Cơ cấu vốn đầu tư công phân theo nguồn vốn đầu tư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa đầu tư công và tăng trưởng kinh tế, nghiên cứu thực nghiệm tại việt nam (Trang 34 - 36)

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ GSO

Vốn vay bao gồm vay trong nước và vay nước ngoài. Nguồn vốn vay trung bình trong giai đoạn 1995 – 2014 chiếm 26,7% trong tổng nguồn vốn và đang có xu hướng tăng lên từ năm 2008 cho đến nay đã làm gia tăng gánh nặng nợ công của

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Vốn của các DNNN Vốn vay Vốn NSNN

Việt Nam đã tăng lên hơn 2,36 triệu tỷ đồng tương ứng với 59,6% GDP, trong đó nợ vay nước ngồi chiếm 45,5%. Hiện trần nợ công của Việt Nam được đặt ở mức 65%.

Vốn DNNN bình quân trong giai đoạn 1995 – 2014 chiếm khoảng 24,92% tổng vốn đầu tư cơng. Nguồn vốn này có xu hướng giảm trong giai đoạn 1995 – 2005, tăng lên trong 2 năm 2006, 2007 và hiện nay đang có xu hướng giảm trở lại. Khu vực DNNN đã được cải cách tương đối mạnh mẽ trong thời gian qua, nhiều tập đồn Nhà nước lớn được cổ phần hóa tuy nhiên do hiệu quả hoạt động chưa cao, thiếu cơ chế quản lý, giám sát vốn Nhà nước chặt chẽ dẫn đến một số doanh nghiệp thua lỗ, vay nợ trong và ngoài nước lớn.

Cơ cấu vốn đầu tư công phân theo ngành kinh tế, trong những năm gần đây cơ cấu

vốn đầu tư cơng theo ngành kinh tế đã có sự chuyển dịch làm thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu kinh tế của Việt Nam theo hướng CNH – HĐH.

Vốn đầu tư cơng cho các ngành nơng lâm và thủy sản có xu hướng giảm trong các năm qua. Tỷ trọng vốn đầu tư công cho ngành nông lâm thủy sản giảm từ 12,2% năm 2000 xuống còn 6% năm 2013; trong khi đó tỷ trọng vốn đầu tư cơng cho ngành dịch vụ có xu hướng tăng lên từ 47,8% năm 2000 lên 54,5% năm 2013; tỷ trọng của ngành công nghiệp và xây dựng trong tổng vốn đầu tư công khơng thay đổi nhiều, bình qn trong giai đoạn 2000 – 2013 chiếm khoảng 40,6%. Trong giai đoạn vừa qua đầu tư công đã tập trung chủ yếu vào các ngành: Vận tải, kho bãi; sản xuất và phân phối điện, khí đột, nước nóng, hơi nước và điều hịa khơng khí; cơng nghiệp chế biến chế tạo; và khai khống. Trong khi đó, các ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống; Hoạt động tài chính ngân hàng và bảo hiểm; Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ khơng thuộc vào nhóm nhàng được đầu tư nhiều. Đáng chú ý vốn đầu tư vốn đầu tư cho giáo dục và đào tạo; hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ đã tăng lên liên tục trong những năm trở lại đây. Có thể thấy cơ cấu vốn đầu tư công phân theo các ngành kinh tế của Việt Nam trong những năm gần đây đã có sự chuyển dịch đáng khích lệ. Tập trung đầu tư nhiều hơn cho giáo dục đào tạo và

nghiên cứu cơng nghệ sẽ góp phần nâng cao vốn con người, phát triển kinh tế bền vững.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa đầu tư công và tăng trưởng kinh tế, nghiên cứu thực nghiệm tại việt nam (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)