KẾT LUẬN, Ý NGHĨA RÚT RATẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mức độ tập trung sở hữu và lợi nhuận của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 34)

4.1 Kết luận của bài nghiên cứu

Nội dung bài nghiên cứu về sự tác động của các mức độ khác nhau của tập trung sở hữu lên lợi nhuận ngân hàng. Kết quả chỉ ra rằng những ngân hàng có mức độ tập trung sở hữu cao có tỷ lệ lợi nhuận trên tài sản (ROA) và tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) cao nhất, trong khi đó các ngân hàng có mức độ tập trung sở hữu trung bình lại có tỷ lệ lợi nhuận thấp nhất, cịn lại các ngân hàng có mức độ sở hữu phân tán (thấp) thì có tỷ lệ lợi nhuận trung bình. Điều này chứng tỏ, các ngân hàng Việt Nam với mức độ tập trung sở hữu cao có hiệu quả hoạt động tốt nhất so với các ngân hàng còn lại.

Bài nghiên cứu cũng kiểm tra sự tác động của các yếu tố quyết định lợi nhuận của các ngân hàng ở các mức độ tập trung sở hữu khác nhau bao gồm hiệu quả chi phí (CI), chất lượng tài sản (AQ), độ an toàn vốn (EQTA) và độ tăng trưởng GDP hàng năm (∆GDP) ở các mức độ tập trung sở hữu khác nhau lên lợi nhuận của ngân hàng (ROA, ROE).

- Đối với bảng kết quả về các yếu tố quyết định lợi nhuận: Các biến độc lập CI, AQ và EQTA hầu như đều có tương quan âm với biến phụ thuộc ROA và ROE, giống sự kỳ vọng về dấu đặt ra ở Chương 2.Trong khi đó, độ tăng trưởng GDP hàng năm (∆GDP) lại có ảnh hưởng ngược chiều đến lợi nhuận các ngân hàng.

- Với bảng kết quả ở mức độ sở hữu phân tán: Ở lượng OLS của các biến độc lập với ROA, có thể thấy chỉ có hiệu quả chi phí (DISP*CI) có tác động ngược chiều với ROA như kỳ vọng ban đầu, các biến độc lập còn lại đều cho kết quả dương trong tương quan với ROA. Ngược lại với kết quả này, các ước lượng GMM của ROA, OLS và GMM của ROE đều cho kết quả về dấu như kỳ vọng ở Chương 2 trừ độ tăng trưởng GDP hàng năm (∆GDP).

- Đối với bảng kết quả ở mức độ tập trung sở hữu trung bình: Chỉ có biến độc lập về hiệu quả chi phí (MOD*CI) là có tác động ngược chiều có ý nghĩa và

∆GDPtác động cùng chiều có ý nghĩa lên lợi nhuận ngân hàng giống với kỳ vọng ban đầu.

- Với bảng kết quả ở mức độ tập trung sở hữu cao: Kết quả của các hệ số gần như hoàn toàn khác và chỉ có độ tăng trưởng GDP hàng năm (∆GDP) là giống với kỳ vọng.

Tóm lại, điểm chung đối với mức độ sở hữu phân tán và mức độ tập trung sở hữu trung bình, biến hiệu quả chi phí (CI) có tác động ngược chiều và có ý nghĩa ở mức 1% đối với lợi nhuận của ngân hàng (ROA, ROE). Tuy nhiên, đối với mức độ tập trung sở hữu cao, hầu như lợi nhuận đều không chịu tác động của các yếu tố tài chính, mà chủ yếu chịu tác động từ tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm.

Như vậy có thể kết luận rằng, đối với các ngân hàng có mức độ tập trung sở hữu cao (chủ yếu là các ngân hàng có tỷ lệ vốn sở hữu nhà nước cao) có hiệu quả hoạt động cao nhất. Theo như kết quả chạy mơ hình thì lợi nhuận của các ngân hàng này ít bị tác động bởi các yếu tố quyết định lợi nhuận như hiệu quả chi phí, chất lượng tài sản cũng như độ an toàn vốn. Ngược lại với các ngân hàng thương mại có cổ phần nhà nước (các ngân hàng có mức độ tập trung sở hữu cao) thì các ngân hàng cịn lại (có mức độ sở hữu phân tán và trung bình) có hiệu quả hoạt động tương đối kém hơn.

4.2 Ý nghĩa rút ra tại Việt Nam

Quay trở lại thực trạng của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam đã nêu ở Chương 2, có thể thấy kết quả của bài nghiên cứu gần như giống với vấn đề thực tiễn hiện nay, đó là các ngân hàng với độ tập trung sở hữu cao, chủ yếu là các ngân hàng có tỷ lệ sở hữu nhà nước đáng kể có hiệu quả hoạt động cao nhất ở Việt Nam. Điều này có thể là do chủ trương, chính sách của nhà nước, các ngân hàng có nguồn lực về vốn cũng như có năng lực về tài chính đem lại lợi ích dài hạn cho nền kinh tế và cả xã hội. Bên cạnh đó, vì các ngân hàng này là các ngân hàng lớn, đóng vai trị chủ chốt trong tồn ngành, chính vì thế mà bất cứ diễn biến, động thái nào của các ngân hàng này đều sẽ có tác động rất lớn đến thị trường. Do đó mà hiệu quả

hoạt động của các ngân hàng này ln rất cao và cũng đồng thời ít bị tác động bởi các yếu tố tài chính quyết định lợi nhuận ngân hàng.

Hình 4-1: So sánh quy mơ tổng tài sản các ngân hàng từ năm 2012 đến năm 2016

Nguồn: Kênh thơng tin kinh tế - tài chính Việt Nam Cafef

Bảng 4-1 thể hiện quy mô tổng tài sản của các ngân hàng từ năm 2012 đến năm 2016. Ta thấy mặc dù trải qua nhiều năm, nhưng quy mô của các ngân hàng có sở hữu nhà nước cao ln đứng đầu ngành ngân hàng.

do đó là cổ phần của các ngân hàng này được nắm giữ bởi các cổ đông nhỏ lẻ, hiệu quả hoạt động của các ngân hàng này thường bị tác động bởi các yếu tố quyết định lợi nhuận (CI, AQ, EQTA…), đồng thời các cổ đơng thường có bất đồng về quan điểm quản trị ngân hàng nên lợi nhuận thu được sẽ thấp hơn so với các ngân hàng có cổ phần nhà nước.

Tuy nhiên trên thực tế không hẳn là như vậy, ta cùng xét lại bảng 1-2 (Bảng xếp hạng 15 ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam lọt top Châu Á – Thái Bình Dương) ở phần thực trạng các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam. Ngồi các ngân hàng có như BIDV, Vietcombank, Vietinbank có độ tập trung sở hữu cao thì có 2 ngân hàng khác cũng đứng trong top 5 đó là ngân hàng kỹ thương Việt Nam (Techcombank) và ngân hàng Quân đội(MBB). Hai ngân hàng này có độ tập trung sở hữu thấp (<40%) (xem hình 4-2).Mức độ tập trung sở hữu của Techcombank là gần 20%, trong khi mức độ này ở MBB là gần 15%.

Hình 4-2: Mức độ sở hữu tập trung của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam năm 2016

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Cụ thể hơn, cổ đông năm 2016 của ngân hàng Techcombank và MBBank như sau: 0% 20% 40% 60% 80% 100%

Độ tập trung sở hữu của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam - Năm 2016

Bảng 4-1: Độ tập trung sở hữu của một cổ đông lớn tại Techcombank năm 2016

Nguồn: Báo cáo thường niên Techcombank năm 2016

Bảng 4-2: Độ tập trung sở hữu của cổ đông lớn tại MBBank năm 2016

Nguồn: Báo cáo thường niên của MBBank năm 2016

Có thể thấy, độ tập trung sở hữu của Techcombank thuộc về cổ đông lớn nhất đó là Ngân hàng Hong Kong Thượng Hải (HSBC), là nhà đầu tư nước ngồi. Đó cũng là lý do vì sao mà khả năng hoạt động của Techcombank rất cao và thuộc những ngân hàng có khả năng cạnh tranh cao nhất ở Việt Nam. Điều này hoàn toàn

phù hợp với các nghiên cứu ở tại Việt Nam cũng như nước ngoài đã đề cập ở Chương 2.

Bên cạnh đó, xét về trường hợp của ngân hàng Quân đội (MBBank), tuy ta có thể thấy độ tập trung sở hữu thuộc về cổ đông lớn nhất đó là Tập đồn Viễn thơng Qn đội (Viettel), nhưng ngồi ra trong danh sách các cổ đông lớn của ngân hàng này, cịn có cổ đơng Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) – là một trong những ngân hàng có sở hữu nhà nước cao và có hoạt động hiệu quả nhất trong hệ thống ngân hàng. Đây là một hình thức sở hữu chéo đã được đề cập tại Chương 2 và đây cũng là lý do tại sao sức cạnh tranh của ngân hàng MBBank rất cao so với các ngân hàng còn lại.

Như vậy có thể thấy, vấn đề sở hữu chéo của các ngân hàng tuy đã được cải thiện sau giai đoạn cơ cấu lại nền kinh tế 2011-2015 (đã được đề cập trong phần thực trạng) nhưng vẫn là vấn đề còn tồn tại hiện nay. Xét về mặt bản chất, sở hữu chéo là một hiện tượng bình thường và cũng đã xảy ra tại các nước như Đức, Nhật… với mục đích là giải quyết nhu cầu vốn lớn, kịp thời cho tập đoàn kinh tế. Tuy nhiên, đối với Việt Nam, nếu vấn đề sở hữu chéo khơng được kiểm sốt chặt chẽ thì vẫn có thể xảy ra tình trạng các cơ quan quản lý gián tiếp “bảo vệ” hoạt động của ngân hàng mà mình nắm giữ cổ phần, tạo sự độc quyền trên thị trường tài chính, kh iđó nền kinh tế thay vì phát triển thì lại trì trệ theo thời gian.

Tóm lại, kết quả của bài nghiên cứu đã cho thấy được phần nào về mức độ tập trung sở hữu tác động lên lợi nhuận các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam. Đối với thị trường ngân hàng Việt Nam hiện nay thì mức độ sở hữu tập trung cao (thường tại Việt Nam mức độ sở hữu tập trung cao thường thuộc về nhà nước) sẽ tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Tuy nhiên, xét trên thực tế, có rất nhiều yếu tố tác động đến lợi nhuận của ngân hàng như yếu tố nhà đầu tư nước ngồi, yếu tố sở hữu chéo… Do đó, khi xác định lợi nhuận của các ngân hàng phải xét đến tất cả các yếu tố cùng tác động lên lợi nhuận để không cho ra kết quả sai lệch khi nghiên cứu.

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Danh sách 24 ngân hàng TMCP

STT Mã chứng khoán Tên ngân hàng

1 ABB Ngân hàng TMCP An Bình

2 ACB Ngân hàng TMCP Á Châu

3 BID

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

4 CTG Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

5 EIB Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam

6 HDB Ngân hàng TMCP Phát triển Nhà TPHCM

7 KLB Ngân hàng TMCP Kiên Long

8 MBB Ngân hàng TMCP Quân đội

9 MSB Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam

10 NamABank Ngân hàng TMCP Nam Á

11 NVB Ngân hàng TMCP Quốc Dân

12 OCB Ngân hàng TMCP Phương Đông Việt Nam

13 Saigonbank Ngân hàng TMCP Sài Gịn Cơng thương

14 SCB Ngân hàng TMCP Sài Gòn

15 Seabank Ngân hàng TMCP Đông Nam Á

16 SHB Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội

17 STB Ngân hàng TMCP Sài Gịn Thương Tín

18 TCB Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam

19 VCB Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

20 VIB Ngân hàng TMCP Quốc tế

21 VietAbank Ngân hàng TMCP Việt Á

22 Vietbank Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín 23 Vietcapital Bank Ngân hàng TMCP Bản Việt

Phụ lục 2: Tỷ lệ sở hữu của cổ đơng một doanh nghiệp

Tỉ lệ vốn

góp Quyền hạn

65%

Khoản 1 Điều 144 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định: Nghị quyết về nội dung sau đây được thông qua nếu được số cổ đơng đại diện ít nhất 65% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp tán thành; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định: a) Loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại; b) Thay đổi ngành, nghề và lĩnh vực kinh doanh; c) Thay đổi cơ cấu tổ chức quản lý công ty; d) Dự án đầu tư hoặc bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 35% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của cơng ty, hoặc tỷ lệ, giá trị khác nhỏ hơn do Điều lệ công ty quy định; đ) Tổ chức lại, giải thể công ty; e) Các vấn đề khác do Điều lệ công ty quy định.

Khoản 2 Điều 144 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định: Các nghị quyết khác được thông qua khi được số cổ đơng đại diện cho ít nhất 51% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp tán thành, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều này; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.

Khoản 2 Điều 144 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định: Trường hợp thơng qua nghị quyết dưới hình thức lấy ý kiến bằng văn bản thì nghị quyết của Đại hội đồng cổ đơng được thơng qua nếu được số cổ đơng đại diện ít nhất 51% tổng số phiếu biểu quyết tán thành; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.

Tóm lại, có thể hiểu với ít nhất 65% cổ phần một cổ đơng lớn nắm giữ, họ có thể kiểm sốt và quyết định mọi hoạt động của doanh nghiệp hoặc ngân hàng.

Phụ lục 3: Hệ số đa cộng tuyến của các biến độc lập

Phụ lục 4: Ước lượng OLS fix-effect có đồng thời hai biến CAR và EQTA.

Phụ lục 5: Ước lượng OLS fix-effect cho kết quả tác động của các biến độc lập lên ROA

Phụ lục 6: Kiểm định đa cộng tuyến và phương sai thay đổi cho mơ hình ROA

Phụ lục 8: Ước lượng GMM thể hiện tác động của các biến độc lập lên ROA

Phụ lục 9: Ước lượng OLS fix-effect cho kết quả tác động của các biến độc lập lên ROE

Phụ lục 10; Kiểm định đa cộng tuyến và phương sai thay đổi cho mơ hình ROE

Phụ lục 12: Ước lượng GMM thể hiện tác động của các biến độc lập lên ROE

Phụ lục 13: Ước lượng OLS fix-effect cho kết quả tác động của các biến độc lập lên ROA tại mức độ sở hữu phân tán

Phụ lục 14: Kiểm định đa cộng tuyến và phương sai thay đổi cho mơ hình ROA - Mức độ sở hữu phân tán

Phụ lục 15: Hồi quy OLS các biến độc lập tác động lên ROA sau khi đã khắc phục lỗi - Mức độ sở hữu phân tán

Phụ lục 16: Ước lượng GMM thể hiện tác động của các biến độc lập lên ROA - Mức độ sở hữu phân tán

Phụ lục 17: Ước lượng OLS fix-effect cho kết quả tác động của các biến độc lập lên ROE tại mức độ sở hữu phân tán

Phụ lục 18: Kiểm định đa cộng tuyến và phương sai thay đổi cho mơ hình ROE - Mức độ sở hữu phân tán

Phụ lục 19: Hồi quy OLS các biến độc lập tác động lên ROE sau khi đã khắc phục lỗi - Mức độ sở hữu phân tán

Phụ lục 20: Ước lượng GMM thể hiện tác động của các biến độc lập lên ROE - Mức độ sở hữu phân tán

Phụ lục 21: Ước lượng OLS fix-effect cho kết quả tác động của các biến độc lập lên ROA tại mức độ tập trung sở hữu trung bình

Phụ lục 22: Kiểm định đa cộng tuyến và phương sai thay đổi cho mơ hình ROA - Mức độ tập trung sở hữu trung bình

Phụ lục 23: Hồi quy OLS các biến độc lập tác động lên ROA sau khi đã khắc phục lỗi - Mức độ tập trung sở hữu trung bình

Phụ lục 24: Ước lượng GMM thể hiện tác động của các biến độc lập lên ROA - Mức độ tập trung sở hữu trung bình

Phụ lục 25: Ước lượng OLS fix-effect cho kết quả tác động của các biến độc lập lên ROE tại mức độ tập trung sở hữu trung bình

Phụ lục 26: Kiểm định đa cộng tuyến và phương sai thay đổi cho mơ hình ROE - Mức độ tập trung sở hữu trung bình

Phụ lục 27: Hồi quy OLS các biến độc lập tác động lên ROE sau khi đã khắc phục lỗi - Mức độ tập trung sở hữu trung bình

Phụ lục 28: Ước lượng GMM thể hiện tác động của các biến độc lập lên ROE - Mức độ tập trung sở hữu trung bình

Phụ lục 29: Ước lượng OLS fix-effect cho kết quả tác động của các biến độc lập lên ROA tại mức độ tập trung sở hữu cao

Phụ lục 30: Kiểm định đa cộng tuyến và phương sai thay đổi cho mơ hình ROA - Mức độ tập trung sở hữu cao

Phụ lục 31: Hồi quy OLS các biến độc lập tác động lên ROA sau khi đã khắc phục lỗi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mức độ tập trung sở hữu và lợi nhuận của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)