Đào tạo cung ứng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nhằm thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp tỉnh tiền giang , luận văn thạc sĩ (Trang 87 - 90)

3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT ĐẦU TƯ VÀO KCN,CCN TIỀN

3.2.5.1 Đào tạo cung ứng nguồn nhân lực

Trong điều kiện hiện nay nguồn lao động thất nghiệp ngày càng là áp lực lớn đối với xã hội, thì điều nghịch lý là chúng ta đang thiếu nguồn lao động có chun mơn kỹ thuật và cơng nhân lành nghề, trong khi lao động phổ thông lại thừa, khơng đáp ứng được nhu cầu cơng việc địi hỏi của các nhà đầu tư. Trong nhiều năm qua chúng ta chỉ chú trọng đào tạo đại học cao đẳng, thiếu quan tâm đào tạo lao cơng nhân kỹ thuật có tay nghề cao, chính vì vậy mà cơ cấu đào tạo lao động của đất nước đang trong tình trạng mất cân đối. Để giải quyết mâu thuẩn trên, tác giả xin đề xuất các giải pháp cơ bản sau:

- Đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo

Nhiệm vụ trung tâm hàng đầu của các cơ quan đào tạo là xác định lại các chuẩn của mục tiêu đào tạo: đó là những cơng nhân, chuyên viên kỹ thuật có đủ chất

đạo đức, kỹ thuật, nghiệp vụ của chuyên ngành được đào tạo, có đủ năng lực thực thi cơng việc được giao. Nhằm mục tiêu này, hoạt động đào tạo của các trường và các trung tâm đào tạo cần có một cuộc cải cách sâu rộng.

+ Trước hết, xác định lại nội dung đào tạo theo hướng thực tế. Xây dựng và triển khai chương trình phát triển nguồn nhân lực cho các ngành cơ khí, điện tử - cơng nghệ thơng tin, hố chất, chế biến lương thực - thực phẩm, dệt may, da giày, chế biến gỗ…

+ Thứ hai là củng cố, tăng cường, đổi mới lực lượng làm cơng tác giảng dạy. Đào tạo với đích ngắm các cơng nhân và chuyên viên kỹ thuật ra trường để phục vụ cho các KCN, CCN. Do đó, các giáo viên trực tiếp giảng dạy đặc biệt phải giỏi cả khâu thực hành trên máy móc và thiết bị hiện đại.

+ Thứ ba là nâng cấp thiết bị dạy học, thiết bị thực tập, phịng thí nghiệm, xưởng trường theo hướng cập nhật trình độ hiện đại của thế giới, bảo đảm cho học sinh, sinh viên tốt nghiệp khơng gặp khó khăn khi bắt tay vào làm việc trong dây chuyền sản xuất tại các KCN, CCN.

+ Thứ tư là các doanh nghiệp trong KCN, CCN cần nghiên cứu thiết lập một số chương trình hợp tác đào tạo như đặt hàng đào tạo; tham gia giảng dạy tại một số trường có nhận đào tạo lao động cho KCN.

- Đầu tư mở rộng các Trường đào tạo, trung tâm dạy nghề:

Đầu tư mở rộng qui mô, nâng cao chất lượng đào tạo của Trường Đại học Tiền Giang, trường dạy nghề; xây dựng và mở rộng thêm các trường, cơ sở đào tạo, mở rộng thêm các ngành nghề mới, chú ý đến đầu tư các trang thiết bị hiện đại phục vụ dạy nghề, nhằm nâng cao chất lượng và số lượng đào tạo đi đôi với việc liên kết, thu hút đội ngũ giảng viên có chun mơn cao về giảng dạy. Đồng thời, nghiên cứu thành lập các Trường đào tạo, trung tâm dạy nghề trong KCN, CCN nhằm đào tạo lao động phù hợp với nhu cầu của các DN, đặc biệt đào tạo công nhân lành nghề cho các ngành mũi nhọn, đáp ứng nhu cầu của các DN trong KCN, CCN Tiền Giang.

+ Khai thác năng lực của các trường dạy nghề, các cơ sở đào tạo của tỉnh hay liên kết Trường đại học Cần thơ, các trường đại học TP Hồ Chí Minh, Phịng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chi nhánh Cần Thơ hoặc ở TP HCM,… để giúp các DN đào tạo một cách cơ bản về đội ngũ quản lý và sản xuất.

Ngoài ra Ban quản lý các KCN có kế hoạch liên kết với các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp… của tỉnh trong việc khảo sát nhu cầu các ngành nghề cần tuyển dụng tại KCN, CCN để từ đó có kế hoạch cho việc đào tạo phù hợp với những tiêu chuẩn mà các doanh nghiệp yêu cầu cho từng bộ phận, từng công việc.

+ Các trường đào tạo cần phải phải xây dựng chương trình riêng để đào tạo đội ngũ cán bộ chủ chốt trong KCN, CCN như cán bộ quản lý nhân sự, quản đốc phân xưởng, chuyền xưởng, tổ trưởng nắm được luật pháp Việt Nam, phong tục tập quán từng quốc gia đầu tư trong KCN, hiểu biết thêm về một số nét văn hố của người nước ngồi nhằm tạo mối quan hệ tốt trong công việc, cũng như tạo ấn tượng tốt đẹp giữa các doanh nghiệp với người lao động Việt Nam. Tăng cường và khuyến khích việc dạy và học ngoại ngữ cho lực lượng lao động chủ yếu là tiếng Anh, Hoa, Nhật,…

+ Tỉnh cần đề cao vai trò to lớn của các tổ chức, hiệp hội, các trường đào tạo ở nước ngồi, vì những nơi này đã và đang tiếp nhận đặt hàng đào tạo lao động kỹ thuật cao của các DN đầu tư trong và ngoài nước. Điều này khẳng định sức mạnh từ các tổ chức quốc tế sẽ hỗ trợ chương trình liên kết đào tạo, chương trình giảng dạy, nhất là đào tạo nhân viên kỹ thuật, dần tiến tới thay thế lao động nước ngoài bằng lao động Việt Nam

- Thực hiện chính sách đào tạo và đào tạo lại đội ngũ lao động

Nhằm đón đầu làn sóng đầu tư mới khi Việt Nam đã là thành viên thứ 150 của WTO, tỉnh Tiền Giang cần quan tâm đầu tư cho công tác đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ, công nhân. Thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng, tập huấn, cập nhật nghiệp vụ chuyên môn cho từng đối tượng, từng bộ phận, ngành nghề có vị trí chiến lược chuyển đổi ngành nghề có cơng nghệ kỹ thuật cao, kể cả cán bộ các cơ sở, ban,

- Xây dựng chính sách về tuyển dụng, đãi ngộ.

+ Có chính sách cụ thể thu hút lao động có trình độ chun mơn kỹ thuật cao là người Việt Nam hoặc người nước ngoài vào làm việc tại các KCN, CCN thông qua: chế độ tiền lương, thu nhập, thuế thu nhập; ưu đãi về nhà ở và phương tiện làm việc.

+ Nghiên cứu xây dựng, ban hành các chính sách thu hút, đãi ngộ đối với giáo viên dạy nghề có tính đến yếu tố đào tạo nghề trong các ngành công nghệ cao và ngành kinh tế mũi nhọn. Trong đó, các chính sách quan trọng như: tiền lương, tiền thưởng, chính sách nhà ở; chính sách đào tạo nâng cao, bồi dưỡng chuyên môn kỹ thuật ở trong và ngoài nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nhằm thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp tỉnh tiền giang , luận văn thạc sĩ (Trang 87 - 90)