Tóm tắt kết quả nghiên cứu định tính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa hành vi đồng tạo gá trị, sự hài lòng, lòng trung thành của người bệnh tại các bệnh viện công lập tuyến quận, huyện trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 41 - 44)

3.1 .QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU

3.2. NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH

3.2.2. Tóm tắt kết quả nghiên cứu định tính

Đối tượng được mời tham gia thảo luận trực tiếp là 04 chuyên gia quản lý y tế bao gồm: bác sĩ Phó giám đốc, bác sĩ Phó Phịng Kế hoạch tổng hợp, Trưởng Phòng Điều Dưỡng và Trưởng Phòng Quản lý chất lượng của Bệnh viện Quận Thủ Đức và 10 người bệnh điều trị bệnh mãn tính tại các khoa lâm sàng của các bệnh viện.

Ý kiến đóng góp của các chuyên gia quản lý y tế cụ thể như sau:

Ý kiến của Trưởng phòng Quản lý Chất lượng Bệnh viện Quận Thủ Đức đề nghị điều chỉnh từ ngữ sau khi đã việt hóa, bám sát theo thực tế ngành Y tế Việt Nam để người bệnh có thể hiểu và trả lời chính xác nội dung của câu hỏi khảo sát. Bổ sung thêm 1 biến quan sát cho thành phần hành vi tìm kiếm thơng tin với nội dung “Ông/Bà theo dõi, cập nhật thông tin về bệnh viện trên các phương tiện truyền thông”. Điều chỉnh tên của thành phần tương tác cá nhân thành hành vi giao tiếp và điều chỉnh gộp các biến quan sát của thành phần này từ 5 biến thành 3 biến quan sát để người bệnh dễ dàng trả lời hơn, vì sau khi việt hóa các từ ngữ này có ý nghĩa gần như tương đương nhau và người bệnh sẽ khó phân biệt. Gộp 2 biến quan sát của thành phần hành vi phản hồi thành 1 biến quan sát với nội dung “Khi nhận thấy có

vấn đề tốt/xấu xảy ra, Ông/Bà báo ngay với nhân viên y tế” và bổ sung thêm 1 biến quan sát “Khi khơng hài lịng về bệnh viện/nhân viên y tế, Ơng/Bà viết thư góp ý hoặc phản ảnh qua các phương tiện truyền thông tại bệnh viện (website, facebook …)”.

Ý kiến của Bác sĩ phó Giám đốc Bệnh viện Quận Thủ Đức đề nghị gộp 2 biến quan sát của thành phần hành vi chia sẻ thơng tin bao gồm biến “Ơng/Bà cung cấp cho nhân viên y tế những thơng tin phù hợp” và biến “Ơng/Bà cung cấp thơng tin cần thiết để nhân viên y tế có thể thực hiện cơng việc của họ” thành biến “Ông/Bà mơ tả rõ ràng tình trạng bệnh tật của mình cho bác sĩ”. Điều chỉnh gộp 2 biến quan sát của thành phần hành vi trách nhiệm, cụ thể: gộp biến “Ông/Bà thực hiện tất cả các việc được yêu cầu” và biến “Ông/Bà làm theo các chỉ thị hoặc yêu cầu của nhân viên y tế” thành biến “Ông/Bà thực hiện tất cả các yêu cầu của bác sĩ, điều dưỡng” vì các biến này có cùng nội dung, ý nghĩa trong thực tế. Đồng thời, đề nghị bổ sung 3 biến cho thành phần hành vi trách nhiệm với nội dung các biến như sau: “Ông/Bà chủ động theo dõi các giai đoạn của quá trình điều trị”, “Ông/Bà chấp hành và yêu cầu người nhà của mình chấp hành nội quy của bệnh viện/Khoa điều trị” và “Ơng/Bà thanh tốn đầy đủ chi phí khám bệnh, chữa bệnh” vì đây cũng là những vấn đề thuộc trách nhiệm của người bệnh phải chấp hành khi tham gia khám bệnh, chữa bệnh tại bệnh viện.

Trưởng phòng Điều dưỡng Bệnh viện Quận Thủ Đức đề nghị điều chỉnh từ ngữ và giải thích rõ thêm, đưa thêm ví dụ vào những câu hỏi thuộc thành phần Hành vi trách nhiệm của người bệnh. Gộp 02 biến của thành phần Hành vi trách nhiệm bao gồm biến “ Ông/Bà tuân thủ đúng và đầy đủ các hành vi được mong đợi” và biến “Ơng/Bà hồn thành trách nhiệm của mình” thành biến “Ơng/Bà tn thủ đúng và đầy đủ các lời khuyên, dặn dò của bác sĩ/điều dưỡng” và bổ sung ví dụ về việc tuân thủ đúng và đầy đủ lời khuyên, dặn dò của bác sĩ/điều dưỡng về chế độ ăn uống, những điều cần tránh,…

Kết quả nghiên cứu định tính:

Thang đo hành vi đồng tạo giá trị của người bệnh theo nghiên cứu của Yi và Gong (2013) có tổng số biến quan sát là 29 biến. Sau khi điều chỉnh theo ý kiến của các chuyên gia quản lý y tế, thang đo hành vi đồng tạo giá trị của người bệnh sử dụng cho nghiên cứu định lượng sơ bộ sẽ bao gồm 28 biến quan sát. Nghiên cứu định tính bổ sung thêm 5 biến quan sát và điều chỉnh giảm 6 biến quan sát (gộp các biến có cùng nội dung và ý nghĩa trong thực tế), cụ thể: hành vi tìm kiếm thơng tin: bổ sung 1 biến quan sát; hành vi chia sẻ thông tin: giảm 1 biến quan sát; hành vi trách nhiệm: bổ sung 3 và giảm 2 biến quan sát; hành vi phản hồi: bổ sung 1 và giảm 1 biến quan sát; hành vi giao tiếp: giảm 2 biến quan sát.

Các chuyên gia quản lý đều đồng ý với các biến quan sát của 2 thang đo sự hài lịng, lịng trung thành của người bệnh và khơng bổ sung gì thêm.

Như vậy, sau khi tổng hợp kết quả các buổi thảo luận trực tiếp với các chuyên gia quản lý y tế xác định các biến quan sát của các khái niệm nghiên cứu bao gồm: hành vi đồng tạo giá trị là 28 biến quan sát, sự hài lòng là 4 biến quan sát và lòng trung thành cũng bao gồm 4 biến quan sát.

Đồng thời, để đảm bảo tính dễ hiểu, rõ ràng khơng gây nhầm lẫn cho người bệnh khi trả lời câu hỏi khảo sát, 10 người bệnh đang điều trị bệnh mãn tính tại bệnh viện sẽ được phỏng vấn sâu và trả lời thử các câu hỏi trong bảng khảo sát của nghiên cứu định lượng sơ bộ. Nội dung bảng câu hỏi khảo sát này sẽ gồm 2 phần:

Phần 1: khảo sát mức độ đồng ý đối với mỗi câu hỏi khảo sát. Phần 2: thông tin chung cá nhân của người được khảo sát.

Người bệnh tham gia khảo sát sẽ được hỏi về mức độ rõ ràng và ý nghĩa của các câu hỏi, sau đó cho nhận xét về tính phù hợp của các câu hỏi so với trải nghiệm cũng như hành vi trong thực tế của bản thân người bệnh. Tất cả người bệnh được phỏng vấn thử đều nhận xét rằng các câu hỏi trên đã rõ ràng và người bệnh có thể hiểu được ý nghĩa của câu hỏi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa hành vi đồng tạo gá trị, sự hài lòng, lòng trung thành của người bệnh tại các bệnh viện công lập tuyến quận, huyện trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 41 - 44)