CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Thực trạng rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản tại các NHTM Việt Nam
4.1.1. Thực trạng rủi ro tín dụng
Năm 2008 dưới ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, lạm phát của Viêt Nam là 3.5% cao hơn chuẩn quốc tế tuy nhiên vẫn nằm trong tỷ lệ cho phép của NHNN thời điểm đó.
Năm 2012 tỷ lệ này tăng mạnh so với 2011, có một số ngân hàng tỷ lệ này tăng đột biến như SHB tăng gần 4 lần từ 2.23% năm 2011 lên 8.83% năm 2012, STB tăng 3.6 lần từ 0.58% năm 2011 lên 2.05% năm 3012, ACB tăng gần 3 lần từ 0.9% năm 2011 lên 2.5% năm 2012 và VAB tăng gần gấp đôi từ 2.56% năm 2011 lên 4.65 % năm 2012.
Theo đánh giá mới đây của Uỷ ban Giám sát Tài chính Quốc gia (NFSC), tỷ lệ nợ xấu của hệ thống TCTD cuối năm 2017 khoảng 9,5%, giảm mạnh so với mức 11,9% cuối năm 2016, chủ yếu do các khoản nợ xấu tiềm ẩn trong nợ cơ cấu lại, trái phiếu doanh nghiệp và các khoản phải thu bên ngồi khó thu hồi giảm. ( nguồn https://bizlive.vn/).
Những năm gần đây với sự kiên quyết của NHNN hoạt động xử lý nợ xấu được đẩy mạnh. Theo ông Nguyễn Tiến Dĩnh, chủ tịch hội đồng thành viên VAMC khi trả lời phỏng vấn có cho biết nửa đầu năm 2018 VAMC chưa phải mua bất kỳ khoản nợ nào từ TCTD ( nguồn news.zing.vn ). Tính đến hết 6 tháng đầu năm 2018 tỷ lệ nợ xấu của ngành ngân hàng còn khoảng 6,7% giảm đáng kể so với năm 2017. Nói đến hoạt động xử lý nợ xấu trong các năm vừa qua thì khơng thể khơng nhắc đến ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam ( TCB), năm 2016 – 2017 TCB đã tập trung nguồn vốn để xử lý nợ xấu, đến giữa năm 2017 nhà băng này đã sạch nợ tại VAMC và đưa tỷ lệ nợ xấu năm 2017 xuống mức thấp 1.6%. Hiện nay, trong tình huống cuối năm 2018 thống đốc NHNN tiếp tục ban hành văn bản đốc thúc các TCTD đẩy mạnh xử
lý nợ xấu. Tiêu biểu như STB đang rao bán hàng loạt tài sản là bất động sản cho các khoản nợ xấu với giá trị lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng.
Biểu đồ 4.2 Tỷ lệ nợ xấu của 10 ngân hàng giai đoạn 2008-2017
Nguồn: Tổng hợp BCTC của các ngân hàng năm 2008-2017
Nhìn chung có thể thấy tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng từ năm 2014 đều thấp hơn mức 3% theo quy định của NHNN. Riêng STB 3 năm 2015, 2016, 2017 đều ở mức cao hơn 3%, điều này là do năm cuối năm 2015 Ngân hàng STB đã sáp nhập với ngân hàng Southernbank đồng nghĩa với việc ngoài tăng thêm tổng tài sản và dư nợ thì cũng tiếp nhận nợ xấu của Southernbank. So với năm 2014, năm 2015 tổng tài sản của STB tăng từ 189,802,627 triệu đồng lên 292,032,736 triệu đồng, tăng thêm hơn 1.53 lần; dư nợ từ 128,015,011 triệu đồng lên 185,916,813 triệu đồng tăng khoảng 1.45 lần ; trong khi đó nợ xấu tăng từ 1,522,509 triệu đồng lên 10,778,413 triệu đồng tăng hơn 7 lần ( nguồn báo cáo tài chính STB ). Điều này làm cho STB sau khi sáp nhập phải tăng trích lập dự phòng, xử lý nợ xấu. Sau những nỗ lực giảm nợ xấu, đến năm 2017 STB đã giảm tỷ lệ nợ xấu từ gần 7% năm 2016 xuống chỉ còn 4.7%.
Ngoài ra, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2008, giai đoạn 2010 – 2014 là giai đoạn khó khăn với khá nhiều ngân hàng. Tiêu biểu như nợ xấu của SCB tăng vọt từ 1.28% năm 2009 lên đến 11.4% năm 2010 hay SHB tăng từ
2.23% năm 2011 lên 8.81% năm 2012. Cùng với sự hồi phục của nền kinh tế và hoạt động xử lý nợ xấu mạnh mẽ của hệ thống ngân hàng đến năm 2017 nợ xấu của hầu hết các ngân hàng đều giảm xuống dưới 3%.
4.1.2. Thực trạng rủi ro thanh khoản
Những năm gần đây vấn đề thanh khoản đa phần được các ngân hàng kiểm soát và giữ được ở mức ổn định. Đến năm 2017 và đầu năm 2018 lượng thanh khoản khá dồi dào trên hệ thống ngân hàng, tuy nhiên hiện nay thanh khoản không đồng đều. Lượng tiền huy động chủ yếu tập trung ở các ngân hàng lớn có thế mạnh về huy động. Ví dụ như năm 2017 tiền gửi khách hàng thấp nhất trong 6 ngân hàng lớn được nghiên cứu là 194,889,770 triệu đồng thuộc về SHB, trong khi tiền gửi khách hàng cao nhất trong 4 ngân hàng nhỏ là HDB chỉ có 120,537,469 triệu đồng. Điều này là do các ngân hàng lớn có quy mơ tài sản và vốn lớn hơn, có lợi thế về huy động, danh tiếng,.. là lựa chọn an toàn cho người gửi tiền; đặc biệt là đầu năm 2018 luật phá sản các ngân hàng có hiệu lực thì có khả năng dịng tiền gửi chảy về ngân hàng lớn sẽ cao hơn nữa.
Biểu đồ 4.1. Rủi ro thanh khoản của 10 ngân hàng giai đoạn 2008-2017
Nguồn: tổng hợp từ BCTC của các ngân hàng 2008-2017
Qua biểu đồ có thể thấy rủi ro thanh khoản của các ngân hàng lớn (CTG, VCB, SCB, STB, SHB, ACB ) trong giai đoạn nghiên cứu không biến động nhiều bằng các ngân hàng nhỏ ( 4 ngân hàng VAB, HDB, OCB, EIB ). Dễ dàng nhận thấy trong giai đoạn 2008 – 2017 thì năm 2011 tỷ lệ này cao nhất. Năm 2011 là năm khó khăn đối với hệ thống ngân hàng khi mà thanh khoản của hệ thống ngân hàng có vấn đề, có nhiều ngân hàng có nguy cơ mất thanh khoản do nợ xấu. Đặc biệt VAB năm 2011 tỷ lệ này lên đến gần 1.6%, do hoạt động huy động và cho vay của VAB năm 2011 đều giảm so với 2010, trong khi cho vay giảm 87% thì huy động giảm đến 77%. Ngồi ra trong khi các ngân hàng khác các năm 2008 đến 2011 rủi ro thanh khoản đều tăng thì HDB tỷ lệ này lại giảm, năm 2009 giảm mạnh so với 2008, từ 1.4% xuống chỉ còn 0.87% do trong năm 2009 tỷ lệ huy động của HDB tăng lên hơn 2 lần ( từ 4,336,883 triệu đồng lên đến 9,459,244 triệu đồng) trong khi đó dường như HDB lại hạn chế cho vay nên tỷ lệ cho vay khách hàng chỉ tăng 1.33 lần ( từ 6,175,404 triệu đồng lên 8,230,884 triệu đồng) ( nguồn báo cáo tài chính HDB ).
4.1.3. Mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản
Giai đoạn 2008 – 2017 trong khi rủi ro tín dụng trung bình hàng năm của các ngân hàng nhỏ giảm từ 2.82% năm 2008 xuống 2.06% năm 2017 và rủi ro thanh khoản trung bình giảm từ 106.68 % năm 2008 xuống 81.34% thì các ngân hàng lớn lại tăng, rủi ro tín dụng trung bình tăng từ 1.73% năm 2008 lên gần 1.74% năm 2017 và rủi ro thanh khoản tăng từ 77.7% năm 2008 lên đến 85.3%. Khi so sánh giữa ngân hàng lớn và ngân hàng nhỏ, có thể thấy rủi ro tín dụng trung bình và rủi ro thanh khoản trung bình giảm theo quy mơ. Đối với các ngân hàng lớn rủi ro tín dụng trung bình và rủi ro thanh khoản trung bình lần lượt là 2.24% và 86.93%, còn đối với ngân hàng nhỏ lần lượt là 2.28% và 97.14%.
Biểu đồ 4.3. CR và LR của 10 NHTM tại Việt Nam
Nguồn: Tổng hợp từ các BCTC của các NHTM Việt Nam năm 2008-2017
Ngoài ra khi quan sát biểu đồ mơ tả LR và CR ở trên có thể thấy rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng có thay đổi cùng chiều hoặc ngược chiều trong một khoảng thời gian, ví dụ như ACB từ năm 2014 đến 2017 trong khi rủi ro thanh khoản tăng nhẹ thì rủi ro tín dụng lại giảm hay thay đổi cùng chiều như HDB giai đoạn 2008 đến 2010 và 2012 – 2014.