Trả lời các kích thích bất kì ( kích thích có điều kiện), do rèn luyện, học tập, kém bền

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG SINH HỌC 8 (Trang 29)

điều kiện), do rèn luyện, học tập, kém bền vững, không di truyền, số lượng không hạn chế, cung phản xạ phức tạp, hình thành đường liên hệ tạm thời, trung ương nằm ở não.

8. Mối quan hệ giữa phản xạ không điều kiện và có điều kiện

- Hai loại phản xạ có quan hệ chặt chẽ với nhau: Phản xạ không điều kiện là cơ sở để thành lập phản xạ có điều kiện, nói cách khác muốn thành lập phản xạ có điều kiện phải dựa trên phản xạ không điều kiện.

- Trong các tình huống khác nhau, phản xạ có điều kiện có thể bị chèn ép hay không xuất hiện. Đó là hiện tượng ức chế phản xạ có điều kiện.

- ức chế phản xạ có điều kiện được chia làm 2 nhóm lớn: ức chế không điều kiện ( ức chế ngoại lai, ức chế vượt hạn) và ức chế có điều kiện ( ức chế tắt, ức chế chậm, ức chế phân biệt … )

- Các phản xạ có điều kiện nếu không được củng cố thường xuyên sẽ bị mất đi do ức chế tắt dần.

- Sự thành lập và ức chế phản xạ có điều kiện là 2 quá trình thuận nghịch , liên quan mật thiết với nhau. Chúng giúp cơ thể thích nghi với môi trường sống.

10. So sánh cung phản xạ vận động và cung phản xạ sinh dưỡng - Sơ đồ cung phản xạ vận động:

Noron hướng tâm noron li tâm

Cơ quan thụ cảm TƯ thần kinh cơ quan phản ứng

- Sơ đồ cung phản xạ sinh dưỡng:

Noron hướng tâm nơron trước hạch noron sau hạch

Cơ quan thụ cảm TƯ hạch TK CQ phản ứng

11. So sánh cung phản xạ và vòng phản xạĐáp án: Đáp án:

0.5 - Cung phản xạ: là con đường dẫn truyền của xung thần kinh từ cơ quan thụ cảm qua trung ương TK đến cơ quan phản ứng. cảm qua trung ương TK đến cơ quan phản ứng.

0.5 - Vòng phản xạ: là tập hợp các cung phản xạ nối tiếp nhau nhằm để chính xác hóa phản ứng của cơ thể trước một kích thích nào đó. xác hóa phản ứng của cơ thể trước một kích thích nào đó.

Khác nhau:

Cung phản xạ Vòng phản xạ

0.25 - Chi phối 1 phản ứng 0.25 - Chi phối nhiều phản ứng

0.25 - Mang nhiều tính bản năng 0.25 - Có thể có sự tham gia của ý thức thức

0.25 - Thời gian ngắn 0.25 - Thời gian kéo dài

Câu 10 Cơ quan phân tích

- Cơ quan phân tích gồm: cơ quan thụ cảm, dây thần kinh và bộ phận phân tích ở trung ương.

1. Cơ quan phân tích thị giác

Cơ quan phân tích thị giác gồm màng lưới trong cầu mắt, dây thần kinh thị giác và vùng thị giác ở thùy chẩm của vỏ não.

a. Màng lưới là bộ phận thụ cảm của cơ quan phân tích thị giác, trong đó chủ yếu là các tế bào nón và tế bào que, tiếp nhận hình ảnh của vật. Các tế bào nón tiếp nhận các kích thích về màu sắc; các tế bào que tiếp nhận các kích thích ánh sáng.

Điểm vàng là nơi tập chung các tế bào nón. Mỗi tế bào nón ở trung tâm của điểm vàng liên hệ với một tế bào thần kinh thị giác qua một tế bào hai cực. Vì vậy, điểm vàng là nơi nhìn rõ nhất từng chi tiết của cảnh vật, trong khi đó nhiều tế bào que ở vùng xung quanh điểm vàng mới liên hệ với một tế bào hai cực và nhiều tế bào hai

cực mới liên hệ với 1 tế bào thần kinh thị giác, do đó ảnh của vật rơi vào vùng xung quanh điểm vàng có ít tế bào nón nên nhìn không rõ chi tiết của vật.

Các tia sáng phản chiếu từ cảnh vật xung quanh đi vào màng lưới, tạo thành một ảnh lộn ngược trên màng lưới là nhờ một hệ thống môi trường trong suốt gồm: + Màng giác, thể thủy tinh.

ánh sáng đi qua màng giác vào thể thủy tinh qua lỗ đồng tử ở mống mắt. + Thủy dịch ở giữa màng giác và mống mắt.

+ Dịch thủy tinh

Nhờ khả năng điều tiết của thể thủy tinh ( phồng lên) khi ta tiến lại gần. Đồng tử cũng có khả năng điều tiết ánh sáng.

b. Dây thần kinh thị giác đảm nhận khâu dẫn truyền các xung thần kinh xuất hiện trên màng lưới về vùng thị giác ở thủy chẩm.

c. Khâu phân tích trung ương là vùng thị giác ( ở thùy chẩm).

2. Cơ quan phân tích thính giáca. Cấu tạo của tai a. Cấu tạo của tai

Tai được chia ra: tai ngoài, tai giữa và tai trong. - Tai ngoài gồm vành tai và ống tai

- Tai giữa là một khoang xương gồm xương búa, xương đe, xương bàn đạp. - Tai trong gồm: cơ quan tiền đình cùng các ống bán khuyên và ốc tai

+ Cơ quan tiền đình thu nhận các thông tin về vị trí và thăng bằng của cơ thể.

+ Các ống bán khuyên thu nhận các thông tin về sự chuyển động của cơ thể trong không gian.

+ ốc tai bao gồm ốc xương tai, và ốc tai màng, là cơ quan thu nhận âm thanh nhờ các tế bào thụ cảm thính giác trong cơ quan Coocti

b. Chức năng thu nhận sóng âm

- Vành tai hứng các sóng âm, thu vào ống tai làm rung màng nhĩ.

- Sự rung màng nhĩ được truyền và khuyêchs đại nhờ chuỗi xương tai năm trong khoang tai.

- Khi màng nhĩ rung, âm thanh truyền qua chuỗi xương tai, sẽ làm rung màng cửa bầu và làm chuyển động ngoại dịch chứa trong ốc tai xương và chuyển động nội dịch trong ốc tai màng, kích thích các tế bào thụ cảm thính giác ( thuộc cơ quan Coocti năm trên màng cơ sở của ốc tai màng) ở các vùng tương ứng với tần số dao động của sóng và cường độ âm.

- Các tế bào thụ cảm thính giác tiếp nhận các sóng âm truyền tới sẽ hưng phấn và chuyển thành các xung thần kinh truyên đi trong dây thần kinh thính giác về vùng thính giác ở thùy thái dương. ở đây xảy ra quá trình phân tích để cho ta những cảm giác về âm thanh.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG SINH HỌC 8 (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(33 trang)
w