Mối liên hệ giữa đặc điểm HĐQT và hiệu quả hoạt động doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối liên hệ giữa đặc điểm hội đồng quản trị và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 50 - 58)

4. Kết quả nghiên cứu

4.4. Mối liên hệ giữa đặc điểm HĐQT và hiệu quả hoạt động doanh nghiệp

DUAL cao hơn nhóm NO_DUAL, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên, nếu đo lường bằng ROA thì kết quả kiểm định cho thấy khơng có sự khác biệt trong hiệu quả hoạt động giữa 2 nhóm.

Trường hợp phân loại theo nhóm có số lượng thành viên có trình độ thạc sỹ trở lên cao (H_BEDU) và nhóm có số lượng thấp (L_BEDU), kết quả thống kê cho thấy nếu xem xét hiệu quả hoạt động bằng Tobin’s Q thì nhóm H_BEDU có hiệu quả hoạt động tốt hơn, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên, nếu đo lường bằng ROA thì kết quả kiểm định cho thấy khơng có sự khác biệt trong hiệu quả hoạt động giữa 2 nhóm.

Tương tự với trường hợp phân loại theo DUAL và BEDU, kết quả thống kê và kiểm định t cho trường hợp phân loại theo BFOR (tỷ lệ thành viên người nước ngoài) và BGEN (tỷ lệ thành viên nữ) cũng cho thấy kết quả tương tự: Nhóm H_BFOR và H_BGEN có hiệu quả hoạt động tốt hơn và sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.

Trường hợp phân loại theo BSIZE (số lượng thành viên HĐQT) và BOWN (tỷ lệ sở hữu của HĐQT), kết quả kiểm định cho thấy khơng có sự khác biệt trong hiệu quả hoạt động giữa các nhóm, tuy nhiên, nhóm H_BSIZE và H_BOWN có giá trị trung bình TOBIN cao hơn nhóm L_BSIZE và L_BOWN.

4.4. Mối liên hệ giữa đặc điểm HĐQT và hiệu quả hoạt động doanh nghiệp nghiệp

Trên cơ sở xác định phương pháp ước lượng Fixed Effect Model là phù hợp nhất cho mơ hình nghiên cứu, tác giả sử dụng ước lượng FEM để xem xét mối liên hệ giữa các đặc điểm HĐQT và hiệu quả hoạt động doanh nghiệp (đo lường lần lượt bởi Tobin’s Q và ROA).

Đầu tiên tác giả tiến hành hồi quy theo FEM cho toàn mẫu, sau đó phân nhóm mẫu có hiệu quả hoạt động cao và nhóm có hiệu quả hoạt động chưa cao để xem xét sự khác biệt giữa hai nhóm này. Kết quả hồi quy cho tồn mẫu và các nhóm được trình bày trong bảng 4.8.

Bảng 4.8: Kết quả hồi quy theo FEM để xác định mối liên hệ giữa đặc điểm HĐQT và hiệu quả hoạt động doanh nghiệp

Mục 1 của bảng này trình bày kết quả hồi quy xem xét tác động của các đặc điểm HĐQT lên hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp (đo lường bằng Tobin’s Q) theo phương pháp ước lượng Fixed Effect Model cho trường hợp hồi quy cho tồn mẫu, nhóm doanh nghiệp có Tobin ≤ 1, nhóm doanh nghiệp có Tobin >1. Mục 2 thực hiện tương tự mục 1, nhưng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp được đo lường bằng ROA. Các đấu hoa thị *, **, ** tương ứng với mức ý nghĩa thống kê 10%, 5%, 1%.

Mục 1: Đo lường hiệu quả hoạt động bằng TOBIN

y = tobin Toàn mẫu Tobin thấp Tobin cao

Coef. t_stat Coef. t_stat Coef. t_stat

Intercep 8.601 6.45*** 0.589 0.55 7.139 4.08*** tang -0.209 -3.85*** 0.076 1.78* -0.177 -2.48** lev -0.519 -2.57*** 0.136 1.12 -0.442 -1.48 age -0.032 -3.38** -0.045 -7.65*** -0.015 -1.12 dual 0.032 0.6 -0.032 -0.94 0.042 0.57 bedu -0.045 -1.37 -0.068 -2.89*** -0.119 -2.49** bfor -0.145 -0.41 0.229 1.29 -0.882 -1.67* bgen -0.068 -0.31 -0.122 -1.07 0.177 0.51

bsize 0.039 1.48 0.072 3.76*** 0.046 1.25

bown -0.277 -1.11 0.127 0.68 -0.320 -1

R2 0.176 0.5338 0.1565

Mục 2: Đo lường hiệu quả hoạt động bằng ROA

y = roa Toàn mẫu ROA thấp ROA cao

Coef. t_stat Coef. t_stat Coef. t_stat

Intercep 1.232 4.31*** 0.391 1.28 0.754 1.68* tang -0.040 -3.40*** -0.008 -0.71 -0.020 -1.11 lev -0.218 -5.03*** -0.132 -2.56** -0.163 -2.71*** age 0.000 0.02 -0.001 -0.67 -0.001 -0.23 dual -0.002 -0.18 -0.008 -0.81 -0.032 -1.54 bedu -0.010 -1.36 0.000 0.03 -0.012 -1.34 bfor 0.034 0.45 0.069 0.88 -0.034 -0.33 bgen -0.061 -1.28 -0.045 -0.85 -0.038 -0.55 bsize 0.009 1.58 0.004 0.85 0.014 1.69* bown -0.041 -0.77 -0.057 -1.08 -0.067 -0.94 R_Square 0.167 0.0893 0.1269

Nguồn số liệu: tác giả thu thập từ bản cáo bạch, báo cáo tài chính, báo cáo thường niên và báo cáo quản trị của các công ty trong mẫu quan sát (Mẫu dữ liệu được trình bày ở phần Phụ lục)

Giả thiết về mối tương quan dương của độ tuổi trung bình HĐQT

Kết quả kiểm định khi xem xét toàn mẫu cho thấy tồn tại mối tương âm và có ý nghĩa thống kê giữa độ tuổi trung bình HĐQT và hiệu quả hoạt động doanh nghiệp khi đo lường bằng Tobin’s Q, trường hợp đo lường hiệu quả hoạt động

bằng ROA thì sự tương quan nhỏ và khơng có ý nghĩa thống kê. Kết quả này không hỗ trợ cho giả thiết nghiên cứu, nhưng tương đồng với những bằng chứng thực nghiệm của Nakano và Nguyen (2008) cho thị trường Nhật, Randoy et al. (2006) và Eklund et al. (2009) cho các doanh nghiệp Bắc Âu và Thụy Điển. Đặc biệt, nhóm có hiệu quả hoạt động chưa cao (có Tobin’s Q nhỏ hơn 1) có sự tương quan mạnh hơn và có ý nghĩa thống kê ở mức 1% (β = -0.045) so với nhóm có hiệu quả hoạt động cao (β = -0.015). Ngoài ra, kết quả kiểm định sự khác biệt nhóm cũng cho thấy nhóm doanh nghiệp có độ tuổi trung bình HĐQT cao (H_AGE) có hiệu quả hoạt động (đo lường bằng ROA) cao hơn nhóm cịn lại (L_AGE). Kết hợp các kết quả kiểm định, các bằng chứng thực nghiệm, cùng với những lý thuyết nền tảng, tác giả nhận thấy những doanh nghiệp có hiệu quả hoạt động chưa cao (tobin’s Q thấp hơn 1) có thể hướng đến xây dựng một HĐQT có độ tuổi trung bình thấp, vì điều này có thể giúp doanh nghiệp thuận lợi áp dụng những công nghệ mới, tư duy mới trong một môi trường năng động như Việt Nam, nhờ vậy phần nào giúp cải thiện hiệu quả hoạt động. Dù vậy, nhận định này cịn cần có sự kiểm chứng từ các bằng chứng thực nghiệm về sự tương quan âm giữa độ tuổi trung bình HĐQT và việc áp dụng cơng nghệ, cải tiến của doanh nghiệp.

Giả thiết về mối tương quan dương trong việc kiêm nhiệm Tổng Giám đốc – Chủ tịch HĐQT với hiệu quả hoạt động

Mặc dù kết quả kiểm định sự khác biệt trong hiệu quả hoạt động (đo lường theo Tobin’s Q) cho thấy nhóm có kiêm nhiệm Tổng Giám đốc – Chủ tịch HĐQT (DUAL) hoạt động hiệu quả hơn so với nhóm khơng có kiêm nhiệm (NO_DUAL). Nhưng kết quả hồi quy không cho thấy tồn tại mối tương quan có ý nghĩa thống kê giữa đặc điểm này và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, mối tương quan này khác nhau tùy theo biến phụ thuộc được sử dụng: nếu y = TOBIN, sự kiêm nhiệm có tương quan dương với hiệu quả hoạt động (đặc biệt là nhóm có TOBIN>1); nếu đo lường bằng ROA, mối tương quan

này là âm (bất kể hồi quy cho tồn mẫu, hay cho các nhóm mẫu có hiệu quả hoạt động cao - thấp).

Giả thiết về mối tương quan dương của trình độ học vấn các thành viên HĐQT

Kết quả hồi quy mơ hình cho tồn mẫu không ủng hộ giả thiết này khi BEDU và ROA (hoặc TOBIN) có tương quan âm (nhưng khơng có ý nghĩa thống kê). Tuy nhiên khi thực hiện ước lượng theo từng nhóm (tobin >1 và tobin ≤1) thì tác giả nhận thấy tồn tại mối tương quan âm giữa BEDU và TOBIN cho cả 2 nhóm. Đặc biệt, nhóm có Tobin ≤ 1 có tương quan thấp hơn so với nhóm Tobin > 1 (tương ứng -0.068 và -0.119). Kết quả này tương đồng với bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam của Duc Vo và Thuy Phan (2013). Điều này đưa đến ý tưởng cho rằng việc thành viên HĐQT có trình độ thạc sỹ trở lên khơng có nhiều đóng góp cho hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, kết quả kiểm định sự khác biệt trong hiệu quả hoạt động (đo lường bằng TOBIN) cho thấy nhóm H_BEDU hoạt động tốt hơn nhóm L_BEDU (khác biệt có ý nghĩa thống kê). Những khác biệt trong kết quả hồi quy và kiểm định sự khác biệt theo nhóm khiến tác giả nhận thấy luận văn chưa thể đánh giá cụ thể mối tương quan giữa trình độ học vấn các thành viên HĐQT và hiệu quả hoạt động.

Giả thiết về mối tương quan dương của tỷ lệ thành viên HĐQT người nước ngoài

Mặc dù kết quả kiểm định sự khác biệt theo nhóm cho thấy nhóm H_BFOR có hiệu quả hoạt động tốt hơn nhóm L_BFOR, tuy nhiên kết quả hồi quy cho tồn mẫu khơng đưa ra bằng chứng ủng hộ/bác bỏ giả thiết này, khi đo lường bằng

TOBIN (y = TOBIN) thì mối tương quan là âm, trong khi đo lường bằng ROA (y=ROA) cho thấy tương quan là dương.

Ngồi ra, có một điểm cần lưu ý là khi tác giả thực hiện hồi quy với y=TOBIN thì nhóm có hiệu quả hoạt động cao (TOBIN>1) có tương quan âm ở mức ý nghĩa thống kê 10% (β = -0.882) với BFOR, trong khi nhóm có hiệu quả hoạt động chưa cao lại có mối tương quan dương (β = 0.229). Kết quả này khiến tác giả đề xuất sự tham gia của thành viên HĐQT người nước ngồi có thể tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động của những doanh nghiệp chưa tốt (tobin ≤ 1), nhưng có thể tác động khơng tích cực đến hiệu quả hoạt động của những doanh nghiệp tốt (tobin>1).

Giả thiết về mối tương quan dương của tỷ lệ thành viên nữ

Nhóm có tỷ lệ nữ cao (H_BGEN) có hiệu quả hoạt động tốt hơn nhóm có tỷ lệ nữ thấp (L_BGEN), nhưng mối liên hệ giữa BGEN và TOBIN (hoặc ROA) lại có tương quan âm và khơng có ý nghĩa thống kê. Do vậy trong nghiên cứu này tác giả khơng tìm thấy bằng chứng ủng hộ cũng như bác bỏ giả thiết này. Tuy nhiên, cần lưu ý khi đo lường y=TOBIN, tỷ lệ thành viên nữ lại có tương quan dương (+) với hiệu quả hoạt động của nhóm có TOBIN > 1, trong khi tương quan âm (-) với nhóm có TOBIN ≤ 1. Những kết quả này gợi mở ý tưởng về việc điều chỉnh tăng tỷ lệ thành viên nữ trong HĐQT của những doanh nghiệp có hiệu quả hoạt động cao (và ngược lại) có thể giúp ích cho việc gia tăng hiệu quả hoạt động các doanh nghiệp trong mẫu.

Giả thiết về mối tương quan dương của số lượng thành viên HĐQT

Mặc dù kết quả kiểm định theo nhóm khơng cho thấy sự khác biệt trong hiệu quả hoạt động của nhóm có số lượng thành viên HĐQT cao (H_BSIZE) và nhóm có số lượng thành viên HĐQT thấp (L_BSIZE), và kết quả hồi quy tồn mẫu cũng khơng tìm thấy bằng chứng có ý nghĩa thống kê ủng hộ cho giả thiết này. Tuy nhiên khi thực hiện hồi quy cho các nhóm doanh nghiệp với hiệu quả hoạt động khác nhau, thì kết quả ước lượng ủng hộ cho giả thiết này. Cụ thể, khi hồi quy

theo y = TOBIN cho nhóm có TOBIN ≤ 1, số lượng thành viên HĐQT có tương quan dương với hiệu quả hoạt động (β=0.072); khi hồi quy theo y = ROA cho nhóm có ROA nhỏ hơn ROA trung vị, số lượng thành viên HĐQT cũng có tương quan dương với hiệu quả hoạt động (β = 0.014). Mặt khác, dù hồi quy theo y = ROA hay y = TOBIN, thì mối tương quan giữa BSIZE và hiệu quả hoạt động doanh nghiệp, thì nhóm có hiệu quả hoạt động chưa cao (TOBIN ≤ 1 hoặc ROA ≤ ROA trung vị) đều có tương quan dương mạnh hơn so với nhóm cịn lại. Kết quả này ủng hộ giả thiết nghiên cứu của tác giả, và cho thấy lý thuyết ràng buộc các nguồn lực giải thích tốt về mối liên hệ giữa BSIZE và hiệu quả hoạt động, đặc biệt là với nhóm các doanh nghiệp hoạt động chưa tốt.

Giả thiết về mối tương quan âm trong tỷ lệ sở hữu của các thành viên HĐQT

Kết quả kiểm định cho thấy bằng chứng ủng hộ giả thiết tỷ lệ sở hữu có mối tương quan âm với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, tuy nhiên bằng chứng này không chắc chắn vì hệ số hồi quy khơng có ý nghĩa thống kê cho cả hai trường hợp y = TOBIN và y = ROA. Bên cạnh đó, tác giả cũng nhận thấy khi hồi quy y = TOBIN, nhóm có hiệu quả hoạt động thấp hơn (TOBIN ≤ 1) thì BOWN tương quan dương với TOBIN (β = 0.127), trong khi nhóm cịn lại (TOBIN > 1) có BOWN tương quan âm với TOBIN (β = -0.320). Mặc dù hệ số hồi quy cho cả hai nhóm đều khơng có ý nghĩa thống kê, tuy nhiên điều này phần nào hàm ý sự gia tăng tỷ lệ sở hữu có thể tác động tích cực lên kết quả hoạt động của những doanh nghiệp đang hoạt động chưa tốt và ngược lại, tác động khơng tích cực lên kết quả hoạt động của những doanh nghiệp đang hoạt động tốt.

Kết quả quả ước lượng mơ hình theo phương pháp FEM để xem xét mối liên hệ giữa các đặc điểm HĐQT và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp được tóm tắt lại trong Bảng 4.9.

Bảng 4.9: Tóm tắt kết quả kiểm định về mối liên hệ giữa các đặc điểm HĐQT và hiệu quả hoạt động doanh nghiệp

Đặc điểm Giả thiết Kết quả hồi quy theo FEM

Độ tuổi (+)

Tương quan âm (-) có ý nghĩa thống kê khi xem xét tồn mẫu; nhóm có hiệu quả hoạt động thấp có tương quan âm mạnh hơn. Sự kiêm nhiệm (+) Khơng có bằng chứng rõ ràng.

Trình độ học vấn (+)

Tương quan âm (-) nhưng khơng có ý nghĩa thống kê khi xem xét tồn mẫu; nhóm có hiệu quả hoạt động cao có tương quan âm mạnh hơn.

Thành viên nước ngoài (+)

Khơng có bằng chứng rõ ràng khi xem xét tồn mẫu; nhóm có hiệu quả hoạt động cao thì tương quan âm (-) , nhóm có hiệu quả hoạt động thấp thì tương quan dương (+).

Giới tính thành viên (+)

Tương quan âm (-2) nhưng khơng có ý nghĩa thống kê; nhóm có hiệu quả hoạt động cao thì tương quan dương (+), nhóm có hiệu quả hoạt động thấp thì tương quan âm (-)

Quy mơ HĐQT (+)

Khơng có bằng chứng rõ ràng khi xem xét tồn mẫu, nhưng nhóm có hiệu quả hoạt động cao thì tương quan dương (+) nhỏ hơn.

Tỷ lệ sở hữu của

HĐQT (-)

Tương quan âm (-) nhưng khơng có ý nghĩa thống kê khi xem xét tồn mẫu. Nhóm có hiệu quả hoạt động thấp thì tương quan dương (+), nhóm có hiệu quả hoạt động cao thì tương quan âm (-).

5. Kết luận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối liên hệ giữa đặc điểm hội đồng quản trị và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 50 - 58)