Hồn thiện các chính sách đầu tư vào KCN,CCN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nhằm thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp tỉnh tiền giang , luận văn thạc sĩ (Trang 68 - 75)

3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT ĐẦU TƯ VÀO KCN,CCN TIỀN

3.2.1 Hồn thiện các chính sách đầu tư vào KCN,CCN

+Xây dựng môi trƣờng pháp lý thơng thống.

Một trong những mơi trường đầu tư có ảnh hưởng lớn đến việc quyết định đầu tư của các nhà đầu tư đó là mơi trường pháp lý, hành chính. Cải thiện môi trường pháp lý, hành chính nói chung bao gồm những vấn đề : tính đầy đủ và đồng bộ của hệ thống pháp luật; tính chuẩn mực và hội nhập của hệ thống pháp luật; tính rõ ràng, công bằng, công khai và ổn định của hệ thống pháp luật; khả năng thực thi của hệ thống pháp luật; khả năng của hệ thống pháp luật bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư; những ưu đãi và hạn chế dành cho các nhà đầu tư của hệ thống pháp luật và thủ tục hành chính.

Đối với vốn đầu tư nước ngoài, dù thu hút nhiều nhà đầu tư nhưng không thu hút được nhiều nhà đầu tư từ các nước cơng nghiệp phát triển thì mức độ thành cơng là chưa trọn vẹn, vì đây là nhóm nước phát triển nhất dẫn đầu về nguồn vốn và công nghệ. Để thực hiện mục tiêu này, cần thực hiện:

+ Tạo lập môi trƣờng kinh doanh minh bạch, lành mạnh.

triển. Việc tạo lập môi trường đầu tư được thể hiện cụ thể qua các yếu tố chủ yếu: Sự ổn định chính trị xã hội; sự ổn định nền tảng kinh tế vĩ mơ; hệ thống luật pháp hồn chỉnh, minh bạch, phù hợp thơng lệ quốc tế; cơ chế kinh tế hồn chỉnh và thông suốt; sự ổn định xã hội và phát triển bền vững, an tồn, bình đẳng, phát triển tốt hệ thống an sinh, chăm sóc tốt sức khoẻ cộng đồng, giảm thiểu các tệ nạn xã hội, bảo vệ tốt môi trường sống ... là nền tảng để các doanh nghiệp an tâm phát triển.

Chú trọng việc hỗ trợ giải quyết các vướng mắc của doanh nghiệp đang hoạt động tại khu công nghiệp, công bố cơng khai quy trình tác nghiệp, thời gian giải quyết công việc, người chịu trách nhiệm để mọi công dân, mọi doanh nghiệp biết, thực hiện và giám sát việc thực hiện. Thông qua công báo, website, hệ thống cơ quan quản lý và chính quyền cơ sở, tỉnh Tiền Giang sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận nhanh chóng hệ thống văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp sẽ được bình đẳng trong việc tiếp cận các thủ tục, các ưu đãi theo đúng các quy định của pháp luật. Xóa bỏ độc quyền doanh nghiệp, thực hiện sự bình đẳng thật sự giữa các thành phần kinh tế.

Tiếp tục thực hiện đồng bộ phương châm "Chính quyền đồng hành cùng Doanh nghiệp", tổ chứ

hiện đồng bộ hệ thống chất lượng ISO trong quản lý hành chính cơng, tăng cường thực hiện tin học hóa trong quản lý.

Nâng cao vai trò của các Hiệp hội ngành nghề, Hội doanh nghiệp để thực hiện việc xúc tiến và đại diện cho quyền lợi của các doanh nghiệp hội viên đối với các cơ quan quản lý nhà nước về các chính sách có ảnh hưởng đến cộng đồng doanh nghiệp và cung cấp các dịch vụ kinh doanh .

Tăng cường đấu tranh chống lãng phí, tham nhũng, kiên quyết xử lý những công chức gây phiền hà, nhũng nhiễu nhân dân và doanh nghiệp, những người thiếu trách nhiệm khi thực hiện nhiệm vụ.

các sai lệch, đảm bảo địa phương phát triển đúng định hướng ...

+ Nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý Nhà nƣớc của Ban Quản lý các KCN tỉnh Tiền Giang .

Thực hiện việc điều hành công tác quản lý Nhà nước của Ban Quản lý bằng quy chế phối hợp giữa các phòng, đơn vị thuộc Ban quản lý; giữa Ban quản lý với các Sở, ngành trong tỉnh và các Bộ ngành Trung ương, thực chất phối hợp là hình thành

chặt chẽ khung pháp lý điều hành quản lý Nhà nước đối với khu công nghiệp, nhằm làm rõ :

- Phạm vi trách nhiệm quản lý Nhà nước của các thành viên lãnh đạo, các bộ phận tham mưu chức năng trong tổ chức Ban Quản lý, đồng thời thực hiện việc phân cấp triệt để cho các đơn vị trực thuộc.

- Nâng cao tinh thần tự chủ, ý thức tự chịu trách nhiệm và dám chịu trách nhiệm của Ban Quản lý trong nội dung, phạm vi, quy trình trong thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn quản lý Nhà nước của Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Tiền Giang .

- Hình thành các lợi thế so sánh cạnh tranh của Ban Quản lý các khu công nghiệp Đồng Nai và các doanh nghiệp trong khu cơng nghiệp, nhằm góp phần tăng sức cạnh tranh cho nền kinh tế địa phương.

- Một số quy chế cần được xây dựng và công khai minh bạch trong hoạt động của Ban Quản lý các khu công nghiệp: Quy chế về tuyển dụng, sử dụng và quản lý lao động trong khu công nghiệp, Quy chế về quản lý dự án đầu tư và xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng trong và ngồi khu cơng nghiệp, Quy chế về đầu tư và kiểm tra giám sát việc đầu tư xây dựng tại khu công nghiệp, Quy chế về quản lý và bảo vệ môi trường, Quy chế về tổ chức và quản lý hệ thống thông tin, Quy chế về quản lý và xử lý các vấn đề về đất đai, thuế, người lao động,…

+ Tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trƣờng của Ban Quản lý các khu cơng nghiệp tỉnh Tiền Giang .

Nhìn từ góc độ kinh tế thị trường Ban Quản lý thực chất cũng là một doanh nghiệp mà sẩm phẩm cung ứng bao gồm dịch vụ pháp lý và dịch vụ cho nhà đầu tư. Hiện nay vấn đề cạnh tranh của các khu cơng nghiệp ở nước ta nói chung và tỉnh Tiền Giang nói riêng chưa mang tính kinh tế thị trường. Chính vì vậy, để nâng cao năng lực cạnh tranh của Ban Quản lý tỉnh cần chú trọng giải quyết các vấn đề sau:

- Cải thiện việc hiện đại hóa và cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư và doanh nghiệp: Nội dung của hiện đại hóa và cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư

bao gồm xây dựng khung pháp lý đồng bộ, giới thiệu tiềm năng của từng khu công nghiệp trong tỉnh, minh bạch hóa các thơng tin bao gồm thông tin về thủ tục hành chính, về cơ chế chính sách, về hệ thống dự án thu hút đầu tư, về ưu đãi và hỗ trợ đầu tư. Hiện nay việc hiện đại hóa và cung cấp thơng tin cho các nhà đầu tư là tương đối thuận lợi, tuy nhiên so với các Ban Quản lý của TP.HCM và Bình Dương thì vẫn cịn mặt hạn chế.

- Cung cấp đồng bộ các dịch vụ cho nhà đầu tư và các doanh nghiệp trong khu công nghiệp gồm: dịch vụ pháp lý về khung pháp lý, về cơ chế chính sách, về ưu đãi đầu tư, về thủ tục hành chính, về hạ tầng kỹ thuật, về cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư, cấp giấy chứng nhận đầu tư,…chẳng hạn như: Dịch vụ cung ứng lao động: để đáp ứng nhu cầu lao động cho các nhà đầu tư Ban Quản lý cần thực hiện phương thức liên kết giữa Nhà đầu tư – Ban Quản lý – Trung tâm giới thiệu việc làm và các trường dạy nghề trên địa bàn. Cung cấp dịch vụ pháp lý bao gồm thủ tục hành chính về đầu tư mới, tăng vốn đầu tư, dịch vụ thuộc các lĩnh vực thuế, tài chính, hải quan, mơi trường, bưu chính viễn thơng, hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội trong và ngoài hàng rào khu cơng nghiệp,… Ngồi ra, các dịch vụ pháp lý còn thể hiện trong nội dung tạo mọi thuận lợi cho nhà đầu tư tiếp cận nhanh với các cơ quan, và các vị lãnh đạo các cấp. Đây là nhu cầu mà nhà đầu tư đòi hỏi mà chúng ta chưa làm được hoặc nếu có cũng chưa đạt yêu cầu của họ. Ban quản lý các khu công nghiệp phải thực sự trở thành kênh dịch vụ này.

Trong các loại hình dịch vụ cung ứng nói trên, Ban Quản lý cần xác định: loại hình dịch vụ nào cung ứng miễn phí, dịch vụ nào cần thu phí; trường hợp cần thiết sẽ kiến nghị tỉnh xem xét cho các dịch vụ để miễn phí.

+ Tuyên truyền các chính sách của Nhà nƣớc.

Để đạt kết quả tốt việc thu hút đầu tư cũng như việc xây dựng và phát triển các KCN, CCN trong thời gian tới. UBND tỉnh cần có xây dựng kế hoạch tuyên truyền, giáo dục cho Đảng viên, cán bộ, nhân dân nâng cao nhận thức về vai trị, vị trí của việc xây dựng và thu hút đầu tư các KCN, CCN đối với sự phát triển kinh tế - xã hội; Chủ yếu là đa dạng hóa cơng tác tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật và cơ

chế, chính sách khuyến khích, tạo điều kiện để các doanh nghiệp và nhân dân tiếp cận được các chính sách, pháp luật và quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Cụ thể như chính sách đền bù giải toả, giải phóng mặt bằng, chính sách tái định cư, chính sách thu hút đầu tư vào KCN, CCN và giải quyết việc làm. Cụ thể tuyên truyền các Quyết định của UBND tỉnh như Quyết định số 08/2007/QĐ-UBND ngày

28/3/2007 về Ban hành Quy định về ưu đãi đầu tư trên địa bàn tỉnh Tiền Giang,

Quyết định số 23/2008/QĐ-UBND ngày 12/6/2008 về khuyến khích, hỗ trợ đầu tư vào KCN Long Giang, Quyết định số 17/2007/QĐ-UBND về việc Ban hành Quy

định ưu đãi đầu tư vào KCN Tân Hương và Quyết định số 55/2006/QĐ-UBND về

Ban hành Quy chế quản lý các CCN trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.

+ Tuyên truyền vận động thu hút đầu tƣ.

Qua phân tích trên cho thấy các chính sách thu hút đầu tư của tỉnh chưa được các doanh nghiệp hài lịng vì nó mang tính chất chung chung chưa được cụ thể hố và chưa được tuyên truyền phổ biến rộng rãi đến các doanh nghiệp để các doanh nghiệp hiễu rõ quyền lợi và nghĩa vụ của mình trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Các chính sách về thuế, đất đai, chính sách hỗ trợ đào tạo lao động và quy hoạch là những chính sách được các DN quan tâm nhiều nhất nhưng thường không được thông tin đầy đủ. Do đó tỉnh cần phải tăng cường tuyên truyền vận động thu hút đầu tư như sau:

- Phải tập trung mọi nỗ lực để các ngành thực hiện tốt công việc cải thiện môi trường đầu tư, với mong muốn Tiền Giang có một mơi trường đầu tư hấp dẫn.

- Các sở, ban ngành Tiền Giang mà đặc biệt là Ban quản lý các KCN và UBND các huyện có CCN cần xây dựng hệ thống thông tin đa dạng, phong phú để phổ biến đến mọi đối tượng gần xa trong và ngoài nước một cách đầy đủ, đúng sự thật về vị thế tự nhiên, môi trường đầu tư đầy tiềm năng đặc thù của Tiền Giang. Tăng cường quảng cáo trên những tờ bướm, tạp chí tiếp thị, website chuyên ngành,… để khai thác và cập nhật thông tin thường xuyên, nhằm kêu gọi đầu tư vào các KCN, CCN Tiền Giang.

Qua phân tích trên cho thấy hầu hết các DN đều tương đối hài lòng trở lên với thủ tục hành chính quản lý một cửa tại chỗ của tỉnh, tuy nhiên cũng có một số DN chưa hài lịng do thủ tục hành chính đầu tư vào KCN, CCN Tiền Giang vẫn còn phức tạp, chồng chéo, chưa liên thông giữa các sở, ban ngành. Để thực hiện tốt việc cải cách thủ tục hành chính thì tỉnh cần lưu ý các vấn đề sau:

+ Thứ nhất: Ban quản lý KCN Tiền Giang cũng như UBND các huyện có CCN

phối hợp với các sở ngành có liên quan (Tài ngun và Mơi trường, Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Hải quan, Thuế, Điện lực, Cấp thốt nước, Phịng cháy chữa cháy…) quy định cụ thể thời gian cấp phép cho từng loại dự án theo phân cấp, đồng thời có sự phối hợp tốt (liên thơng) trong việc giải thích các thơng tin cần thiết khi nhà đầu tư yêu cầu.

+ Thứ hai: UBND tỉnh ban hành quy chế quy định thời gian giải quyết các đề nghị của nhà đầu tư trong thời gian thực hiện dự án để các ngành liên quan căn cứ thực hiện nhằm giải quyết nhanh các yêu cầu của nhà đầu tư.

+ Thứ ba: Tăng cường phân cấp quản lý, quy định cụ thể rõ ràng quyền hạn và

trách nhiệm của cấp cơ sở, khắc phục tình trạng hầu như cấp nào cũng có quyền đối với DN, nên các DN vẫn còn phải chịu nhiều phiền phức khi cần đến các cơ quan công quyền.

+ Thứ tư: Không ngừng giáo dục rèn luyện phẩm chất đạo đức và nâng cao trình độ kiến thức của đội ngũ cán bộ cơng chức. Xem khó khăn của nhà đầu tư cũng như của chính mình.

+ Thứ năm: Trao đổi thông tin với các doanh nghiệp trong KCN bằng cách tỉnh

tăng cường tổ chức các buổi đối thoại giữa doanh nghiệp với các sở ban ngành trong việc góp ý đổi mới chính sách của tỉnh.

+ Cải tiến các chính sách ƣu đãi khuyến khích đầu tƣ.

Để khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào KCN, CCN tỉnh cần ban hành các chính sách sao cho các nhà đầu tư khi đầu tư vào KCN, CCN có lợi hơn nhiều so với đầu tư riêng rẽ bên ngồi KCN.

Chính phủ về thời gian miễn giảm thuế, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất,… Cụ thể điều chỉnh các Quyết định của UBND tỉnh như Quyết định số 08/2007/QĐ-UBND ngày

28/03/2007, Quyết định số 17/2007/QĐ-UBND ngày 7/5/2007 và Quyết định số

55/2006/QĐ-UBND.

Chính sách ưu đãi phải thật sự phù hợp với nhu cầu thực tế khách quan, công bằng và đúng pháp luật để có tác dụng tốt vừa cải thiện mơi trường đầu tư, vừa góp phần ổn định thị trường và xác lập kỷ cương vận động thu hút đầu tư.

+Thực hiện quan điểm lấy nhà đầu tƣ cũ để giới thiệu nhà đầu tƣ mới .

Tỉnh cần tạo niềm tin cho nhà đầu tư trong việc đáp ứng các yêu cầu, giải quyết các vướng mắc của họ trong thời gian sớm nhất, hỗ trợ họ trong tất cả các thủ tục hành chính để họ có cái nhìn tốt về mơi trường đầu tư và họ tự giới thiệu các dự án khác đầu tư vào Tiền Giang. Đây là cách thu hút đầu tư hiệu quả nhất nhằm cải thiện môi trường đầu tư

+ Đảm bảo ổn định an ninh trật tự tại các KCN, CCN.

Ổn định an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội luôn là sự quan tâm lớn của các nhà đầu tư, chỉ có ổn định an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội mới đảm bảo đủ các điều kiện ổn định và phát triển kinh tế, do đó cần thiết phải đảm bảo sự ổn định an ninh trật tự, an tồn xã hội ở địa phương. Ở nước ta nói chung, Tiền Giang nói riêng an ninh cơ bản ổn định, là một trong những điều kiện tốt thu hút đầu tư nước ngồi.

Qua phân tích trên cho thấy an ninh trật tự ở các KCN, CCN cơ bản ổn định, tuy nhiên có 25% số DN trả lời tình hình an ninh ở các KCN, CCN chưa được tốt, có lúc xảy ra sự cố vi phạm an ninh trật tự trong khu, cụm CN, nhà đầu tư liên hệ với công an địa phương thường rất khó khăn, hoặc khơng liên hệ được hoặc liên hệ được nhưng đến rất chậm.

Từ thực tế như vậy đề nghị tỉnh kiến nghị với ngành cơng an thành lập đồn cơng an chính quy chun trách theo dõi và xử lý các vấn đề có liên quan đến an ninh trật tự ở các KCN, CCN.

- Đầu tư hạ tầng- kỹ thuật tỉnh chưa đáp ứng được nhu cầu. Xây dựng cơ sở hạ tầng theo hình thức cuốn chiếu, công tác giải toả gặp nhiều khó khăn do thiếu vốn.Nhà ở công nhân và chuyên gia chưa được tỉnh và DN chú trọng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nhằm thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp tỉnh tiền giang , luận văn thạc sĩ (Trang 68 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)