THẦN KINH VÀ GIÁC QUAN

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG SINH HỌC 8 (Trang 25)

Câu 1.

1.1 Cấu tạo và chức năng của noron

- Noron gồm:

+ Thân và sợi nhánh tạo thành chất xám: trung khu thần kinh.

+ Sợi trục ( phần lớn có bao mielin) tạo thành chất trắng: dẫn truyền xung thần kinh.

- Nơron gồm 3 loại: nơron li tâm, trung gian, hướng tâm.

1.2 Tại sao nói noron là đơn vị cấu tạo và chức năng của hệ thần kinh

1. Noron là đơn vị cấu tạo của hệ thần kinh

- Thân noron và các sợi nhánh tạo nên chất xám của vỏ đại não, vỏ tiểu não, chất xám trong tủy sống, các nhân nền và các hạch thần kinh ngoại biên.

- Các sợi trục của noron có bao mielin tập hợp thành chất trắng trong trung ương thần kinh ( não, tủy) và phần lớn các dây thần kinh thuộc bộ phận ngoại biên của hệ thần kinh.

Nhờ sợi trục có bao mielin có tác dụng như lớp vỏ cách điện nên sự truyền xung trên sợi trục không bị truyền sang nhau và còn giúp cho sự truyền xung được nhanh.

2. Noron còn là đơn vị chức năng của hệ thần kinh vì nơron còn có khả năng hưng phấn dẫn truyền và là thành phần chủ yếu của cung phản xạ mà phản xạ là chức năng của hệ thần kinh. Mọi hoạt động của cơ thể đều là phản xạ.

Câu 2. Các bộ phận của hệ thần kinh

1. Cấu tạo

Hệ thần kinh gồm bộ phận trung ương và bộ phận ngoại biên

- Bộ phận trung ương gồm: Não bộ nằm trong hộp sọ; Tủy sống nằm trong ống xương sống.

- Bộ phận ngoại biên gồm: Các dây thần kinh não và các dây thần kinh tủy; Hạch thần kinh.

2. Chức năng:

- Hệ thần kinh có chức năng: điều khiển, điều hòa, phối hợp hoạt động của các cơ quan trong cơ thể, đảm bảo cho cơ thể hoạt động thành một thể thống nhất.

- Dựa vào chức năng, hệ thần kinh được phân thành hệ thần kinh vận động và hệ thần kinh sinh dưỡng.

Câu 3. Cấu tạo và chức năng của tủy sống

1. Cấu tạo

- Tủy sống hình trụ, dài trung bình khoảng 50 cm, nằm trong ống xương sống. - Tủy sống gồm chất xám ở giữa, chất trắng bao quanh chất xám.

2. Chức năng:

- Chất xám là trung khu của tất cả các phản xạ không điều kiện.

- Chất trắng là các đường dẫn truyền nối các căn cứ trong tủy sống với nhau và với não bộ.

Câu 4. Dây thần kinh tủy

1. Cấu tạo của dây thần kinh tủy - Dây thần kinh tủy gồm 31 đôi.

- Dây thần kinh tủy là dây pha, gồm các bó sợi thần kinh hướng tâm ( cảm giác) và các bó sợi thần kinh li tâm ( vận động).

2. Chức năng của dây thần kinh tủy

- Các dây thần kinh hướng tâm có nhiệm vụ dẫn truyền xung thần kinh cảm giác từ cơ quan thụ cảm về trung ương thần kinh ( qua rễ sau). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Các dây thần kinh li tâm dẫn truyền các xung thần kinh vận động từ trung ương thần kinh đi tới cơ quan phản ứng ( qua rễ trước).

Não bộ gồm: trụ não, não trung gian, tiểu não và đại não.

1. Trụ não:

Cấu tạo:

- Trụ não gồm chất trắng ở ngoài và chất xám ở trong.

- Chất trắng là các đường liên lạc dọc, nối tủy sống với các phần trên của não và bao quanh chất xám.

- Chất xám ở trụ não tập chung thành các nhân xám là trung khu thần kinh, nơi xuất phát các dây thần kinh não.

- Dây thần kinh não có 12 đôi, gồm 3 loại: dây cảm giác, dây vận động, dây pha.

Chức năng:

- Chức năng của trụ não là điều khiển, điều hòa hoạt động của các nội quan, đặc biệt là tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa.

- Chất trắng làm nhiệm vụ dẫn truyền, bao gồm các đường dẫn truyền lên ( cảm giác) và đường dẫn truyền xuống ( vận động).

2. Não trung gian

- Não trung gian nằm giữa trụ não và đại não, gồm đồi thị và vùng dưới đồi. Đồi thị là trạm cuối cùng chuyển tiếp của tất cả các đường dẫn truyền cảm giác từ dưới đi lên não.

- Các nhân xám nằm ở vùng dưới đồi là trung ương điều khiển các quá trình trao đổi chất và điều hòa thân nhiệt.

3. Tiểu não

Cấu tạo:

- Tiểu não gồm 2 thành phần cơ bản là chất trắng và chất xám. - Chất xám nằm ngoài làm thành lớp vỏ tiểu não và các nhân.

- Chất trắng nằm ở phía trong, là các đường dẫn truyền nối vỏ tiểu não và các nhân với các phần khác của hệ thần kinh ( tủy sống, trụ não, não trung gian, đại não).

Chức năng: Điều hòa, phối hợp các cử động phức tạp và giữ thăng bằng cho cơ thể.

Câu 6. Cấu tạo của đại não

1. Cấu tạo của đại não:

- Chất xám làm thành vỏ não.

+ Giữa đại não có một rãnh sâu chia đại não thành 2 nửa gọi là bán cầu não.

+ Mỗi bán cầu đại não lại được các rãnh sâu chia thành các thùy ( thùy trán, thùy đỉnh, thùy thái dương, thùy chẩm).

+ Bề mặt của đại não có nhiều nếp gấp làm tăng diện tích bề mặt vỏ não. Vỏ não dày 2 – 3 mmm, gồm 6 lớp, chủ yếu là các tế bào hình tháp.

- Chất trắng nằm dưới vỏ não, chứa các nhân nền ( nhân dưới vỏ). Chất trắng là các đường thần kinh nối hai bán cầu đại não với nhau, nối các vùng của vỏ não và nối giữa vỏ đại não với phần dưới của não và với tủy sống. Hầu hết các đường này đều bắt chéo ở hành tủy và tủy sống.

2. Sự phân vùng chức năng của đại não

- Vỏ não được phân thành nhiều vùng khác nhau, thực hiện các năng khác nhau: vùng cảm giác, vùng vận động, vùng thị giác, vùng thính giác, vùng vị giác và vùng khứu giác.

- Đặc biệt hơn là xuất hiện vùng vận động ngôn ngữ ( nói, viết), vùng hiểu tiếng nói và chữ viết liên quan đến hệ thống tín hiệu thứ hai.

- Não là trung ương của các phản xạ có điều kiện. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Câu 7 So sánh hệ thần kinh vận động và hệ thần kinh sinh dưỡng 1. Giống nhau

- Cả hai đều bao gồm: phần trung ương và phần thần kinh ngoại biên.

- Cùng có chức năng điều khiển, điều hòa và phối hợp hoạt động của các cơ quan bằng cơ chế phản xạ qua 5 khâu:

+ Cơ quan thụ cảm : tiếp nhận kích thích bên ngoài hoặc bên trong.

+ Dây hướng tâm truyền xung từ bộ phận tiếp nhận kích thích về trung ương. + Bộ phận trung ương thần kinh, xử lí thông tin truyền về và phát lệnh.

+ Dây li tâm, truyền xung từ trung ương thần kinh đến các cơ quan trả lời kích thích.

+ Cơ quan trả lời

2. Khác nhau

Hệ thần kinh vận động Hệ thần kinh sinh dưỡng

Cấu tạo

Phần trung ương Phần ngoại biên

Chất xám: Vỏ não, tủy sống. Từ trung ương đến thẳng các cơ quan phản ứng.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG SINH HỌC 8 (Trang 25)