.1 Dân số TPHCM qua các năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp tài chính thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại thành phố hố chí minh , luận văn thạc sĩ (Trang 45)

Dân số

Nguồn: Cục thống kê Thành phố Hồ Chí Minh

Nếu như thời kỳ 1989 – 1999 dân số TPHCM chủ yếu tăng tự nhiên, tỉ lệ tăng thời kỳ này là 1,52% thì trong vịng 10 năm nay, từ năm 2000- 2009, dân số Thành phố chủ yếu là tăng cơ học, tỷ lệ di cư thuần bằng 2/3 tỷ lệ tăng dân số hàng năm. So với 10 năm trước (năm 2000), dân số TPHCM tăng gần 2 triệu người.

Bảng 2.5 Tỷ lệ tăng dân số Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2000-2009 Đơn vị: % Năm 2000 2005 2006 2007 2008 2009 Tỷ lệ tăng dân số 39,5 31,47 30,58 32,3 32,09 32,13 Tăng tự nhiên 13,4 11,5 10,66 10,84 10,38 10,37 Tăng cơ học 26,1 19,97 19,92 21,46 21,71 21,76

Nguồn: Cục thống kê Thành phố Hồ Chí Minh

+ Tham gia vào công tác phúc lợi xã hội:

Ngồi đóng góp trực tiếp vào GDP, đóng góp vào ngân sách, tạo cơng ăn việc

làm và tăng thu nhập cho người dân Thành phố, một bộ phận không nhỏ các doanh nghiệp cịn tích cực tham gia vào việc xây dựng các cơng trình văn hóa, trường học,

đường giao thơng, nhà tình nghĩa, giúp đỡ các số phận bất hạnh khơng nơi nương

tựa, và những đóng góp phúc lợi cơng cộng.

2.3 Chính sách của Nhà nước về hỗ trợ tài chính phát triển DNNVV

- Nhằm khuyến khích và tạo thuận lợi cho việc phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa, trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội, đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện

đại hố đất nước. Chính phủ đã ban hành Nghị định 90/2001/NĐ-CP ngày

23/11/2001 về trợ giúp phát triển DNNVV. Nhà nước khuyến khích và tạo thuận lợi cho doanh nghiệp nhỏ và vừa phát huy tính chủ động sáng tạo, nâng cao năng lực quản lý, phát triển khoa học-công nghệ và nguồn nhân lực, mở rộng các mối liên kết với các loại hình doanh nghiệp khác, tăng hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh trên thị trường; phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm và nâng cao đời sống cho người lao động.

- Nghị định số 43/2010/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực 01/06/2010 về đăng ký doanh nghiệp là một trong những quy định quan trọng đang được đơng đảo

doanh nghiệp đón đợi. Bởi quy định này thể hiện tinh thần cải cách thủ tục hành

chính, tiết kiệm thời gian, chi phí cho DN khi làm thủ tục thành lập, giúp gỡ được rất nhiều bất cập hiện nay liên quan đến vấn đề này. Trước đây, để thành lập DN,

DN phải hoàn thành thủ tục đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh

xong mới được tiến hành thủ tục đăng ký thuế tại cơ quan thuế và đăng ký con dấu

tục rườm rà. Thì nay, thống nhất đăng ký kinh doanh và đăng ký mã số thuế trong

một bộ hồ sơ duy nhất nộp và nhận kết quả tại một đầu mối là cơ quan đăng ký kinh doanh. Bộ hồ sơ đăng ký kinh doanh có thể thực hiện quan internet và thời gian giải quyết từ khi nhận hồ sơ đầy đủ không quá 5 ngày làm việc. Giấy đăng ký kinh

doanh cũng chính là giấy đăng ký thuế.

- Các chương trình trợ giúp bao gồm: Khuyến khích DNNVV đầu tư ngành nghề truyền thống và tại các địa bàn cần khuyến khích; thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa để bảo lãnh cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa khi không

đủ tài sản thế chấp, cầm cố, vay vốn của các tổ chức tín dụng; Tạo điều kiện thuận

lợi cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa có mặt bằng sản xuất phù hợp; Mở rộng thị trường và tăng khả năng cạnh tranh; Nhà nước khuyến khích doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng cường xuất khẩu, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa liên kết hợp tác với nước ngoài, mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hố, dịch vụ; Tăng cường tiếp nhận thơng tin, tư vấn và đào tạo nguồn nhân lực.

- Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 193/2001/QĐ/TTg ngày

20/12/2001, về việc ban hành quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNNVV

- Quyết định số 290/2003/QĐ-BKH ngày 12/05/2003 của Bộ trưởng Bộ Kế

hoạch và Đầu tư, về việc thành lập các Trung tâm hỗ trợ kỹ thuật DNNVV tại Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh

- Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hồ Chí Minh theo Quyết định số

36/2006/QĐ-UBND ngày 08/03/2006.

- Từ cuối năm 2007 cho đến nay, nền kinh tế nước ta chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực của khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế toàn cầu. Với mục tiêu tăng cường khuyến khích, trợ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển đáp ứng các yêu cầu hội nhập và phát triển kinh tế, ngày 30 tháng 6 năm 2009, Chính phủ đã ban

hành Nghị định số 56/2009/NĐ-CP về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa thay thế Nghị định số 90/2001/NĐ-CP ngày 23 tháng 10 năm 2001.

- Để triển khai thực hiện tích cực, đồng bộ các chính sách trợ giúp phát triển

doanh nghiệp nhỏ và vừa giúp doanh nghiệp phát huy mọi khả năng và nguồn lực,

đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, ngày 5/5/2010, Chính phủ ban hành Nghị quyết số

22/NQ-CP về việc triển khai thực hiện Nghị định số 56/2009/NĐ-CP về trợ giúp

phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. Một trong những chính sách hỗ trợ DNNVV

được triển khai rộng rãi là tăng cường khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng và huy động các nguồn lực hỗ trợ tài chính cho DNNVV.

- Khủng hoảng kinh tế bên ngồi và bất ổn vĩ mơ bên trong cùng nhau làm tốc độ tăng trưởng của Việt Nam giảm từ 8,44% trong năm 2007 xuống chỉ còn 6,18%

trong năm 2008 và giảm tiếp xuống chỉ còn 5,32% trong năm 2009. Chính phủ nước ta đã thực hiện các gói kích thích kinh tế với quy mơ gói kích thích kinh tế và

đảm bảo an sinh xã hội khoảng 145,6 nghìn tỷ đồng, tương đương với 8 tỷ USD, sử

dụng cho năm 2009: Gói kích thích kinh tế tổng thể này bao gồm hỗ trợ lãi suất vay vốn tín dụng khoảng 17 nghìn tỷ đồng (1 tỷ USD); vốn đầu tư phát triển của Nhà

nước khoảng 90,8 nghìn tỷ đồng; thực hiện chính sách miễn giảm thuế khoảng 28 nghìn tỷ đồng; và các khoản chi khác nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội khoảng 9,8 nghìn tỷ đồng, trình tự thực hiện như sau:

v Chính Phủ đưa ra gói kích thích kinh tế thứ nhất: Trong điều kiện nền kinh

tế bị tác động của khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế thế giới năm 2009,

Nhà nước hỗ trợ lãi suất cho khách hàng vay để sản xuất-kinh doanh, nhằm giảm

giá thành sản phẩm hàng hố, duy trì sản xuất, kinh doanh và tạo việc làm,.. Chính Phủ ban hành Quyết định số 131/TTg-CP ngày 23/01/2009 của Thủ tướng về việc

hỗ trợ lãi suất 4%/năm cho các tổ chức, cá nhân vay vốn ngắn hạn ngân hàng để sản xuất- kinh doanh, thời hạn vay được hỗ trợ lãi suất tối đa là 8 tháng đối với các

khoản vay theo hợp đồng tín dụng được ký kết và giải ngân trong khoảng thời gian từ 1/2/2009 - 31/12/2009. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành thông tư số 02/2009/TT-NHNN ngày 03/02/2009 về việc quy định chi tiết thi hành việc hỗ trợ

v Chính Phủ ban hành gói kích kinh tế thứ hai: Gói kích thích kinh tế thứ nhất

đã giúp doanh nghiệp vượt qua thời kỳ khó khăn, để duy trì tốc độ phát triển và giúp

doanh nghiệp ổn định, Chính phủ thực hiện gói kích thích kinh tế thứ hai: Tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất, đối với quyết định 443/QĐ-TTg ngày

04/04/2009 về việc hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức, cá nhân vay vốn trung, dài hạn ngân hàng để phát triển sản xuất-kinh doanh, và quyết định 497/QĐ-TTg ngày

17/04/2009 về hỗ trợ lãi suất vốn vay mua máy móc thiết bị, vật tư phục vụ sản xuất nơng nghiệp và vật liệu xây dựng nhà ở khu vực nông thôn, sẽ được kéo dài thực

hiện đến hết năm 2010, mức hỗ trợ lãi suất tiền vay là 2%/năm. Còn quyết định

131/QĐ-TTg ngày 23/01/2009 về việc hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức, cá nhân vay vốn ngân hàng để sản xuất - kinh doanh sẽ được thực hiện đến hết quý 1-2010, mức hỗ trợ lãi suất tiền vay là 2%/năm. Đối tượng của quyết định 131 sẽ được thu hẹp lại chủ yếu phục vụ sản xuất, đến hết quý 1-2010.

v Hỗ trợ tài chính DNNVV từ phía cơ quan thuế và Bộ tài chính:

Thứ nhất : Đẩy mạnh cải cách hành chính thuế và hiện đại hóa cơng tác quản lý

thuế: Đẩy mạnh cải cách hành chính bằng đề án 30/CP, thay đổi quy trình quản lý thuế, thực hiện cơ chế “một cửa”, ứng dụng công nghệ thông tin bằng Quyết định số 78/2007/QĐ-BTC ngày 18/09/2007.. là những chương trình cụ thể của Cục Thuế TPHCM trong thời gian qua đã thực hiện, nhằm tạo thuận lợi và phục vụ tốt nhất

cho người nộp thuế, cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Một trong những ứng dụng

công nghệ thông tin đạt hiệu quả cao là thực hiện quy trình nộp thuế vào kho bạc nhà nước bằng giấy nộp tiền in sẵn, đã giảm thủ tục ghi biên lai thu, giảm sai sót trong q trình ghi biên lai, nhanh chóng cập nhật số liệu.

Trong năm 2009, Cục Thuế triển khai thực hiện thí điểm người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế qua mạng Internet (Đăng ký mã số thuế cá nhân, quyết toán thuế TNCN,..)

Thứ hai: Ban hành các chính sách thuế kịp thời:

Ø Thuế suất thuế TNDN được điều chỉnh giảm từ 32% xuống còn 28% vào

dụng cho toàn bộ doanh nghiệp. Đây là bước đột phá lớn để tạo đà cho DN tăng tích lũy, tái đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là DNNVV tự tin hơn trong

sản xuất, kinh doanh, giảm chi phí, tăng tính cạnh tranh

Ø Ngày 13/1/2009, Bộ Tài chính ra thơng tư số 03/2009/TT-BTC hướng dẫn thực hiện giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) và giãn thời hạn nộp thuế là 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp thuế, áp dụng cho DNNVV, theo yêu cầu của Chính phủ từ quý 4 năm 2008 và năm 2009. Thời gian nộp thuế của quý I/2009 có

thể kéo dài đến 30/7/2010, quý II đến 30/10/2010, quý III đến 31/01/2011 và quý IV

đến 30/04/2011.

Ø Bộ Tài chính cũng ban hành Thông tư số 04/2009/TT-BTC hướng dẫn việc tạm hoàn thuế GTGT, theo hướng hoàn 90% số thuế đầu vào cho DN xuất khẩu

trong vòng 7 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ và hồn 10% số thuế đầu vào cịn lại trong vịng 4 ngày khi DN nộp bổ sung chứng từ thanh tốn qua ngân hàng.

Ø Bộ Tài chính bàn hành Thơng tư số 05/2009/TT-BTC, quy định giãn thời hạn nộp thuế nhập khẩu đối với vật tư, nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất

khẩu của một số ngành như đóng tàu, cơ khí, chế biến nơng, lâm, thủy sản…; đơn

giản hóa thủ tục và rút ngắn thời gian hoàn thuế đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu, kể cả khi DN chưa có chứng từ thanh toán qua ngân hàng.

2.3.1 Đánh giá hiệu quả hỗ trợ tài chính DNNVV tại TPHCM 2.3.1.1 Những mặt đạt được 2.3.1.1 Những mặt đạt được

+ Việc cải cách thủ tục hành chính thuế và hiện đại hóa cơng tác quản lý thuế đem lại những lợi ích kinh tế nhất định cho cả doanh nghiệp và nền kinh tế. Về phía

doanh nghiệp: số lượng ngày một tăng lên, tiết kiệm thời gian, chi phí, tăng lợi nhuận, đồng thời tăng đóng góp thuế vào ngân sách Nhà nước. Từ đó, Chính phủ có thể tiếp tục xem xét giảm bớt gánh nặng thuế cho doanh nghiệp để tạo động cơ cho doanh nghiệp phát triển và tăng trưởng hơn nữa.

+ Tính đến hết ngày 31/12/2009, tức là sau khoảng một năm thực hiện chương trình hỗ trợ 4% lãi suất vay vốn kích cầu của Chính phủ, các tổ chức tín dụng tại TPHCM đã giải ngân với tổng số vốn khoảng 84.000 tỷ đồng, trong đó vốn vay

ngắn hạn hơn 74.800 tỷ đồng, vay trung và dài hạn là 9.200 tỷ đồng, số lãi hỗ trợ

xắp xỉ 2.000 tỷ đồng. Có đến 8.000 tổ chức, cá nhân trên địa bàn được vay nguồn

vốn ưu đãi trên để phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh. Trong đó, đối tượng là doanh nghiệp được tiếp cận vốn chiếm đến 97,8%, doanh nghiệp vừa và nhỏ chỉ chiếm khoảng 2% trong tổng số vốn được giải ngân. Theo kết quả khảo sát,

DNNVV TPHCM tiếp cận được chiếm 20%, khó tiếp cận 35%, khơng được tiếp

cận 45%. Bên cạnh nguồn vốn kích cầu của Chính phủ thì tại TPHCM cịn có hơn 4100 tỷ đồng cũng đã được giải ngân cho các doanh nghiệp có dự án đầu tư được hỗ trợ cho vay theo quyết định 20 của UBND TPHCM. Song song đó, nguồn Quỹ bảo lãnh tín dụng hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ của TPHCM cũng đã đáp ứng

được yêu cầu bảo lãnh cho 73 doanh nghiệp với số tiền vay được bảo lãnh là 444 tỷ đồng.

+ Về thực hiện chính sách miễn, giảm, giãn thuế, đến 31/8/2009 cả nước đã có

trên 125 nghìn lượt doanh nghiệp và 937 nghìn đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi về thuế.

+ Tổng thu ngân sách được miễn, giảm, giãn đến hết 7/2009 khoảng 14,7 nghìn tỷ đồng, ước cả năm khoảng 20 nghìn tỷ đồng, trong đó giảm, giãn thuế thu nhập

doanh nghiệp khoảng 9,9 nghìn tỷ đồng; giảm thuế giá trị gia tăng khoảng 4,47

nghìn tỷ đồng; miễn thuế thu nhập cá nhân khoảng 4,507 nghìn tỷ đồng; giảm thu lệ phí trước bạ khoảng 1,14 nghìn tỷ đồng.

+ Ngoài ra, giảm, giãn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa xuất

nhập khẩu năm 2009 khoảng 7 nghìn tỷ đồng, trong đó giảm thu do giảm thuế 50% tại khâu nhập khẩu ước khoảng 5 nghìn tỷ đồng; giãn nộp thuế 180 ngày cho máy móc thiết bị, phương tiện vận tải chuyên dùng ước khoảng 2 nghìn tỷ đồng

+ Thành phố đã tổ chức triển khai có hiệu quả các giải pháp “kìm chế lạm phát” và “gói kích thích kinh tế” mà Chính phủ đã đề ra nhằm vừa chống “lạm phát” vừa chống “thiểu phát” rất thành công, cũng là Thành phố đi đầu trong việc thực hiện chính sách

+ Nhờ chính sách “hỗ trợ lãi suất” của chính phủ nên vốn đầu tư xã hội Thành phố thông qua kênh ngân hàng đã sôi động và tăng trưởng cao hơn cùng kỳ ở cả đầu vào lẫn đầu ra: Tổng nguồn vốn huy động trong năm 2009 tăng 38,3% (năm 2008: 20,2%), Tổng dư nợ tín dụng trong năm 2009 tăng 43,8% (năm 2008: 23,7%)

+ Chương trình hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp, cũng như DNNVV đã có tác động tích cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp năm 2009 và những tháng đầu năm 2010, các DNNVV đã vượt qua thời kỳ khó khăn, kinh tế đang phục hồi và phục hồi khá nhanh. Số lượng DNNVV ở Thành phố Hồ Chí

Minh không ngường gia tăng qua các năm, thống kê cho thấy.

Hình 2.2 Số DN ngồi nhà nước TPHCM thành lập giai đoạn 2001-2010

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp tài chính thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại thành phố hố chí minh , luận văn thạc sĩ (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)