Phân loại và đặc điểm của bốn nhóm khách hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao sự hài lòng của khách hàng đối với cửa hàng vải phụng huyện tri tôn tỉnh an giang (Trang 33 - 37)

STT Nhóm Đặc điểm nổi bật

1

Khách hàng là cơng nhân viên chức, nhân viên văn phịng

-Thường mua vải may trang phục cơng sở, thích những sản phẩm độc lạ.

-Mua sắm vào dịp cuối tuần, hay giờ nghĩ -Có nhu cầu tư vấn sản phẩm kỹ càng

2

Khách hàng là tiểu thương, hộ kinh doanh gia đình, những bà nội trợ.

-Thường mua vải may trang phục thường ngày -Ưa chuộng vải thoáng mát

-Tin tưởng vào sự giới thiệu của cửa hàng

3 Khách hàng là nông dân.

-Khách hàng thường ưa chuộng chất liệu thun, có độ đàn hồi và co giản tốt.

-Thích mua sắm theo đám đơng.

4 Khách hàng là người dân tộc khơme

-Thường mua vải trắng và quần đen

-Có thói quen trả giá, lúc nào cũng muốn mua sản phẩm tốt nhất nhưng lại trả giá cực kỳ rẻ. -Thích giao tiếp bằng tiếng Khơme

-Thích màu sắc và hoa văn rực rỡ

2.1.2. Tổng quan về cửa hàng Vải Phụng

Quá trình hình thành và phát triển

Tên cửa hàng: Cửa hàng vải Phụng Chủ cửa hàng: Lê Thị Cẩm Hồng Năm thành lập: 1988

Giấp phép kinh doanh số: 0372/HKD

Ngành nghề kinh doanh: ngành thương mại (bán vải sợi) Địa điểm kinh doanh: Chợ Tri Tôn

Các giai đoạn phát triển:

Giai đoạn 1: Cửa hàng vải Phụng được thành lập năm 1988 dưới sự hùn vốn

của bà Lê Thị Cẩm Hồng và bà Từ Thu Vân. Đến năm 1992, bà Từ Thu Vân rút vốn kinh doanh, Cửa hàng vải Phụng được bà Lê Thị Cẩm Hồng quản lý và tiếp tục kinh doanh. Trong giai đoạn này sản phẩm kinh doanh tương đối ít chủ yếu là vải kate và siêu lụa, nguồn hàng chủ yếu nhập từ Long Xuyên và Châu Đốc.

Giai đoạn 2: Từ năm 1992 đến năm 2001, Việc kinh doanh phát triển, với sự

xuất hiện của nhiều loại vải mới, đặc biệt là vải thun có những tính năng vượt trội đáp ứng được mong đợi của người tiêu dùng. Số lượng sản phẩm kinh doanh tăng đáng kể và đa dạng hơn, ngừng nhập hàng từ Long Xuyên và Châu Đốc chuyển sang nhập hàng trực tiếp từ thành phố Hồ Chí Minh.

Giai đoạn 3: Năm 2001, Cửa hàng thực hiện di dời sang chợ mới, với diện

tích kinh doanh rộng và khang trang hơn trước. Sau khi di dời sang địa điểm mới, cửa hàng thực hiện thanh lý hàng tồn kho và tiến hành nhập hàng mới nhầm mở rộng việc kinh doanh, sản phẩm kinh doanh phong phú và đa dạng hơn trước. Cửa hàng tập trung vào dòng sản phẩm áo dài thiết kế. Đến năm 2010 cung cấp thêm dịch vụ may rèm cửa, ga, gối, mùng theo yêu cầu của khách hàng.

Cơ cấu sản phẩm kinh doanh

Hiện tại số loại sản phẩm kinh doanh tại cửa hàng dao động trong khoảng từ 160 - 170 mặt hàng, phục vụ cho mọi lứa tuổi và hầu như đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng. Mặt hàng vải sợi được phân thành hai nhóm là:

- Nhóm 1: Các loại vải may trang phục và được chia thành bốn loại dựa vào mục đích sử dụng của sản phẩm bao gồm: vải may trang phục công sở, vải may đồng phục học sinh, vải may trang phục dự tiệc, vải may trang phục thường ngày. Ở đây chỉ liệt kê các chủng loại vải chung, vì mỗi chủng loại vải lại được phân chia thành nhiều loại khác nhau, không tiện để liệt kê hết tất cả. (Xem chi tiết hình 2.1)

Hình 2.1: Cơ cấu sản phẩm nhóm 1 của cửa hàng vải Phụng

Nguồn: Theo thống kê của cửa hàng vải Phụng

- Nhóm 2: Các loại vải khơng mai trang phục ví dụ như: vải may rèm cửa, ga trải giường, gối, mùng và các loại vải khác phục vụ nhu cầu hàng ngày của người dân nhưng không phải để may trang phục. Ngồi ra cửa hàng cịn cung cấp dịch vụ may rèm cửa, ga trải giường, gối theo yêu cầu của khách hàng.

Trong hai nhóm sản phẩm kinh doanh, nhóm 1 có doanh thu chủ yếu chiếm khoảng 90% tổng doanh thu của cửa hàng. Trong đó mặt hàng may trang phục thường ngày thuộc nhóm 1 có doanh thu cao nhất chiếm trên 38% tổng doanh thu của cửa hàng. Các sản phẩm trong nhóm 2 có doanh thu thấp, tỉ trọng doanh thu dao động trong khoảng 10% cho nên không ghi nhận doanh thu theo từng loại riêng lẻ như nhóm 1. Cụ thể doanh thu của các loại sản phẩm trong nhóm 1 và nhóm 2: (xem chi tiết doanh thu tại bảng 2.2)

Bảng 2.2: Doanh thu các nhóm mặt hàng tại cửa hàng vải Phụng giai đoạn 2014 – 2016 Đơn vị tính: Triệu đồng 2014 2015 2016 Doanh thu Tỉ trọng (%) Doanh thu Tỉ trọng (%) Doanh thu Tỉ trọng (%) Nhóm 1 Thƣờng ngày 1522,80 47,0 1854,405 43,5 2065,536 38,4 Công sở 822,96 25,4 1172,325 27,5 1624,458 30,2 Dự tiệc 343,44 10,6 541,401 12,7 849,882 15,8 Học sinh 223,56 6,9 260,043 6,1 285,087 5,3 Nhóm 2 327,24 10,1 434,826 10,2 554,037 10,3 Tổng 3240,00 100 4263,00 100 5379,00 100

Nguồn: Số liệu thống kê của cửa hàng vải Phụng

Bảng 2.2 cho ta thấy doanh thu của các mặt hàng liên tục tăng qua các năm. Trong đó tỉ trọng doanh thu của các sản phẩm may trang phục công sở và trang phục dự tiệc có xu hướng tăng trong những năm gần đây. Nguyên nhân là do sự phát triển của các nhà máy xay xát lúa gạo, nhà máy chế biến hạt điều, công ty khai thác đá, công ty phân bón… dẫn đến lượng lao động tăng, nhu cầu may trang phục công sở tăng. Đồng thời mức sống của người dân nông thôn ở các xã được cải thiện, nhu cầu ăn mặc đẹp, thời trang ngày càng tăng, đặc biệt là trong các đám tiệc, lễ cưới. Khách hàng nơng thơn có xu hướng chuyển từ các trang phục đơn giản quần tây áo lẻ sang váy, đầm, áo dài khi đi dự tiệc dẫn đến nhu cầu mặc hàng dự tiệc tăng.

Bên cạnh đó, tỉ trọng các sản phẩm may trang phục thường ngày và đồng phục học sinh có xu hướng giảm. Nguyên nhân là do sự phát triển của quần áo may sẵn vừa tiện lợi vừa rẻ dẫn đến người tiêu dùng có mức thu nhập trung bình trở xuống

chuyển dần sang các mặc hàng quần áo may sẵn dẫn đến tỉ trọng sản phẩm may trang phục thường ngày giảm. Các trường tiểu học địa phương thực hiện cung cấp đồng phục riêng cho học sinh vì thế khách hàng là các bậc phụ huynh ngừng mua sản phẩm này dẫn đến tỉ trọng mặt hàng này giảm. Hiện nay mặt hàng đồng phục học sinh chủ yếu cung cấp cho học sinh cấp 2, cấp 3 và trường nghề.

Tình hình và kết quả kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao sự hài lòng của khách hàng đối với cửa hàng vải phụng huyện tri tôn tỉnh an giang (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)