Mơ hình với biến LR là biến phụ thuộc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 47 - 49)

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.3. Kết quả hồi quy mơ hình

4.3.1. Mơ hình với biến LR là biến phụ thuộc

LR Coef. Std. Err. T P>t [95% Conf.Interval]

10 BANKS Prob > F = 0.0000 R-squared =0.7343 Adj R-squared = 0.6442 CR -0.7574 1.1108 -0.68 0.4980 -2.9801 1.4653 CR1 0.5112 0.9987 0.51 0.6110 -1.4872 2.5096 CR2 0.7134 0.9758 0.73 0.4680 -1.2391 2.6659 CR3 -1.3560 0.9270 -1.46 0.1490 -3.2109 0.4990 SMALL BANKS Prob > F = 0.0463 R-squared = 0.8312 Adj R-squared = 0.5243 CR -8.2387 6.7227 -1.23 0.2460 -23.0352 6.5579 CR1 -2.7071 7.7071 -0.35 0.7320 -19.6703 14.2561 CR2 -4.8709 5.3277 -0.91 0.3800 -16.5972 6.8554 CR3 0.1077 5.8112 0.02 0.9860 -12.6826 12.8980 LARGE BANKS Prob > F = 0.0000 R-squared = 0.8267 Adj R-squared = 0.6984 CR -0.8578 1.0122 -0.85 0.4040 -2.9346 1.2190 CR1 0.6430 0.7619 0.84 0.4060 -0.9202 2.2061 CR2 0.7358 0.7491 0.98 0.3350 -0.8012 2.2728 CR3 -2.5071 0.7752 -3.23 0.0030 -4.0977 -0.9164

Nguồn: tổng hợp BCTC của các ngân hàng và kết quả chạy hồi quy trên stata

Kết quả hồi quy đầy đủ trình bày ở bảng 4.3.1.a,b,c.

Kết quả hồi quy mơ hình với các mẫu khác nhau đều cho thấy giá trị P-value <0.05 thể hiện sự phù hợp của mơ hình.

Kết quả hồi quy đối với các biến rủi ro tín dụng của 10 ngân hàng và các ngân hàng nhỏ thống kê t khơng có ý nghĩa với các mức ý nghĩa 1%, 5%, 10%, cho thấy

mơ hình chưa tìm được bằng chứng đáng tin cậy về ảnh hưởng của rủi ro tín dụng lên rủi ro thanh khoản. Tuy nhiên khi xem xét riêng đối với ngân hàng lớn thì rủi ro tín dụng lại có ảnh hưởng trễ 3 kỳ đến rủi ro thanh khoản và có quan hệ ngược chiều. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Jiana Cai và Anjan V. Thakor ( 2008 ) và nghiên cứu của Viral Acharya và Hasan Naqvi ( 2012 ). Theo dữ liệu thu thập được của mẫu nghiên cứu các ngân hàng lớn có rủi ro tín dụng bình qn là 0.0241 cao hơn của các ngân hàng nhỏ 0.0228 trong khi rủi ro thanh khoản bình quân của ngân hàng lớn là 0.8737 thấp hơn của ngân hàng nhỏ là 0.9483.

Đối với ngân hàng lớn dựa vào lợi thế quy mơ của mình thì việc huy động tiền mặt đáp ứng thanh khoản khi dự liệu rủi ro thanh khoản xảy ra thường dễ hơn so với các ngân hàng nhỏ. Ngồi ra cơng tác quản trị rủi ro đặc biệt là rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản cũng được quan tâm hàng đầu. Nên khi rủi ro tín dụng có dấu hiệu tăng, ngân hàng lớn thường quan tâm xử lý kịp thời đồng thời thắt chặt vấn đề quản trị rủi ro, và vấn đề thanh khoản của ngân hàng nên dù ảnh hưởng trễ đến rủi ro thanh khoản nhưng lại ảnh hưởng ngược chiều. Một ví dụ về vấn đề xử lý rủi ro thanh khoản là Ngân hàng ACB năm 2012, với lợi thế của một ngân hàng thương mại cổ phần lớn lúc bây giờ, khi xảy ra sự cố có nguy cơ ảnh hưởng đến vấn đề thanh khoản ( người dân rút tiền hàng loạt ) ACB đã dự đốn các tình huống có thể xảy ra để lên kế hoạch ứng phó kể cả tình huống xấu nhất là xảy ra hỗn loạn rút tiền. Kết quả cho thấy dù năm 2012 rủi ro thanh khoản của ACB có tăng từ 0.7229 năm 2011 lên 0.8210 nhưng vẫn nằm trong ngưỡng cho phép theo quan niệm 80-90%, và tài sản năm 2013 giảm chỉ cịn 166 nghìn tỷ đồng so với 281 nghìn tỷ đồng năm 2011. Tuy nhiên với lợi thế ngân hàng lớn và chiến lược của mình đến năm 2014 rủi ro thanh khoản của ACB chỉ còn 0.75 và tài sản của ACB bắt đầu tăng trở lại đến năm 2017 tăng lên 284 nghìn tỷ đồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 47 - 49)