinh tế xã hội theo vùng. Nâng cao chất lượng quy hoạch bằng cách huy động sự tham gia rộng rãi của đội ngũ khoa học, chuyên gia kỹ thuật và mọi tầng lớp nhân dân. Mội vùng cần tìm cho mình nhữn ghướng đi riêng lợi trên lợi thế sẵn có của địa phương. Trong quá trình phát triển, thực hiện quy hoạch theo vùng với một số tiêu chuẩn về hạ tâng nhất định, đủ để đáp ứng lợi ích phát triển kinh tế của vùng. Các địa phương nằm trong quy hoạch vùng cần tuân thủ quy định này, tránh tình trạng đại phương nào cũng đầu tư xây dựng sân bay, bến cảng, khu công nghiệp gây thất thốt, lãng phí, hiệu quả sử dụng không cao.

 Tăng cường quản lý nợ công

Cuộc khủng hoảng nợ công ở khu vực Châu Âu đang lan rộng là lời cảnh báo cho những quốc gia có tình hình nợ cơng cao. Việc quy mơ nợ cơng của Việt Nam liên tục tăng lên trong thời gian qua và sắp vượt ngưỡng an toàn cần phải được xem xét lại. Giảm dần vay nợ cho đầu tư công và quản lý chặt chẽ việc sử dụng nguồn vốn này. Việc tiếp tục duy trì tỷ lệ bội chi ngân sách cao để đảm bảo đầu tư cơng cần được tính tốn lại một cách cẩn thận. Đồng thời nghiên cứu sửa đổi lại Luật Ngân sách Nhà nước với ba điểm cần được đặc biệt quan tâm: Thiết lập lại kỷ luật tài khóa; Giảm thâm hụt ngân sách không phải bằng việc tăng thu (hay tận thu) mà là giảm chi trên cơ sở tăng hiệu quả chi tiêu; Các khoản thu vượt dự tốn khơng được dùng để tăng chi tiêu mà phải được dùng để bù thâm hụt ngân sách.

 Chuyển đổi mơ hình tăng trưởng

Từ bỏ mơ hình tăng trưởng theo chiều rộng, chỉ dựa chủ yếu vào tăng vốn đầu tư, khai thác tài nguyên thiên nhiên và nguồn lao động rẻ, chuyển sang mơ hình phát triển theo chiều sâu dựa trên tri thức và công nghệ, lấy nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh làm tiêu chí chủ yếu. Trên thực tế, mức tăng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa đầu tư công và tăng trưởng kinh tế, nghiên cứu thực nghiệm tại việt nam (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)