A. Giới thiệu chung
1.3 HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TẠI ĐỊA PHƯƠNG
Đoàn công tác của UBND tỉnh Long An đã kiểm tra thực tế các lò gạch xây theo công nghệ Hoffman ở Đức Hòa theo nhận định của UBND tỉnh, các lò gạch trên phần lớn xây gần khu dân cư nơi trồng cây công nghiệp, gây ô nhiễm môi trường đối với người dân và ảnh hưởng đến sản xuất lâm nghiệp, nông nghiệp.
Về công nghệ sản xuất gạch của loại lò này, nguyên liệu dùng để nung chủ yếu là phế thải. Tại một số lò, khói đã được xử lý qua hệ thống lọc nước nhưng ống khói chỉ cao khoảng 15 m, không bảo đảm các yếu tố môi trường. Việc đưa gạch ra vào lò hoàn toàn làm bằng thủ công trong môi trường nóng, bụi, không bảo đảm sức khỏe cho người lao động.
Ngoài ra, trong quá trình ểm tra thực tế,
UBND tỉnh phát hiện nhiều lò sản
xuất gạch theo công nghệ Hoffman nhưng lại gắn mác Tuynel (công nghệ sản xuất gạch thân thiện với môi trường hơn, cần đầu tư nhiều tiền hơn) trên sản phẩm gạch. Những lò Tuynel giả này bán gạch ra với giá thấp hơn so với những lò Tuynel chính hiệu nên chiếm được thị trường, tạo sự thiếu công bằng trong cạnh tranh. Chủ một lò gạch Tuynel cho biết muốn xây lò Tuynel phải tốn khoảng 20 tỉ đồng trong khi xây lò kiểu Hoffman chỉ khoảng 5-7 tỉ đồng.
Việc gần 20 lò gạch được đầu tư hàng trăm tỉ đồng, xây bừa để rồi chuẩn bị phải đập bỏ một cách lãng phí là lỗi của các chủ lò và của cả chính quyền địa phương. Theo đó, mặc dù từ tháng 6 -2012, UBND tỉnh Long An đã ban hành công văn chỉ đạo “từ nay trở đi ngừng việc triển khai mở rộng, thí điểm xây mới lò gạch Hoffman trên địa bàn tỉnh” nhưng các chủ lò gạch vẫn bất chấp, đầu tư tiền tỉ để xây dựng. Nhiều chủ lò gạch cho rằng mọi người đều xây thì chính quyền không thể đập bỏ!
Về trách nhiệm của chính quyền địa phương, trong văn bản gửi UBND huyện mới đây, UBND tỉnh nhận định: “Việc tổ chức triển khai các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh ở các cấp chính quyền (cấp huyện, cấp xã) và sự phối hợp giữa các ban, ngành còn hạn chế, dẫn đến trong khoảng 3 năm, số lò gạch Hoffman trên địa bàn
26
huyện Đức Hòa đã tăng lên 20 lò, trong đó chỉ có 3 lò có giấy phép theo đúng quy định”.
Đúng như những gì UBND tỉnh nhận định, chính quyền cấp xã, huyện ở Đức Hòa đã lơi lỏng, để nhiều chủ lò gạch xây xong mới cử lực lượng đến lập biên bản, xử phạt, yêu cầu tháo dỡ. Tuy nhiên, chủ lò không tháo dỡ, vẫn hoạt động thì chính quyền lại không có biện pháp đủ mạnh để chấm dứt. Minh chứng ở xã lộc Giang, chính quyền đã ra 17 quyết định xử phạt và buộc tháo dỡ nhưng đến nay, các lò vẫn chưa động đậy.
Qua kiểm tra công tác bảo vệ môi trường sáu tháng đầu năm đối với các đơn vị sản xuất gạch tại xã Lộc Giang, huyện Đức Hòa thực tế còn một số tồn tại như sau:
UBND các xã chưa quan tâm đ ến công tác bảo vệ môi trường tại địa phương cũng như chưa chỉ đạo sâu sát đến vấn đề xử lý môi trư ờng tại địa phương, chưa chỉ đạo kiểm tra xử lý các trư ờng hợp sản xuất xả khí thải chưa qua xử lý ra môi trư ờng bên ngoài gây ô nhiểm môi trường nghiêm trọng, dẫn đến tình trạng ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân đặc biệt là các lò sản xuất gạch.
Đối với chủ các đơn vị sản xuất gạch do một phần chi phí đầu tư hệ thống xử lý khí thải khá cao, một phần do thiếu ý thức trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường chung, nên đây cũng là một trong những nguyên nhân làm ảnh hưởng xấu đến môi trường.
*** Sau dây là kết quả kiểm tra tình hình hoạt động sản xuất gạch trên địa bàn huyện Đức Hòa.
1.3.1. Về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh
Đa số các đơn vị sản xuất gạch điều được thành lập từ năm 2006 đến nay, sản xuất gạch nung, công suất sản xuất từ 5 đến 10 triệu viên/năm, số lượng công nhân từ 30 đến 50 người. Mỗi lò thường có từ 01đến 2 lò nung kiểu hoffman (28 đến 34 khoang), nhiên liệu đốt là củi, trấu …nguyên liệu sử dụng là đất sét được khai thác từ các mỏ đất tại địa bàn huyện Đức Hòa.
1.3.2. Về công tác bảo vệ môi trường
Phần lớn các Doanh nghiệp chưa xây dựng hệ thống xử lý khí thải cho lò nung, khí thải thoát trực tiếp ra môi trường bên ngoài qua ống khói cao 15m. nhân dân đã nhiều lần phản ánh tình trạng ô nhiễm môi trường do khói bụi từ lò gạch gây nên, tuy nhiên vẫn chưa có biện pháp nào xử lý triệt để tình trạng ô nhiểm này.
Tiến hành lấy mẫu khí tại tại ống khói lò nung. Kết quả phân tích như sau:
STT Chỉ tiêu Đơn vị Giá (*) trị QCVN19:2009/BTNMT (Cột B); K p = 1; K v = 1,2 Số lần vượt so với QCVN19:2009/BTNMT (cột B) 1 Nhiệt độ o C 143,7
28
So sánh các thông số phân tích với QCVN 19:2009/BTNMT (cột B) với K p = 1; K v = 1,2 cho thấy: Thông số bụi vượt 2,24 lần, HF vượt 2,53 lần và CO vượt 4,44 lần.
Từ kết quả kiểm tra các lò gạch cho thấy đa số các đơn vị sản xuất gạch hoạt động đều không có giấy phép, không được sự đồng ý của UBND tỉnh, các sở ngành tỉnh và địa phương, UBND tỉnh đã nhiều lần chỉ đạo UBND huyện thành lập đoàn kiểm tra xử lý tình trạng ô nhiễm môi trường đối với các lò gạch này, và nhiều lần lập biên bản nhắc nhở yêu cầu đình chỉ hoạt động tránh tình trạng xả thải gây ô nhiễm môi trường, nhưng do lợi nhuận và do đã lở đầu tư xây dựng với số tiền lớn nên các chủ lò gạch này vẫn lén lúc hoạt động, xả khí thải trực tiếp ra môi trường không qua hệ thống xử lý gây bức xúc rất nhiều trong nhân dân, đối chiếu kết quả kiểm tra với QCVN 19:2009/BTNMT (cột B) với K p = 1; K v = 1,2 cho thấy các : Thông số bụi, HF và CO vượt từ 2-4 lần.
Theo Quyết định 15 của Bộ Xây dựng và Chỉ thị 49 của UBND tỉnh, đến năm 2010 xóa bỏ hoàn toàn lò gạch thủ công, chuyển sang sản xuất gạch ngói bằng lò gạch tuynel. Thế nhưng do vốn đầu tư cho lò tuynel quá cao, đa s ố dân làm gạch không lo xuể, giá thành sản phẩm gạch tuynel cũng cao nên cũng “kén” thị trường. Không chỉ Long An mà nhiều tỉnh thành khác trong cả nước gần 5 năm trở lại lại đây, đã loay hoay đi tìm mô hình lò gạch đủ điều kiện giá thành hợp lý để thay thế lò gạch thủ công. Nhiều mô hình đư ợc thực nghiệm thí điểm nhưng đều không mang lại kết quả. Gần đây, Tây Ninh và một số tỉnh ở miền Tây đã tìm đư ợc mô hình đủ điều kiện và cho sản xuất đại trà. Ở Long An, sau những cuộc thử nghiệm “công nghệ lò gạch” do dân mày mò làm thất bại. Cuối cùng cũng có doanh nghiệp tìm được lời giải đáp cho bài toán khó này. Đó là sản xuất gạch bằng lò Hoffman, mở ra hy vọng cho giới làm gạch, đáp ứng được nhu cầu thị trường và cả những tiêu chí của địa phương và ngành xây dựng...
Cuối năm 2007 và đầu năm 2008 giá gạch tăng cao gấp 3 lần, một số lò gạch ồ ạt xây chui lò thủ công. Các ngành chức năng vào cuộc ngăn chặn nhưng không cản nổi. Đùng một cái, giá gạch rớt thê thảm, nhiều lò gạch thủ công làm vội phải đóng cửa vì thua lỗ. Lúc này các lò gạch mới “ngộ” ra con đường sản xuất gạch bền vững là không thể chạy theo thị hiếu tức thời bằng tiếp tục làm lò gạch thủ công mà phải có căn cơ. Thế nhưng, làm lò gạch theo công nghệ nào để đảm bảo cho các yếu tố như nguồn vốn đầu tư vừa phải, chất lượng sản phẩm tốt đáp ứng nhu cầu thị trường và đặc biệt không gây ô nhiễm môi trường khi sản xuất như Quyết định 15 của Bộ Xây dựng và Chỉ thị 49 của UBND tỉnh là… quá khó.
Cuộc đi tìm “côn g nghệ lò gạch” của một số lò gạch xem như tạm ổn. Hiện nay nhiều cơ sở sản xuất gạch đang làm thủ tục xin xây dựng lò Hoffman, một số cơ sở đã “xé rào”, chạy trước chủ trương “xây lụi” lò Hoffman. Hoffman đang tạo cơn sốt ngầm trong giới sản xuất gạch. Thế nhưng liệu lò Hoffman có phải là phương án hay để “giải thoát” lò gạch thủ công hạn chế ô nhiễm môi trường không còn là một bài toán khó.
30
Chương 2
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.
2.1.1 Tổng quan về công nghệ và ô nhiễm môi trường không khí của lò Hoffman đốt trấu
Hiện nay, ở các nước phát triển công nghệ lò Hoffman không còn đư ợc sử dụng do 02 nguyên nhân:
Nguyên nhân thứ nhất: Khả năng cơ giới hóa và tự động hóa áp dụng cho lò Hoffman rất thấp và gặp nhiều khó khăn.
Nguyên nhân thứ hai: Khí thải của các lò Hoffman chứa chủ yếu bụi, hợp chất Fluor và CO thường cao hơn tiêu chuẩn thải cho phép, trong đó chỉ tiêu CO rất khó đưa ra giải pháp xử lý có tính thực tiễn (hiệu quả, chi phí hợp lý, tuổi thọ của thiết bị cao).
Tuy nhiên, ở những nước có trình độ công nghệ kỹ thuật thấp, những nước đang phát triển, việc sử dụng lò Hoffman trở thành công cụ rất quan trọng trong việc phát triển ngành công nghiệp gạch gốm. Ngoài việc tận dụng được nguồn nhân công rẻ, công nghệ này còn tận dụng được một lượng lớn phế thải nông nghiệp làm nhiên liệu đốt. So với kiểu lò gạch truyền thống, kiểu lò Hoffman đã có nh ững tiến bộ vượt bậc. Nhờ hiệu suất nhiệt cao nên đã gi ảm đáng kể lượng nhiên liệu tiêu thụ so với kiểu lò truyền thống nhờ đó giảm được tải lượng các chất ô nhiễm. Chẳng hạn như, tại Bangladesh, hệ thống lò nung gạch Hoffman ra đời đã làm gi ảm lượng khí phát thải nhà kính ở toàn quốc là 3,0 triệu tấn CO 2/năm. Khí cháy sau khi ra khỏi lò Hoffman tuy không được xử lý nhưng v ới việc điều khiển chế độ cháy của nhiên liệu hợp lý, đồng thời có nồng độ bụi và các khí ô nhiễm khác nằm trong giới hạn cho phép của quốc gia này nên được phép thải trực tiếp vào không khí xung quanh [4].
Hiện nay, trên thế giới, ở các nước đang sử dụng công nghệ lò Hoffman cũng đã có một số nghiên cứu về công nghệ xử lý khí thải. Tại Brazil, việc giảm hàm lượng Cl, F trong khói thải của lò nung gạch kiểu Hoffman được thực hiện bằng phương pháp kiểm soát nhiệt độ lò trong khoảng 850oC [5-7]. Bản chất của việc kiểm soát nhiệt độ này là giảm tốc độ truyền vận vật chất trong nguyên liệu vào trong dòng khí cháy, từ đó dẫn đến kết quả là nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải tại từng thời điểm tức thời đều nằm trong giới hạn cho phép.
Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên, vấn đề ô nhiễm khí thải do bụi, HF và CO của lò Hoffman vẫn là vấn đề chính và chưa có quốc gia nào đề xuất được công nghệ phù hợp.
Năm 2008, Trung tâm Sản Xuất Sạch Việt Nam đã ph ối hợp với trường Đại học Bách Khoa TP.HCM tiến hành nghiên cứu cải tiến công nghệ, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, giảm tiêu hao lượng trấu nhiên liệu đốt tại cơ sở Gạch Nam Hùng tỉnh An Giang với công suất 9 triệu viên gạch/năm.
32
Hình 2.1: Lò gạch c ũ, công suất 9 triệu viên/nă m
Hình 2.2: Lò gạch mới, công suất 11 triệu viên/năm
Kết quả nghiên cứu đã gi ảm tải lượng phát thải, giảm nhiên liệu trấu tiêu thụ đồng thời tăng chất lượng sản phẩm. Kết quả được tóm tắt trong bảng sau:
Bảng 2.1: Tóm tắt kết quả cải tiến công nghệ nung gạch
Ngoài ra, một số cơ sở sản xuất gạch gốm khác cũng đã áp dụng biện pháp nghiên cứu cải tiến công nghệ để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tăng hiệu quả sử dụng nhiên liệu và cũng thu được những thành quả đáng kể.
TT Hạng mục Đơn vị Công nghệ cũ Công nghệ mới 1. Đất sét Tấn 1 1 2. Trấu Tấn 0,45 0,19 3. Điện
Tại Doanh nghiệp tư nhân (DNTN) Trang Long, ấp Lộc Thạnh, xã Lộc Giang, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An, cơ sở hiện chưa có hệ thống xử lý khí thải. Hình 1.11
cho thấy phương pháp cấp nhiên liệu bằng cơ khí thay cho thủ công. Phương pháp này kết hợp giữa một vít tải cấp liệu và quạt thổi đẩy trấu vào buồng đốt nên có thể điều chỉnh được lượng trấu và lượng gió phù hợp (phương pháp thủ công không điều chỉnh được lượng gió). Điều này cũng có nghĩa quá trình cháy tri ệt để hơn nên làm giảm thiểu được hàm lượng CO trong khí thải.
Hình 2.3: Phương pháp cấp trấu bằng cơ khí vào buồng đốt
Tại DNTN Trang Long, lò Hoffman chưa lắp đặt một hệ thống xử lý khí thải do đó cần xây dựng hệ thống xử lý hiệu quả và hợp lý với tình hình sản xuất tại doanh nghiệp. Việc sử dụng chuyển đổi lò nung gạch kiểu đứng cũ sang lò Hoffman đã đư ợc rất nhiều địa phương triển khai thực hiện. Tại khu vực phía Nam, các tỉnh như Long An, Tây Ninh, Bình Thuận, An Giang, Đồng Tháp,… đã th ực hiện việc chuyển đổi lò nung gạch, gốm kiểu đứng cổ điển bằng lò Hoffman đã góp ph ần giảm thiểu đáng kể tình trạng ô nhiễm khí thải do các kiểu lò gạch truyền thống gây ra. Tuy nhiên, công nghệ lò Hoffman vẫn một số hạn chế sau đây:
Khí thải lò Hoffman vẫn chưa thỏa mãn các tiêu chuẩn thải cho phép, nhất là chỉ tiêu CO, HF và bụi.
Cho đến nay, các công nghệ đề xuất trong báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án nhà máy gạch Hoffman chưa phải là các giải pháp tốt và có tính thực
34
tiễn. Chưa có bất kỳ tổ chức hoặc cá nhân nào xây dựng hoặc đề xuất được phương án xử lý khí thải lò gạch Hoffman thực sự hữu hiệu. Bên cạnh đó, giá chào bán các thiết bị xử lý đó vẫn rất cao nên không hợp lý.
Công nghệ xử lý khí thải lò gạch nói chung và lò Hoffman nói riêng hiện nay chủ yếu tập trung xử lý bụi. Các chất ô nhiễm khác như hợp chất của Flour, CO hầu như chưa có giải pháp công nghệ nào có tính khả thi cao (vận hành có hiệu quả, chi phí lắp đặt và vận hành hợp lý).
Do đó, việc thực hiện nghiên cứu một giải pháp công nghệ tổng hợp nhằm giảm thiểu các chất ô nhiễm trong khí thải hiệu quả và kinh tế hơn so với các công nghệ hiện đang áp dụng là nhiệm vụ chính trong đề tài nghiên cứu này.
2.1.2 Đo đạc, lấy mẫu phân tích các chỉ tiêu ô nhiễm: Bụi, CO, HF của một số lò đốt trấu Hoffman điển hình ở huyện Đức Hòa