Năm 2015 2016 2017 DN đang hoạt động 14.283 20.673 25.782 DN đăng ký mới 3.211 4.757 5.542 DN giải thể 187 241 301 Tổng số 17.307 25.671 30.912
Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Bình Dương, 2018
Qua thơng tin ở trên, ta dễ dàng nhìn thấy sự thay đổi nhanh chóng chỉ trong vịng hai năm. Tính đến hết năm 2017, số lượng DNNVV của tỉnh là trong tổng số 30.912 đăng ký hoạt động, với số vốn đăng ký là 237.210 tỷ đồng. Số lượng DN mới thành lập đến hết 31/12/2017 là 5.542, số vốn đăng ký là 29.029 tỷ đồng, tăng 16,5% về số doanh nghiệp và 39,5% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2016. Trong đó, mỗi năm đều có các DN tạm ngưng và quay trở lại hoạt động, năm 2016 là 6.390 và năm 2017 là 5.109 hoạt động trở lại.
Số lượng DN đăng ký thành lập mới tăng nhanh, tuy vậy số lượng DN chấm dứt hoạt động cũng có xu hướng tăng lên. Thơng qua số liệu ở trên, dễ dàng nhận thấy 301 công ty với gần 2 tỷ đồng chính thức ngừng hoạt động (2017) tăng khá nhiều so với năm 2016. Ngồi ra cịn các doanh nghiệp đang tạm ngừng hoạt động do gặp khó khăn. Trung bình, cứ 18 DN thành lập mới thì có 1 DN giải thể. Các lĩnh vực có DN giải thể chủ yếu là: Bn bán đồ dùng gia đình, Bn bán vật liệu xây dựng, Hoạt động tư vấn quản lý..
Hình 2.2: Số lượng DNNVV tỉnh Bình Dương phân theo địa bàn 2017
Nguồn: Trung tâm thơng tin điện tử tỉnh Bình Dương, 2017
Dễ dàng nhận thấy sự phân bố chênh lệch giữa các DNNVV trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Các DNNVV chủ yếu tập trung ở Thành phố Thủ Dầu Một, Huyện Dĩ An, Huyện Thuận An, chiếm 68,3% tại ba đơn vị hành chính này. Tại huyện Tân Uyên và huyện Bến Cát thì số lượng chỉ chiếm 20,4%, cịn lại 11,3% số lượng DNNVV nằm rải rác tại các huyện Bắc Tân Uyên, Bàu Bàng, Dầu Tiếng, Phú Giáo. Lý giải cho việc này, là do các huyện Bắc Tân Uyên, Bàu Bàng, Dầu Tiếng, Phú Giáo tuy có diện tích khá lớn so với các đơn vị hành chính khác của tỉnh, khoảng 87,7% diện tích của cả tỉnh, nhưng vị trí nằm ngồi rìa của tỉnh, giáp với các tỉnh Bình Phước, Đắk Nơng, Tây Ninh, nơi ít tập trung dân cư, mật độ khoảng 200 người/km2, khả năng để đẩy mạnh kinh tế cũng thấp hơn những huyện thị kia, và chỉ có 2 KCN là Bàu Bàng và Đất Cuốc.
Huyện Bến Cát nằm sát Thành phố Thủ Dầu Một, với 8 khu công nghiệp: Mỹ Phước I, II, III, Rạch Bắp... có nhiều điều kiện tương đối phát triển kinh tế, thu
589 453 498 576 7537 3498 2815 6590 8356 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 8000 9000 Bắc Tân Uyên
Bàu BàngDầu Tiếng Phú Giáo Thủ Dầu Một
đồng thời giáp ranh với tỉnh Đồng Nai – một tỉnh cũng có sự phát triển kinh tế khá mạnh mẽ, số lượng DNNVV cũng đạt 3.498 DN năm 2017.
Mặt khác, diện tích của thành phố Thủ Dầu Một, huyện Thuận An và huyện Dĩ An khá khiêm tốn, tổng diện tích của ba đơn vị hành chính này là 262,46 km2, chiếm 9,7% diện tích của tồn tỉnh nhưng lại chiếm hơn 68,3% số lượng DNNVV. Ngoài ra, ba đơn vị hành chính này có đến 16 KCN, trong đó phải kể đến những KCN lớn và điển hình của cả nước như VSIP I, II, Sóng thần I, II, III, Tân Đơng Hiệp A, B, Bình Đường, Việt Hương, Đồng An..., mật độ dân cư vào khoảng 4.770 người/km2, vị trí địa lý giáp với thành phố Hồ Chí Minh và Đồng Nai. Đây rõ ràng là nơi chiếm được nhiều lợi thế cho việc giao thương, cũng như hợp tác phát triển cho DN. DNNVV với những đặc tính của mình đã lựa chọn địa điểm kinh doanh ở những nơi này để tận dụng được nhiều lợi thế.
DNNVV trên địa bàn tỉnh Bình Dương có bộ máy gọn nhẹ, năng động, linh hoạt, dễ thích nghi với những thay đổi, tận dụng tối đa nguồn lực (tài sản, vốn, lao động...) trong sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, DNNVV của tỉnh đang gặp nhiều vấn đề thách thức trong công cuộc phát triển:
- Quy mô sản xuất nhỏ, trình độ sản xuất cũng như quản lý vẫn đang ở mức khá thấp.
- Uy tín chưa lớn nên khó hợp tác với các DN lớn cũng như NH . Do đó việc khả năng phát triển lúc đầu rất khắc nghiệt.
- Q trình đơ thị hóa của tỉnh kéo theo các chi phí về mặt bằng kinh doanh tăng cao. Đồng thời, việc thực hiện chủ trương hạn chế sản xuất ngồi khu, cụm cơng nghiệp để bảo vệ môi trường cũng làm cho các DNNVV chật vật trong việc tìm cơ sở để hoạt động, thuê đất thành lập mới hoặc mở rộng sản xuất kinh doanh.
- Nguồn lao động có tay nghề hiện nay vẫn đang là nhu cầu cấp thiết của các DN nói chung trong tỉnh và DNNVV nói riêng. Đối với các DN đủ năng lực phát triển, mở rộng sản xuất kinh doanh thì khó khăn hiện nay là sự cạnh tranh
trong thu hút lao động do nguồn lao động tại chỗ của tỉnh không đáp ứng nhu cầu của DN, đặc biệt là lao động có tay nghề.
- Các DNNVV với vốn đầu tư sản xuất thấp, thiết bị sản xuất lạc hậu (chủ yếu vẫn là sản xuất thủ công). Các đơn hàng chủ yếu là gia công, sơ chế tạo ra giá trị gia tăng thấp. Tổ chức còn nhỏ lẻ, tự phát, thiếu tập trung, thiếu sự hợp tác giữa các DN nên hiệu quả sản xuất thấp.
- Do sản xuất mang tính tự phát, đơn lẻ nên các DN trên địa bàn chỉ thực hiện gia công sản phẩm theo đơn hàng nhất định có sẵn, khơng chủ động được thời gian, thị trường tiêu thụ sản phẩm hoặc phải chịu sự lệ thuộc vào thị trường vì khơng nắm bắt được sự biến động của thị trường tiêu thụ.
- Các DNNVV còn yếu về năng lực quản lý, nguyên nhân là do được hình thành đi lên từ sản xuất, quản lý theo kiểu hộ gia đình, hiệu quả thấp, hạn chế đến khả năng phát triển kinh doanh.
- Chưa có sự đầu tư đúng mực dành cho việc quản lý tài chính trong DN, sổ sách kế toán vẫn chủ yếu là để theo dõi nội bộ, chưa được kiểm toán độc lập kiểm tra.
2.2 Thực trạng tiếp cận vốn của các DNNVV
2.2.1 Thực trạng tiếp cận vốn của các DNNVV tại Việt Nam
Một trong những vướng mắc lớn nhất đối với tăng trưởng của không chỉ của tồn thể DNNVV mà cịn là của DNNVV của tỉnh Bình Dương là sự hạn chế của thị trường tài chính. Theo kết quả khảo sát 996 doanh nghiệp Việt Nam (Enterprise Survey) của World Bank từ 2014 đến 2016, khó khăn về tiếp cận vốn được đánh giá là rào cản lớn nhất của doanh nghiệp, với 21,8% số doanh nghiệp trả lời trong khảo sát. Dựa vào số liệu khảo sát của World Bank và cuộc Điều tra DNNVV năm 2011 – 2015 của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Viện Khoa học lao động và các vấn đề xã hội (ILSSA) thuộc Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (MOLISA), Khoa Kinh tế (DoE) thuộc Trường Đại học tổng hợp Copenhagen với sự hỗ trợ của Đại Sứ quán Đan Mạch (khảo sát được thực hiện tại 10 tỉnh thành: Hà Nội, Phú Thọ, Hà Tây, Hải Phòng, Nghệ An,
Quảng Nam, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Tp.HCM, Long An) để phân tích khả năng tiếp cận vốn của DNNVV Việt Nam.
Theo khảo sát của World Bank, tỷ lệ DNNVV có đi vay thấp hơn nhiều so với các DN lớn. Chỉ có 28,8% DNNVV tham gia khảo sát có sử dụng vốn vay ngân hàng, so với 57,4% DN lớn. Kết quả này tương tự với kết quả của cuộc Điều tra DNNVV 2011 – 2015. Số DNNVV nộp hồ sơ vay vốn tương đối thấp, từ 24,6% (năm 2011) đến 29% (năm 2015). Các phân tích về khu vực DNNVV trước đây cũng ghi nhận tỷ lệ nợ của doanh nghiệp Việt Nam rất thấp (CIEM và ctg. 2012, 2010; Rand et al. 2008). Tuy nhiên, tỷ lệ DN được tiếp cận vốn vay ngân hàng ở Việt Nam lại tương đối cao so với khu vực Đông Á – Thái Bình Dương và mức trung bình của tất cả các quốc gia được khảo sát.
Hình 2.3: Tỷ lệ doanh nghiệp có vay vốn ngân hàng
Nguồn: World Bank, Enterprise Survey - Vietnam
Trong khi đó, lại có sự khác biệt giữa DNNVV và DN lớn trong việc sử dụng các nguồn vốn để tài trợ cho hoạt động đầu tư và tài trợ vốn lưu động. Tỷ trọng các DNNVV, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ, được ngân hàng cấp vốn để tài trợ cho hoạt
28.800% 22.400% 28.100% 55.700% 36.200% 41.500% 57.400% 41.800% 51.400% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70%
Việt Nam Đông Á - TBD Tất cả quốc gia DN nhỏ DN vừa DN lớn
động đầu tư khá khiêm tốn, chủ yếu vay ngân hàng để tài trợ vốn lưu động. Tỷ lệ đầu tư được tài trợ từ nguồn vốn vay ngân hàng chỉ chiếm 10,8% ở các DNNVV, so với mức 20,2% của doanh nghiệp lớn. Mặc dù về tỷ lệ số lượng DNNVV vay ngân hàng để tài trợ vốn lưu động cao hơn các doanh nghiệp lớn, nhưng dư nợ của các doanh nghiệp lớn lại nhiều hơn và tỷ lệ vốn lưu động được tài trợ từ vốn vay ngân hàng gần gấp đơi các DNNVV.
Hình 2.4: Tài trợ cho hoạt động đầu tư, vốn lưu động của các doanh nghiệp
Nguồn: World Bank, Enterprise Survey - Vietnam
Các nhóm doanh nghiệp khác nhau cũng có hướng tiếp cận các nguồn tín dụng khác nhau. Theo dữ liệu khảo sát của World Bank, nhìn chung các DN trong nước đi vay nhiều hơn doanh nghiệp FDI (41,5% so với 23%) do doanh nghiệp FDI thường được tài trợ vốn từ công ty mẹ. Các doanh nghiệp xuất khẩu cũng vay nhiều hơn các doanh nghiệp không xuất khẩu (46,5% so với 40,2%). Một điểm khá ngạc nhiên từ hai cuộc điều tra là các doanh nghiệp phía Bắc có khả năng tiếp cận tín dụng cao hơn các doanh nghiệp phía Nam; 42,9% doanh nghiệp ở Đồng Bằng Bắc Bộ có vay vốn ngân hàng, trong khi con số này ở vùng Đông Nam Bộ chỉ là 32,1%.
22 72 11 25 24 10 33 66 18 41 20 16 39 56 20 47 11 23 0 10 20 30 40 50 60 70 80 % vay ngân hàng để tài trợ hoạt động đầu tư
Tỷ lệ đầu tư được tài trợ từ vốn nội
bộ
Tỷ lệ đầu tư được tài trợ từ vốn vay ngân hàng % vay ngân hàng để tài trợ vốn lưu động % vay ngân hàng để tài trợ vốn lưu động Tỷ lệ vốn lưu động được tài trợ từ vốn vay NH Nhỏ Vừa Lớn
Giới tính của giám đốc doanh nghiệp cũng có ảnh hưởng khi các giám đốc nữ thường đi vay ít hơn so với giám đốc nam (28,7% so với 44,2%).
Hình 2.5 mơ tả về ngun nhân khiến các DNNVV không vay vốn theo kết quả Điều tra DNNVV. Một tỷ lệ lớn các DN trả lời do khơng có nhu cầu vay vốn (54%) hoặc không muốn bị nợ (23%). Những DN này không được xem là những DN gặp khó khăn về tài chính, tuy nhiên trong số các DN thuộc nhóm khơng nộp hồ sơ vay vốn (1.982 doanh nghiệp) có khoảng một nửa có thể đưa vào nhóm gặp trở ngại về tín dụng, khi những DN này chọn khơng có nhu cầu vay do những khó khăn trong việc đi vay như thủ tục ngân hàng phức tạp, lãi suất ngân hàng khơng thích hợp… dẫn đến việc DN e ngại đi vay do sợ không đáp ứng yêu cầu của ngân hàng.
Hình 2.5: Nguyên nhân khiến các doanh nghiệp khơng nộp hồ sơ vay vốn
Hình 2.6: Khó khăn của doanh nghiệp khi vay vốn
Nguồn: CIEM, ILSSA, DoE, Dữ liệu Điều tra DNNVV
Cuộc khảo sát Điều tra DNNVV cũng tìm hiểu các trở ngại của DNNVV khi tiếp cận vốn. Có đến 30% số doanh nghiệp được hỏi năm 2014 cho rằng doanh nghiệp gặp khó khăn do thủ tục hành chính, cán bộ ngân hàng – đây là yếu tố cản trở nhiều nhất đến hoạt động đi vay của doanh nghiệp. Tiếp theo đó là khó khăn do thiếu tài sản thế chấp theo yêu cầu của ngân hàng. Theo khảo sát của World Bank, khoảng 92% DNNVV được yêu cầu phải có tài sản đảm bảo khi vay ngân hàng và tài sản đảm bảo này chiếm tới 220% giá trị khoản vay. Cả hai khó khăn kể trên trong điều tra năm 2015 đều đã giảm xuống so với điều tra năm 2013, tuy nhiên vẫn còn ở mức cao. Do hạn chế về năng lực quản trị tài chính, nhiều DNNVV chưa biết cách lập các dự tốn về tài chính, về dịng tiền để mơ tả được tiềm năng của doanh nghiệp, thuyết phục được ngân hàng cho vay. Phần lớn các chủ DNNVV, đặc biệt DN nhỏ và siêu nhỏ.
Trong Điều tra về DNNVV cũng có nhắc đến các khoản chi phí khơng chính thức khi vay vốn ngân hàng. Theo thống kê của nhóm tác giả, 44,6% các DN có chi ngồi, và năm 2015 có giảm đi một chút là 42,7%, tuy nhiên khơng đáng kể. Hình 1.5 dưới đây mơ tả các ngun nhân đối với việc chi ngoài do các chủ hoặc người quản lý DN đưa ra. Trong khi tỷ lệ chi ngồi để “tiếp cận các dịch vụ cơng” giảm từ 28,4% năm 2013 xuống cịn 18,7% năm 2015, thì tỷ lệ chi để “giải quyết các vấn đề
khác như Cấp giấy phép, Vấn đề liên quan đến chính quyền, Hải quan cũng có sự thay đổi.
Hình 2.7: Các nguyên nhân của việc chi ngoài
Nguồn: CIEM, ILSSA, DoE, Dữ liệu Điều tra DNNVV.
2.2.2 Thực trạng tiếp cận vốn tín dụng của các DNNVV tại Bình Dương 2.2.2.1 Tình hình tiếp cận vốn vay DNNVV tại Bình Dương
Tại Bình Dương, số lượng DN vừa, nhỏ, siêu nhỏ chiếm khoảng 98% trong tổng số DN tồn tỉnh. Nhóm DN này được xác định là động lực tăng trưởng và là nhóm có đóng góp lớn vào kinh tế của tỉnh vì sử dụng nhiều lao động. Tuy vậy, đối tượng này thường gặp phải nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh do các điều kiện kinh doanh như thị trường sản xuất kinh doanh còn gặp nhiều biến động, mặt bằng sản xuất, năng lực quản trị doanh nghiệp và nhân sự yếu kém và đặc biệt là vốn vay tín dụng cịn gặp nhiều khó khăn. Theo số liệu thống kê của Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Bình Dương, tính đến cuối năm 2017 tổng dư nợ trên địa bàn đạt 152.722 tỷ đồng, tăng 23,5% so với cùng kỳ năm 2016; trong đó tổng dư nợ cho DN vừa và nhỏ đạt gần 32.071 tỷ đồng, với 2.212 DN vay thuộc các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản, công nghiệp và xây dựng, thương mại và dịch vụ, khoảng 20,6% DN tiếp cận được nguồn vốn ngân hàng.