3.3.3 .Cỡ mẫu nghiên cứu
3.6 Mơ hình kinh tế lượng
Trong nghiên cứu này, biến phụ thuộc mang tính đo lường nhị phân (muốn tiêm và không muốn tiêm) và sẽ được mã hố thành hai giá trị 0 và 1. Do đó, nghiên cứu này có thể sử dụng mơ hình hồi quy logistic để phân tích (Lê Khánh Luận và Nguyễn Thanh Sơn, 2014).
Như phân tích ở trên, thái độ muốn tiêm ngừa vắc xin cho con của phụ huynh chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố. Có nghĩa là, thái độ muốn tiêm là một hàm phụ thuộc vào những yếu tố ảnh hưởng đến.
Để tìm ra những yếu tố ảnh hưởng đến thái độ muốn tiêm ngừa vắc xin cho con của phụ huynh, nghiên cứu này sử dụng mơ hình hồi quy logistic đa biến để ước lượng xác suất một sự kiện sẽ xảy ra với những thơng tin của biến độc lập có
được. Nghĩa là, thơng tin cần thu thập về biến phụ thuộc là một sự kiện nào đó có xảy ra hay khơng.
Biến phụ thuộc y có hai giá trị 0 và 1.
y = 1 là có xảy ra sự kiện quan tâm, tức là thái độ “muốn tiêm” có xác suất p. y = 0 là không xảy ra sự kiện quan tâm, tức là “không muốn tiêm” với xác suất
1 – p.
Xác suất p = [0,1]
Xác suất có thái độ “muốn tiêm”: P (y = 1) = p
Xác suất có thái độ “khơng muốn tiêm” P (y = 0) = 1 – p.
Nếu xác suất được dự đoán lớn hơn 0,5 thì kết quả dự đốn sẽ được hiểu là có thái độ “muốn tiêm”. Ngược lại, kết quả dự đốn sẽ được hiểu là có thái độ “khơng muốn tiêm”.
Xét mơ hình hàm Logistic nhị phân (binary) trong trường hợp có i biến độc lập
x. Mơ hình hàm Logistic nhị phân được phát biểu như sau:
E(y/x) là xác suất để y = 1 (xác suất có thái độ “muốn tiêm”với khi biến độc
lập có giá trị cụ thể là x1, x2, ... xi. Với các giá trị β1, β2, ... βi là các hệ số ước lượng (hay hệ số hồi quy), mơ hình hàm Logistic nhị phân viết như sau:
𝑃(𝑦 = 1) = 𝑒𝛽0+ 𝛽1. 𝑥1+ 𝛽2. 𝑥2+ ⋯ + 𝛽𝑖. 𝑥𝑖 1 + 𝑒𝛽0+ 𝛽1. 𝑥1+ 𝛽2. 𝑥2 + ⋯ + 𝛽𝑖. 𝑥𝑖
P(𝑦 = 0) = 1 − P(𝑦 = 1) = 1 − 𝑒𝛽0 + 𝛽1. 𝑥1+ 𝛽2. 𝑥2+ ⋯ + 𝛽𝑖. 𝑥𝑖 1 + 𝑒𝛽0 + 𝛽1. 𝑥1+ 𝛽2. 𝑥2+ ⋯ + 𝛽𝑖. 𝑥𝑖 So sánh giữa xác suất có xảy ra sự kiện và xác suất khơng xảy ra sự kiện, tỷ số chênh này (Odds) được thể hiện trong công thức:
𝑂𝑑𝑑𝑠 = [𝑃(𝑦 = 1)
𝑃(𝑦 = 0)] = [
𝑃(𝑦 = 1)
1 − 𝑃(𝑦 = 1)]
Khi Odds = 1, xác suất có xảy ra sự kiện bằng xác suất không xảy ra sự kiện và cùng bằng 0,5.
Lấy logarit tự nhiên (cơ số e, viết tắt là ln) hai vế của phương trình trên, thực hiện biến đổi vế phải phương trình, được kết quả:
ln(𝑂𝑑𝑑𝑠) = 𝑙𝑛 [𝑃(𝑦 = 1)
𝑃(𝑦 = 0)] = 𝑙𝑛 𝑒𝛽0+𝛽1𝑥1+𝛽2𝑥2+...+𝛽𝑖𝑥𝑖 𝑂𝑑𝑑𝑠 = 𝛽0 + 𝛽1𝑥1+ 𝛽2𝑥2+. . . +𝛽𝑖𝑥𝑖
Các hệ số ước lượng β1, β2, ... βi thật ra là sự đo lường những thay đổi trong tỷ lệ (được lấy logarit) của các xác xuất xảy ra sự kiện với 1 đơn vị thay đổi lần lượt trong các biến phụ thuộc x1, x2, ... xi.
Hệ số ước lượng dương (+): làm tăng tỷ lệ xác suất được dự đoán. Hệ số ước lượng âm (–): làm giảm tỷ lệ xác suất được dự đoán.
Trong nghiên cứu này, biến phụ thuộc có giá trị bằng 1 nếu phụ huynh muốn tiêm ngừa cho con và có giá trị bằng 0 nếu phụ huynh không muốn tiêm ngừa cho con. Trong mơ hình có các biến độc lập (là biến định tính) giải thích cho biến phụ thuộc.
Mơ hình hồi quy Logit đa biến có dạng: P(muontiem“=1”) = f( tuoi, giới, nơi ở, nghề ổn định, nghề khơng ổn định, lương, trình độ, kiến thức HPV, kiến thức vắc xin, giá, an toàn, bảo quản vắc xin, tư vấn vắc xin, thông tin đại chúng, nhân viên y tế)
3.7. Mơ tả các biến số trong mơ hình
Tên biến Mô tả Đo lường Dấu kỳ
vọng
Ghi chú
Biến phụ thuộc
Muốn tiêm Phụ huynh muốn tiêm vaccine ngừa UTCTC cho con hay khơng
“Có” = 1 “khơng” = 0
Biến độc lập
Nhóm biến về đặc điểm nhân khẩu học
Nhóm tuổi Nhóm tuổi cha mẹ Nhóm tuổi<29=0 Từ 30-39=1
+ Biến
Từ 40-49=2 Trên 50 tuổi=3 Giới Giới tính cha mẹ “Nam” =1
“Nữ” =0 Biến giả Nơi ở Tp.HCM hoặc các tỉnh “Tp.HCM”=1 “Các tỉnh”=0 +/- Biến giả Trình độ Trình độ học vấn 4 giá trị: - “Cấp 1”=0 - “Cấp 2”=1 - “Cấp 3”=2 -“Cao đẳng, đại học” =3 + Biến thứ bậc
Nghề nghiệp Nghề nghiệp có thu nhập ổn định theo lương gồm: viên chức, cơng nhân, nhân viên y tế Nghề có thu nhập không ổn định theo lương gồm: nông dân, nội trợ, bn bán, nghề khác Nghề có thu nhập ổn định =1 Nghề có thu nhập khơng ổn định=0 +/- Biến giả
Lương Thu nhập 3 giá trị:
“< 5 triệu”=0 “từ 5-15 triệu” =1 “>15 triệu”=2
+ Biến
Biến về Kiến thức bệnh UTCTC và cách phòng bệnh UTCTC
Kiến thức HPV 9 câu về Kiến thức Số điểm
Trả lời đúng= 1; sai”sai”
+/- Biến liên tục
Biến Kiến thức về vắc xin ngừa UTCTC (HPV)
Kiến thức vắc xin
5 câu về vắc xin Số điểm
Trả lời đúng= 1; sai= 0
+/- Biến liên tục
Nhóm biến cản trở ý định tiêm
Giá Giá vắc xin cao “Giá vắc xin quá cao” =1
“Khác”=0
-/+ Biến giả
An toàn vắc xin khơng an tồn cho người tiêm
“Tiêm vắc xin này khơng an tồn” =1 “Khác”=0 (an toàn) -/+ Biến giả Bảo quản vắc xin
Bảo quản vắc xin “bảo quản vắc xin không tốt” =1 “khác”= 0
-/+ Biến giả
Nhóm biến về yếu tố nhắc nhở
Tư vấn vắc xin Đã được tư vấn về vắc xin ngừa HPV “đủ” = 1 “Chưa thỏa mãn hoặc chưa có” = 0 +/- Biến giả
Thông tin đại chúng
Kiến thức có được từ ít nhất 1 trong số (đài phát thanh, đài truyền hình, sách báo, Internet)
=1 nếu chọn ít nhất 1 trong số (đài phát thanh, đài truyền hình, sách báo, Internet)
+/- Biến giả
=0 nếu không chọn 1 trong số ( đài phát thanh, đài truyền hình, sách báo, Internet) Nhân viên y tế Kiến thức có được
từ nhân viên y tế =1 nếu chọn “nhân viên y tế” =0 nếu không chọn “nhân viên y tế” +/- Biến giả
3.8 Quy trình thực hiện nghiên cứu
Kiểm tra tính phù hợp và đầy đủ của bộ số liệu, việc mã hóa và xử lý dữ liệu
được thực hiện bằng phần mền Stata 12. Phân tích hồi quy Logistic đơn biến xác định mối liên quan giữa các đặc điểm nhân khẩu học, kiến thức về bệnh UTCTC, kiến thức về vắc xin, những rào cản cũng như yếu tố nhắc nhở đối với ý định tiêm ngừa ở mức ý nghĩa 5 %. Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập. Sử dụng hồi qui Logistic đa biến để phân tích tác động của các biến độc lập đến khả năng muốn tiêm của phụ huynh.
3.9 Đạo đức nghiên cứu
Nghiên cứu đã được Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu phê duyệt.
Tất cả các đối tượng tham gia nghiên cứu đều được cán bộ nghiên cứu trao đổi thông tin và đống ý ký giấy chấp thuận tham gia nghiên cứu
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
4.1 Thống kê mô tả
4.1.1. Những đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu
Đối tượng tham gia nghiên cứu gồm 464 phụ huynh, trong đó 78,0 % cư trú tại TP. HCM và 22,0% cư trú ở các tỉnh khác ngoài TP. HCM. Phụ huynh là nam giới chiếm 15,1 % và nữ giới là 84,9 %. Phụ huynh trong độ tuổi từ 40 - 49 chiếm tỉ lệ cao nhất là 45, 9%, kế đến là phụ huynh trong nhóm tuổi từ 30-39 (39,9 %); Có 3% phụ huynh dưới 30 tuổi; phụ huynh từ 50 tuổi trở lên chiếm tỉ lệ 11,2 %. Đối tượng tham gia nghiên cứu có trình độ cao đẳng - đại học chiếm 29,7 %, cấp III (36,9 %), riêng trình độ cấp I trở xuống chiếm tỉ lệ 4,1 %.
Phụ huynh thuộc nhiều ngành nghề khác nhau. Phân tích nghề nghiệp của phụ huynh thành 2 nhóm: nhóm có nghề nghiệp ổn định và nhóm có nghề nghiệp khơng ổn định ghi nhận có 31,9 % phụ huynh có nghề nghiệp ổn định và 68,1 % có nghề khơng ổn định. Về thu nhập, 22,8 % là có mức thu nhập trên 15 triệu đồng/tháng, 51,5 % có thu nhập từ 5- 15 triệu đồng/tháng, và 25,7 % có thu nhập dưới 15 triệu đồng/tháng (bảng 4.1).
Như vậy phần lớn người mẹ là người đưa con đi tư vấn sức khỏe hoặc tiêm ngừa, cần xác định đây là đối tượng quan trọng trong việc tuyên truyền tiêm ngừa phòng nhiễm HPV về sau. Người dân sống ở thành phố cho con đến tư vấn hoặc tiêm ngừa nhiều hơn so với người dân sống ở các tỉnh do điểm nghiên cứu nằm tại TP. HCM. Thực tế cho thấy phụ huynh sống ở TP. HCM được tiếp cận với các phương tiện truyền thông cũng như được cung cấp dịch vụ y tế và thông tin về chủng ngừa HPV tốt hơn những người dân sống ở tỉnh thành khác.
Bảng 4. 1. Những đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu (n = 464) Đặc tính Tần suất % Giới tính phụ huynh Nữ Nam 394 70 84,9 15,1 Nhóm tuổi Dưới 30 14 3,0 Từ 30 – 39 185 39,9 Từ 40 – 49 213 45,9 Từ 50 trở lên 52 11,2 Cư trú Tp HCM Tỉnh 362 102 78,0 22,0 Trình độ học vấn ≤cấp1 19 4,1 Cấp 2 136 29,3 Cấp 3 171 36,9 Cao đẳng-đại học 138 29.7
Nghề nghiệp ổn định theo lương 148 31,9
Không ổn định 316 68,1
Thu nhận trung bình/tháng >15 triệu 106 22.8
5- 15 triệu 239 51.5
<5 triệu 119 25.7
Nguồn: Tác giả
4.1.2. Kiến thức về HPV, UTCTC và vắc xin ngừa nhiễm HPV của phụ huynh huynh
* Kiến thức về HPV, UTCTC của phụ huynh
Tổng kết câu trả lời về kiến thức bệnh UTCTC và HPV của các phụ huynh tham gia nghiên cứu: có 71,3 % cho rằng UTCTC khó chữa khỏi, nghĩa là đã hiểu được mức nguy hiểm của bệnh ung thư cổ tử cung, bệnh khó chữa thì cần phải phịng tránh. Có 58,4% phụ huynh hiểu đúng về nguyên nhân gây UTCTC. Có 85,6% phụ huynh cho rằng HPV nguy hiểm, đây là tỷ lệ rất cao chứng tỏ phụ huynh
đã biết được tính nguy hiểm của HPV. Có 71,8 % phụ huynh biết HPV gây bệnh gì, 39,9 % phụ huynh biết HPV có lây truyền, có 45,7 % phụ huynh biết đúng các đường lây của HPV, 39,0 % cha mẹ có hiểu biết đúng đắn về khả năng điều trị HPV. Khi đã hiểu đúng về nguyên nhân bệnh UTCTC, cách lây, đường lây của HPV, từ đó mới biết cách phịng chống đúng đắn, nhưng những hiểu biết này của phụ huynh vẫn cịn hạn chế, tỷ lệ chưa cao.
Có đến 92,0 % phụ huynh biết HPV có thể phịng tránh lây nhiễm được, có 70,0% phụ huynh biết các phòng lây nhiễm HPV tốt nhất đó là tiêm chủng chủ động. Điều này cho thấy phụ huynh đã kiến thức đúng từ đó có thái độ hành vi đúng đắn trong việc chăm sóc sức khỏe cho con cái họ. (bảng 4.2)
Bảng 4.2. Kiến thức về HPV và UTCTC của phụ huynh
Kiến thức về HPV và UTCTC Tần số %
UTCTC dễ chữa khỏi Đúng 331 71,3
Sai 133 28,7
Nguyên nhân của UTCTC Đúng 271 58,4
Sai 193 41,6 HPV có nguy hiểm Đúng 397 85,6 Sai 67 14,4 HPV gây bệnh gì Đúng 333 71,8 Sai 131 28,2 HPV có lây khơng Đúng 185 39,9 Sai 279 60,1 Đường lây HPV Đúng 212 45,7 Sai 252 54,3 Khả năng điều trị HPV Đúng 181 39,0 Sai 283 61,0 Phòng lây HPV được Đúng 427 92,0 Sai 37 8,0 Cách phòng HPV tốt nhất Đúng 325 70,0 Sai 139 30,0 Nguồn: Tác giả Kết quả này cũng tương tự như một số nghiên cứu sau: nghiên cứu cắt ngang ở 1072 phụ nữ tuổi sinh đẻ tỉnh Đắk Lắk về kiến thức, thái độ và thực hành đối với bệnh ung thư cổ tử cung của phụ nữ tuổi sinh sản ghi nhận 3,1% phụ nữ biết về ung thư cổ tử cung, biết về HPV là 33,8% và biết vắc xin phòng HPV/ung thư cổ tử
cung là 47,3% (Phạm Thọ Dược và cộng sự, 2015). Và kiến thức về HPV của cha mẹ có con tuổi vị thành niên cịn hạn chế và vấn đề sức khỏe tình dục nên là 1 phần của chương trình vắc xin ngừa HPV (Brabin et al., 2006).
Tuy nhiên, hiểu biết về tiêm phòng vắc xin phòng HPV liên quan đến UTCTC ở nhóm sinh viên nữ năm thứ 3 của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn cao hơn (81,6%) nhưng tỷ lệ nữ sinh viên có tiêm phịng vắc-xin HPV chỉ <20% (Đặng Đức Nhu, 2016).
* Kiến thức về vắc xin ngừa nhiễm HPV của phụ huynh
Có 59,5 % phụ huynh biết ai cần được tiêm phòng HPV, 36,9 % phụ huynh trả lời đúng số liều cần tiêm phịng HPV, 60,1 % phụ huynh biết làm gì sau khi tiêm vắc xin HPV, chỉ có 27,2 % phụ huynh biết những phản ứng sau tiêm vắc xin HPV, đây là kiến thức khó đối với các phụ huynh nếu khơng có chun mơn về y khoa. Tuy nhiên tỉ lệ phụ huynh biết làm gì nếu có bất thường sau tiêm vắc xin HPV cao (81,9 %) (bảng 4.3).
Bảng 4.3. Kiến thức về vắc xin ngừa nhiễm HPV của phụ huynh
Kiến thức về HPV và UTCTC Tần số %
Ai cần tiêm phòng HPV Đúng 276 59,5
Sai 188 40,5
Số liều vắc xin HPV cần tiêm Đúng 171 36,9
Sai 293 63,1
Làm gì sau tiêm vắc xin HPV Đúng 279 60,1
Sai 185 39,9
Phản ứng sau tiêm vắc xin HPV Đúng 126 27,2
Sai 338 72,8
Làm gì nếu bất thường sau tiêm vắc xin HP Đúng 380 81,9
Sai 84 18,1
Nguồn: Tác giả Các kiến thức liên quan đến việc thực hành phòng bệnh bằng vắc xin HPV của phụ huynh chưa được tốt lắm, vẫn cịn nhiều người chưa biết hoặc hiểu khơng đúng về vắc xin ngừa nhiễm HPV. Vậy cần chú ý các kiến thức này trong công tác tuyên truyền giáo dục cho các phụ huynh.
* Tần suất kiến thức bệnh và kiến thức vắc xin của phụ huynh
Điểm trung bình kiến thức là 5,7 thấp nhất là 0 điểm và cao nhất là 9 điểm. Phụ huynh đạt 7 điểm kiến thức về bệnh chiếm tỉ lệ cao nhất 21,6 % (100/464); chỉ có 36/464 phụ huynh đạt 9 điểm kiến thức về bệnh chiếm tỉ lệ 7,8 %. Có 2 người trả lời khơng đúng tất cả các câu hỏi về kiến thức bệnh. Phụ huynh đạt 5 điểm kiến thức trở xuống chiếm 41,7 %.
Điểm trung bình kiến thức về vắc xin là 2.7, thấp nhất là 0 và cao nhất là 5 điểm. Trong 464 phụ huynh có 105 người đạt 3 điểm kiến thức về vắc xin chiếm tỉ lệ cao nhất là 22,6 %. Phụ huynh có điểm kiến thức về vắc xin từ 2 trở xuống chiếm tỉ lệ 45, 1 %. (bảng 4.4)
Bảng 4.4. Tần suất kiến thức về bệnh và về vắc xin của phụ huynh (n = 464)
Tần suất % % tích lũy Kiến thức bệnh 0 2 0,4 0,4 1 13 2,8 3,2 2 22 4,7 7,9 3 33 7,1 15,0 4 54 11,6 26,6 5 70 15,1 41,7 6 78 16,8 58,5 7 100 21,6 80,1 8 56 12,1 92,2 9 36 7,8 100,0 Kiến thức vắc xin 0 38 8,2 8,2 1 79 17,1 25,3 2 92 19,8 45,1 3 105 22,6 67,7 4 96 20,7 88,4 5 54 11.6 100,0 Nguồn: Tác giả Như vậy gần một nửa (41%) phụ huynh chưa đạt điểm trung bình về kiến thức bệnh. Điều này cho thấy phụ huynh có kiến thức hạn chế về bệnh UTCTC, và về HPV.
Về kiến thức vắc xin, 45 % phụ huynh đạt dưới điểm trung bình. Vì vậy, trong quá trình tư vấn, bên cạnh việc cung cấp các kiến thức về nhiễm HPV và các giải pháp dự phòng, cần bổ sung thêm các kiến thức về tiêm chủng và an tồn tiêm chủng. Ngồi ra, ngành y tế nói chung và Viện Pasteur TP. HCM nói riêng phải có những giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về vắc xin hướng đến chấp nhận việc tiêm ngừa những bệnh có thể phịng ngừa được bằng vắc xin.
4.1.3. Lý do cản trở việc tiêm vắc xin của phụ huynh
Có 248/464 (chiếm tỉ lệ 53,5 %) phụ huynh cho rằng giá vắc xin cao; chỉ có 9,9 % phụ huynh cho rằng vắc xin khơng an tồn là rào cản; và chỉ có 6,6 % phụ huynh cho rằng vắc xin không được bảo quản tốt cản trở ý định tiêm. Các lý do khác cản trở việc tiêm vắc xin chiếm tỉ lệ 37,1 % (bảng 4.5)