Chính sách của Nhà nước đối với doanh nghiệp nhỏ và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp tài chính thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại thành phố hố chí minh , luận văn thạc sĩ (Trang 29)

Chính sách của Nhà nước có ảnh hưởng rất lớn đến tài chính doanh nghiệp như chính sách thuế, khấu hao, lãi vay,…

a) Chính sách thuế

Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng phải nộp nhiều khoản thuế cho Nhà nước như thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế môn bài, thuế xuất nhập khẩu,…. Dù là thuế trực thu hay gián thu, ít nhiều đều ảnh hưởng đến tình hình tài

hoặc gián tiếp có ảnh hưởng đến thuế thu nhập doanh nghiệp, do đó ảnh hưởng đến mục tiêu của quản trị tài chính.

Khi chính sách thuế được Nhà nước ban hành phù hợp với từng thời kỳ, hoàn

cảnh kinh tế xã hội, gắn với từng ngành nghề, vùng miền địa phương sẽ có tác động hỗ trợ, khuyến khích các DNNVV phát triển, vượt qua khó khăn.

b) Khấu hao tài sản cố định

Khấu hao là hình thức phân bổ có hệ thống các chi phí mua sắm, xây dựng tài sản cố định vào giá thành sản phẩm theo từng thời kỳ nhằm mục đích thu hồi vốn đầu tư vào tài sản cố định. Khấu hao được xem như là khoản chi phí sản xuất kinh

doanh, khấu hao càng cao thì chi phí càng lớn và thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp càng nhỏ. Do đó, nó được xem như là một yếu tố để doanh nghiệp tiết kiệm

thuế. Có nhiều phương pháp để tính khấu hao, mỗi phương pháp cho một mức khấu hao khác nhau nên kết quả thu nhập chịu thuế khác nhau và số thuế phải nộp cũng khác nhau. Do đó DNNVV nên cân nhắc lựa chọn phương pháp khấu hao hợp lý để tiết kiệm số thuế phải nộp.

c) Chính sách lãi vay

Lãi vay được xem như là một khoản chi phí hợp lý hợp lệ khi xác định thu nhập chịu thuế tính thuế TNDN, lãi vay được xem như là chi phí trước thuế cho nên giúp các DNNVV tiết kiệm thuế, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên DNNVV nên cân nhắc khi đi vay vốn vì lãi vay cũng là gánh nặng trả lãi của doanh nghiệp nhỏ và vừa. Nhà nước có chính sách điều chỉnh lãi vay hợp lý thì sẽ khuyến khích các DNNVV mở rộng sản xuất kinh doanh và phát triển.

1.4 Kinh nghiệm phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa của các nước 1.4.1 Trung Quốc

Sau chính sách cải cách nền kinh tế của Trung Quốc, chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường được thực thi từ năm 1979,

DNNVV hình thành và phát triển mạnh mẽ, giữ vai trò quan trọng, đóng góp vào sự tăng trưởng thần kỳ của Trung Quốc trong thập kỷ qua, trung bình tăng trưởng 8%/năm trong tổng sản phẩm quốc nội. DNNVV chiếm 99% trong tổng số các

doanh nghiệp ở Trung Quốc, đóng góp 60% tổng sản phẩm quốc nội, đóng góp về thuế là hơn 50%, tạo ra 82% cơ hội việc làm, đóng góp phúc lợi xã hội.

10 10,1 10,4 11,6 11,9 9,5 7,5 11,1 0 2 4 6 8 10 12 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 T6/2010

Hình 1.1 Tốc độ tăng trưởng GDP Trung Quốc giai đoạn 2003- 2010

GDP (%)

Nguồn: Niên giám thống kê Trung Quốc

Với sự đóng góp quan trọng của DNNVV, Trung Quốc đã vượt qua thời kỳ khó khăn do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế Mỹ. Tốc độ tăng trưởng GDP

năm 2003 là 10%, năm 2004 là 10,1%, năm 2005 là 10,4%, năm 2006 là 11,6%, năm 2007 tăng lên 11,9%, năm 2008 giảm xuống còn 9,5%, năm 2009 tiếp tục giảm còn 7,5%, trong sáu tháng đầu năm 2010 Trung Quốc vực dậy và đạt tốc độ tăng

trưởng 11,1%.

DNNVV ở Trung quốc được định nghĩa khá phức tạp, theo Luật Trung Quốc

2003, Định nghĩa DNNVV căn cứ và ngành nghề, xét trên ba chỉ tiêu: số lao động, vốn và doanh thu hàng năm. DNNVV được phân thành hai loại: Doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa. Doanh nghiệp nhỏ chỉ cần đáp ứng một hoặc nhiều điều kiện; doanh nghiệp vừa đáp ứng ba điều kiện số lao động, vốn và doanh thu hàng năm.

Bảng 1.2 Định nghĩa các DNNVV Trung Quốc

Phân loại

Loại ngành Số lao động (người) Vốn (triệu NDT)

Doanh thu hàng năm (triệu NDT) Công nghiệp <300 <<40 30 Xây dựng <600 <40 30 Bán buôn <100 30 Bán lẻ <100 10 Giao thông vận tải <500 30 Bưu điện <400 30 DN nhỏ Khách sạn nhà hàng <400 30 Công nghiệp 300-2000 40-400 30-300 Xây dựng 600-3000 40-400 30-300 Bán buôn 100-200 30-300 Bán lẻ 100-500 10-150 Giao thông vận tải 500-3000 30-300 Bưu điện 400-1000 30-300 DN vừa Khách sạn nhà hang 400-800 30-150

Nguồn: Luật xúc tiến DNNVV Trung Quốc năm 2003

Cuộc cải cách kinh tế thuộc sở hữu doanh nghiệp nhà nước (DNNN), thay đổi trở thành các doanh nghiệp nhỏ và vừa, sự ra đời ồ ạt các doanh nghiệp nhỏ và vừa tư nhân, đã hình thành nên các đô thị tập thể doanh nghiệp, thị xã và làng doanh

nghiệp, phát triển thịnh vượng trên toàn Trung Quốc. Cụm DNNVV ra đời nâng cao rất nhiều khả năng cạnh tranh của DNNVV trên tồn cầu.

Chính phủ giao nhiệm vụ giám sát các DNNVV tại Trung Quốc bao gồm bốn sở hành chính: Ủy ban cải cách và phát triển quốc gia, Trung tâm điều phối hợp tác với nước ngoài của các DNNVV, Hiệp hội các DNNVV và bộ phận doanh nghiệp nhỏ địa phương trong mỗi tĩnh. Chính sách phát triển và kế hoạch quản lý DNNVV

Có rất nhiều cách mà theo đó Chính phủ hỗ trợ DNNVV. Trước tiên, Chính

phủ ban luật xúc tiến DNNVV tháng 01 năm 2003. Theo luật này, thứ nhất Chính phủ bảo vệ hợp pháp các khoản đầu tư của các DNNVV và các nhà đầu tư vốn chủ sở hữu của họ, các DNNVV được quyền cạnh tranh công bằng. Thứ hai, trong năm 2005, Quốc hội đã ban hành văn bản "Một số ý kiến về khuyến khích hỗ trợ và

hướng dẫn phát triển thành phần kinh tế ngoài quốc doanh như cá thể, tư nhân", hay còn gọi là "36 điều về kinh tế ngoài quốc doanh, chỉ rõ cho phép dòng vốn ngoài

quốc doanh đi vào các ngành nghề và lĩnh vực mà luật pháp không cấm, do đó

DNNVV có thể mở rộng ra lĩnh vực đầu tư công. Thứ ba, trong năm 2006 Chính

phủ cơng bố rộng rãi các dự án tăng trưởng của DNNVV, để nhằm mục đích: Thúc

đẩy việc xây dựng hệ thống các chính sách và quy chế cho doanh nghiệp nhỏ; Để

nuôi dưỡng các hệ thống dịch vụ xã hội của DNNVV; Để tạo điều kiện cho

DNNVV điều chỉnh cơ cấu; Để duy trì những cải cách DNNVV; Tăng cường đào

tạo DNNVV; Để cải thiện khả năng sáng tạo DNNVV; Để giải quyết khó khăn tài

chính ảnh hưởng đến DNNVV; Để khuyến khích các doanh nghiệp nhỏ mở rộng ra nước ngồi thơng qua việc cung cấp các biện pháp khuyến khích đầu tư nước ngoài;

Để cải thiện sự giám sát tổng thể các DNNVV

Chính phủ cũng đã thơng qua một loạt các quy định khuyến khích và các biện

pháp hỗ trợ của các DNNVV, như sau:

Tài trợ cho DNNVV phát triển. Việc cấp phát ngân sách Nhà nước hỗ trợ tài

chính cho DNNVV bao gồm một mục dành riêng cho hỗ trợ phát triển DNNVV. Nó cũng thiết lập quỹ phát triển DNNVV để tài trợ thơng qua ưu đãi thuế, khuyến khích mở rộng cho các DNNVV. Chính phủ cũng yêu cầu các tổ chức tài chính cải thiện đáng kể thủ tục để hỗ trợ tín dụng, tài trợ trực tiếp. Chính phủ chỉ đạo các cơ quan trực thuộc trung ương và địa phương tích cực thiết lập một hệ thống bảo lãnh

tín dụng cho DNNVV, và ưu đãi thuế để khuyến khích việc thành lập và phát triển của các DNNVV. Ưu đãi, bao gồm cả giảm thuế và miễn trừ thuế thu nhập, được

dành cho các DNNVV đáp ứng các quy định nhà nước, hoạt động trong khu vực

Tiếp cận thị trường. Chính phủ cũng hỗ trợ các DNNVV tiếp cận mở rộng thị

trường, các ngành công nghiệp độc quyền, tiện ích cơng cộng và cơ sở hạ tầng xã hội, dịch vụ tài chính, và khoa học quốc phòng và các ngành công nghiệp công nghệ, lĩnh vực điện lực, viễn thông, đường sắt, hàng không dân dụng, dầu khí và

ngành cơng nghiệp và lĩnh vực khác. Hiện nay, chính phủ kêu gọi người dân ủng hộ sản phẩm và dịch vụ được tạo ra bởi DNNVV.

Kết nối mạng với các doanh nghiệp khác. Chính phủ khuyến khích các doanh nghiệp lớn phối hợp chặt chẽ với các DNNVV để trao đổi thông tin, cung cấp vật

liệu, sản phẩm, đổi mới cơng nghệ. Nhà nước cũng khuyến khích các hoạt động sáp nhập và mua lại giữa các DNNVV, cùng với việc tổ chức lại và tối ưu hóa sử dụng tài nguyên.

Nâng cao chất lượng dịch vụ xã hội cho doanh nghiệp nhỏ. Chính phủ tăng

cường hỗ trợ chính sách và kinh phí thành lập các tổ chức trung gia xã hội, hỗ trợ việc tiến hành đào tạo nhân viên doanh nghiệp, đổi mới khoa học công nghệ, hỗ trợ doanh nghiệp trong việc mở cửa thị trường trong và ngoài nước, và tích cực thúc

đẩy cho việc tạo ra một hệ thống tín dụng cho doanh nghiệp.

Cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ 2007 đã lan rộng rãi đến các nước, trong đó

Trung Quốc chịu ảnh hưởng nặng, xuất khẩu giảm sút. Trung Quốc là một trong

những nền kinh tế đầu tiên tung ra các gói kích cầu trị giá 586 tỷ USD để đối phó

với khủng hoảng tài chính và đã áp dụng một số giải pháp hỗ trợ DNNVV tương đối thành công. Để đảm bảo khoản đầu tư sử dụng đúng mục đích, Trung Quốc đã

thành lập 24 tổ kiểm tra. Các tổ kiểm tra giám sát này có sự tham gia của nhiều cơ quan: Ủy ban cải cách, các Bộ ngành. Tổ này sẽ đến từng địa phương, từng cơng

trình đầu tư thực tế, kiểm tra tiến độ, đảm bảo không đầu tư lãng phí, tham nhũng và kém hiệu quả.

Trung Quốc đã ban hành một loạt chính sách nhằm tăng quy mô cũng như tổng số tiền vốn cho các DNNVV. Một trong những giải pháp được chú trọng áp dụng là xây dựng hệ thống tổ chức tài chính về bảo lãnh trên toàn quốc. Hiện nay, Trung Quốc có 4.347 tổ chức tài chính đứng ra bảo lãnh cho DNNVV vay vốn.

Bên cạnh đó, Chính phủ Trung Quốc cũng thành lập quỹ tiền tệ dành riêng cho

DNNVV. Năm 2008 số tiền là 1 tỷ NDT, năm 2009 con số này đã lên tới 2,5 tỷ

NDT. Ngồi ra, Chính phủ cũng có những giải thưởng cho những DN đã có những giải pháp "thoát hiểm" cũng như cải cách quản trị, quản lý, huy động vốn trong thời kỳ khủng hoảng. Đặc biệt, đối với DNNVV có kết quả sản xuất- kinh doanh tốt, nhà nước có thể giảm hoặc miễn chi phí bảo lãnh về vốn. Trung Quốc có chính sách tăng tính tự chủ, sáng tạo của đối tượng có nguy cơ thất nghiệp. Sinh viên mới tốt nghiệp muốn kinh doanh, mở DN sẽ được hỗ trợ về thuế, chính sách và cơ chế tiếp cận vốn ngân hàng... Trung Quốc hy vọng với chính sách này, sau 3 năm, nước này sẽ tạo được lớp DN nhỏ và vừa mới, nhất là ở khu vực nông thôn và khu vực người trẻ.

Hoạt động của quỹ bảo lãnh cho DNNVV: Hiện nay, Trung Quốc có 4.347 tổ

chức tài chính đứng ra bảo lãnh cho DNNVV với nguồn vốn chủ yếu là từ ngân

sách Nhà nước và chỉ được đầu tư một lần. Ngoài ra, cũng có một số tổ chức tài

chính trong số này huy động vốn từ việc thực hiện xã hội hóa. Trung Quốc đã chia các tổ chức tài chính này ra 3 loại hình: Cơng ty 100% vốn nhà nước, hiệp hội và công ty thương mại.

Trong 3 năm đầu tiên thành lập, Chính phủ sẽ miễn thuế thu nhập cho tất cả các tổ chức tài chính và khi thực hiện, đến năm thứ 8, họ vẫn được hoàn toàn miễn

thuế. Hiện nay, các DNNVV khó khăn về vốn có thể vay ở các tổ chức này số vốn gấp 3-5 lần tài sản của họ.

Để tăng thêm nguồn vốn cho các tổ chức tài chính cũng như bù đắp thêm nguồn

tiền khắc phục rủi ro, Nhà nước trích phần trăm trong thuế TNDN để các tổ chức

này lập quỹ đối phó rủi ro.

Mơ hình này đã được xây dựng từ tháng 6/1999. Như vậy, đến nay, các tổ chức tài chính thực hiện bảo lãnh cho DNNVV đã hoạt động được 10 năm. Ngoài ra,

Trung Quốc cũng đề ra nhiều quy định để giảm chi phí huy vộng vốn, sản xuất kinh doanh… cho DN.

Cũng giống như Việt Nam, khi DNNVV vay vốn thì ngân hàng sẽ yêu cầu thế chấp và bảo lãnh. Trong khi đó, phần lớn các DNNVV khơng thể có tài sản lớn để thế chấp và bản thân các ngân hàng cũng không muốn đứng ra bảo lãnh DNNVV. Vì thế, để cấp vốn cho DN thì tiền vốn của các tổ chức tài chính chủ yếu được lấy

từ ngân sách Nhà nước.

Hiện nay, phần lớn các DNNVV của Trung Quốc đều được tiếp cận nguồn vốn

từ các tổ chức tài chính. Nhờ đó, hoạt động của các DNNVV khởi sắc và phát triển. Năm 2009 hiện số tiền vay của DNNVV lên tới 1,75 nghìn tỷ NDT.

Hiện đã có 31% DNNVV đã được đưa vào danh sách tín dụng ngân hàng và đã

có 1/10 trong tổng số các DNNVV này được tiếp xúc với các nguồn vốn vay là

Ngân hàng Trung Quốc do đã có những bước phát triển vững chắc.

Chính phủ Trung Quốc đã sử dụng 20 tỷ USD trong gói kích cầu để điều chỉnh hồn thuế DN, điều chỉnh thuế suất giá trị gia tăng. Với những chính sách và biện

pháp tích cực như vậy, các DNNVV của Trung Quốc cũng đã giải quyết được

những khó khăn.

1.4.2 Nhật Bản

Nhật Bản là đất nước có nền cơng nghiệp rất phát triển, nhưng hiện tại DNNVV vẫn đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế Nhật Bản. Trong lịch sử phát

triển hơn 50 năm, các DNNVV của Nhật Bản đã không ngừng phát triển. Số lượng DNNVV ở Nhật Bản chiếm 99,4% trong số các DN, đóng góp gần 52% GDP. Chính sách về DNNVV ln là một phần quan trọng trong chính sách cơng nghiệp. Và để chính sách hỗ trợ một cách thiết thực nhất cho sự phát triển của các DNNVV, Nhật Bản đã tập trung vào 5 yếu tố: Nhận thức đúng đắn về DNNVV, xây dựng

chính sách về DNNVV phù hợp với thực tế, tôn trọng các quy luật kinh doanh và thị trường, phát triển nguồn nhân lực và hợp tác quốc tế. Nhật Bản ban hành luật phát triển DNNVV năm 1963, được sửa đổi bổ sung tháng 12 năm 1999. Xét một

cách tổng quát, luật phát triển DNNVV Nhật Bản hướng vào: thứ nhất , thúc đẩy

doanh nghiệp đổi mới và bắt đầu kinh doanh ; thứ hai, tăng cường các nguyên tắc

của các DN nhỏ và nâng cao tính cơng bằng các giao dịch liên quan đến DNNVV; thứ ba, tạo điều kiện thích ứng với những thay đổi kinh tế và xã hội; thứ tư, hỗ trợ

DNNVV tiếp cận vốn và tăng cường vốn tự có của DN.

DNNVV Nhật Bản thiếu nhân lực và thiếu vốn nên không cạnh tranh được với

các doanh nghiệp lớn. Các biện pháp hỗ trợ vốn thông qua ba thể chế tài chính thuộc Chính phủ: Cơng ty đầu tư kinh doanh nhỏ, Ngân hàng hợp tác trung ương về thương mại và công nghiệp và công ty đầu tư an toàn quốc gia. Hỗ trợ các khoản

vay với lãi suất vay cơ bản

Trong hỗ trợ DNNVV tiếp cận vốn vay ngân hàng, Chính phủ Nhật Bản hỗ trợ các DNNVV thơng qua nghiệp vụ tư vấn cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp có

định hướng và có quan điểm kinh doanh rõ ràng để có sự cải tiến và phát triển liên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp tài chính thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại thành phố hố chí minh , luận văn thạc sĩ (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)