Thu, chi ngân sách cấp huyện và bổ sung từ ngân sách cấp trên năm 2014

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp chính quyền địa phương, trường hợp tỉnh phú yên (Trang 28 - 30)

Nguồn: Sở Tài chính Phú n, Quyết tốn thu - chi ngân sách huyện năm 2014

Tuy nhiên nếu nhìn sâu hơn vào bức tranh thu, chi ngân sách cấp huyện ta sẽ dễ nhận ra rằng tuy đƣợc phân cấp nguồn lực rất mạnh mẽ nhƣng tính chủ động trong vấn đề chi tiêu cấp huyện lại rất hạn chế vì tồn tại ba vấn đề.

Thứ nhất, nguồn thu đƣợc phân cấp cho cấp huyện rất nhỏ, không đáp ứng đƣợc chi cân đối thể hiện ở tỷ lệ thu ngân sách cấp huyện đƣợc hƣởng theo phân cấp thấp rất nhiều so với tỷ lệ chi. Điều này có nghĩa là tất cả các huyện đều phải nhận một khoản bổ sung trong cân đối từ ngân sách cấp trên, đồng nghĩa với việc ngân sách cấp huyện sẽ thiếu tính chủ động, phải phụ thuộc rất nhiều vào ngân sách cấp trên (Hình 3.4). Nguyên nhân quan trọng xuất phát từ quy định phân công cơ quan thuế quản lý doanh nghiệp theo quy mô, cụ thể: Cục thuế sẽ trực tiếp quản lý thuế các doanh nghiệp lớn, có phạm vi kinh doanh liên quan đến nhiều quận huyện, nhiều tỉnh, thành phố, các doanh nghiệp hoạt động trong các khu cơng nghiệp Hịa Hiệp (đặt tại TP.Tuy Hòa), khu công nghiệp Đông Bắc Sông Cầu (đặt tại Thị xã Sơng Cầu), quản lý những doanh nghiệp ngồi quốc doanh có vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở lên8 và nguồn thu thuế từ những doanh nghiệp này phần lớn sẽ đƣợc điều tiết về nguồn thu của tỉnh; Chi cục Thuế chỉ quản lý thuế đối với cá nhân, doanh nghiệp có quy mơ, phạm vi kinh doanh vừa và nhỏ, và nguồn thu thuế này sẽ đƣợc điều tiết về ngân sách huyện.

8

Quyết định số 2066/QĐ-UBND ngày 27/10/2015 của UBND tỉnh Phú Yên về việc phê duyệt Bộ tiêu thức 0% 20% 40% 60% 80% 100% 120% Tỷ lệ thu ngân sách cấp huyện đƣợc hƣởng theo phân cấp/tổng thu cân đối NS

Tỷ lệ thu ngân sách cấp huyện đƣợc hƣởng theo phân cấp/tổng chi cân đối NS

Tỷ lê thu bổ sung cân đối từ NS cấp trên/tổng chi cân đôi NS

Thứ hai, các loại sắc thuế và mức thuế suất của các sắc thuế chiếm tỷ lệ cao trong nguồn thu ngân sách huyện đều đƣợc thông qua bởi Quốc hội và đƣợc áp dụng thống nhất trên phạm vi tồn quốc, chính quyền địa phƣơng khơng có quyền tự chủ đối với nguồn thu lớn này. Tỷ lệ phân chia cho ngân sách cấp huyện, xã, thị trấn đƣợc quy định mức tổi thiểu cụ thể trong luật NSNN. Nên dù có quy định rằng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng có tồn quyền quyết định việc phân cấp nguồn thu cho chính quyền cấp huyện, xã trong phạm vi đƣợc phân cấp nhƣng tính chủ động của cấp tỉnh bị hạn chế. Yêu cầu cơ bản của việc phân cấp nguồn thu là dựa trên tính chất từng nguồn thu và khả năng thu của từng địa phƣơng mà quy định cụ thể các nguồn thu đƣợc hƣởng để cân đối theo yêu cầu nhiệm vụ chi, việc quy định tỷ lệ tối thiểu cứng nhƣ vậy dẫn đến ngân sách một số địa phƣơng mất cân đối nghiêm trọng vì thu khơng đủ bù chi, ngƣợc lại một số địa phƣơng có nguồn thu dồi dào, thừa nguồn để chi.

Thứ ba, bất cập trong cơ chế thƣởng vƣợt dự toán thu. Quy định trong thời kỳ ổn định ngân sách, số chi cân đối đƣợc phân bổ cố định 5 năm, địa phƣơng huy động số thu vƣợt dự tốn đƣợc giao thì có quyền sử dụng nguồn tăng thu này để phục vụ nhiệm vụ chi khác tại địa phƣơng. Nhƣng nguyên tắc tăng thu đƣợc tăng chi chỉ áp dụng trong thời kỳ ổn định ngân sách, đến hết thời kỳ ổn định ngân sách thì tỷ lệ điều tiết về NSTƢ phải tăng lên vì giao dự tốn căn cứ trên số thu năm gần nhất, dẫn đến giảm động cơ tăng thu của ngân sách cấp dƣới.

3.2.2. Nguyên tắc phân chia trách nhiệm chi tiêu tại Phú Yên

Đánh giá cơ cấu chi thƣờng xuyên và chi đầu tƣ phát triển trong tổng chi cân đối

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp chính quyền địa phương, trường hợp tỉnh phú yên (Trang 28 - 30)