Kết quả kinh doanh của cửa hàng vải Phụng giai đoạn 2014-2016

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao sự hài lòng của khách hàng đối với cửa hàng vải phụng huyện tri tôn tỉnh an giang (Trang 37 - 41)

Đơn vị tính: Triệu đồng

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Dựa vào bảng 2.3 cho ta thấy doanh thu của cửa hàng vải Phụng liên tục tăng trong giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2016. Đặc biệt tăng mạnh vào năm 2015, cụ

Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2015/2014 2015/2016 Giá trị (%) Giá trị (%) Tổng doanh thu 3240,00 4263,00 5379,00 1023,00 31,57 1116,00 26,18 Giá vốn HB 2269,80 2984,10 3787,50 714,30 31,47 803,40 26,92 Lợi nhuận gộp 970,20 1278,90 1591,50 308,70 31,82 312,60 24,44 CP bán hàng 19,38 21,90 24,71 2,52 13,00 2,81 12,82 CP quản lý cửa hàng 196,20 210,60 232,20 14,40 7,34 21,60 10,26

Lợi nhuận thuần

từ hoạt động KD 754,62 1046,40 1334,59 291,78 38,67 288,19 27,54 Thu nhập khác 115,80 136,08 165,12 20,28 17,51 29,04 21,34 Chi phí khác 55,20 70,20 81,60 15,00 27,17 11,40 16,24 Lợi nhuận khác 60,60 65,88 83,52 5,28 8,71 17,64 26,78 Tổng lợi nhuận trƣớc thuế 815,22 1112,28 1418,11 297,06 37,51 305,83 27,52 Thuế khoán 25,85 25,85 25,85 0,00 0,00 0,00 0,00

Lợi nhuận sau

thể năm 2015 tổng doanh thu đạt 4.263 triệu đồng tăng 31,57% so với năm 2014. Sang năm 2016 tổng doanh thu đạt 5.379 triệu đồng tăng tương ứng 26,18%, tốc độ tăng trưởng thấp hơn so với năm 2015. Năm 2015 doanh thu tăng mạnh là do cửa hàng mở rộng hợp tác với nhiều đối tác cung cấp sản phẩm khác. Các sản phẩm nhập về có mẫu mã đa dạng và đẹp mắt hơn dẫn đến thu hút được nhiều khách hàng, lượng hàng bán chạy hơn.

Nhìn chung các chỉ tiêu cịn lại có tốc độ tăng trưởng trong năm 2015 cao hơn tốc độ tăng trưởng trong năm 2016 ngoại trừ “chí phí quản lý doanh nghiệp” và “lợi nhuận khác” có tốc độ tăng trưởng trong năm 2016 cao hơn năm 2015. Thu nhập khác của cửa hàng chủ yếu thu được từ dịch vụ may rèm cửa, ga, gối… Trong năm 2016 lợi nhuận khác tăng cao là do thu nhập khác tăng (đạt 165,12 triệu tăng 21,34%) trong khi chí phí khác chỉ tăng 11,4 triệu đồng tương ứng tăng 16,24% thấp hơn mức tăng trong năm 2015 (tăng 27,17%). Chi phí khác giảm là do cửa hàng thành thạo hơn trong kỹ thuật may dẫn đến tiết kiệm được nhiều thời gian và thành phẩm ít lỗi hơn trước.

Lợi nhuận sau thuế của cửa hàng liên tục tăng từ năm 2014 đến năm 2016. Năm 2015 lợi nhuận sau thuế đạt 1.086,43 triệu đồng tăng đến 37,63%. Năm 2016 lợi nhuận sau thuế đạt 1.392,26 triệu đồng tăng 28,15% so với năm 2015. Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế trong năm 2016 thấp hơn năm 2015 là do chi phí quản lý doanh nghiệp tăng cao. Cửa hàng là hộ kinh doanh gia đình cho nên chỉ chịu mức thuế khốn cố định hàng tháng. Ngồi ra chi phí bán hàng và chi phí quản lý cửa hàng tương đối thấp do nằm ở huyện có nhân cơng và mặt bằng tương đối thấp.

Định hướng phát triển đến năm 2025

Năm 2019: phát triển thêm 1 địa điểm kinh doanh mới, kết hợp với đa dạng

hóa kinh doanh theo hàng ngan. Kinh doanh kết hợp mặc hàng phụ liệu may mặc. Tiến hành kinh doanh online thông qua các trang mạng xã hội trực tuyến như Facebook, Zalo…

Năm 2020: khi việc kinh doanh cửa hàng mới đi vào hoạt động ổn định, tiến

hành hoàn thiện dịch vụ may rèm cửa, chăn, ga, gối theo yêu cầu khách hàng với nhiều mẫu mã đa dạng, chất lượng, đặc biệt rút ngắn thời gian gia cơng. Ngồi ra cửa hàng chủ động cung cấp nhiều sản phẩm may sẵn về rèm cửa và chăn, ga, gối… phục vụ nhu cầu tức thời của khách hàng cũng như các khách hàng ở xa.

Năm 2021: hỗ trợ đào tào thợ may chuyên nghiệp, hình thành mạng lưới thợ

may trên toàn huyện để việc may trang phục trở nên dễ dàng và thuận tiện, nhằm mục đích thúc đẩy kinh doanh.

Năm 2022: tìm kiếm nhà cung cấp mới, phát triển quy mô sản phẩm hướng

đến việc kinh doanh bán sỉ, thực hiện chuyển đổi mơ hình kinh doanh từ kinh doanh hộ gia đình sang hình thức cơng ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên để dễ dàng trong việc vay vốn mở rộng quy mô.

Năm 2025: dần dần từng bước tiến hành tự thiết kế các mẫu áo dài độc quyền

cung cấp cho toàn huyện cũng như cả nước và mục tiêu trong tương lai là xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.

2.2. Phƣơng pháp đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng và các yếu tố ảnh hƣởng đến sự hài lòng của khách hàng đối với cửa hàng vải Phụng 2.2.1. Nghiên cứu định tính

Nghiên cứu định tính sử dụng kỹ thuật thảo luận nhóm tập trung. Tác giả tiến hành thảo luận nhóm tập trung với 2 nhóm (mỗi nhóm 06 khách hàng thường xuyên mua sắm tại cửa hàng, với nhiều nghề nghiệp khác nhau như công nhân viên chức, kinh doanh buôn bán, nội trợ...). Xem chi tiết thảo luận nhóm tại phụ lục 9.

Mục đích của nghiên cứu nhằm vừa khám phá, vừa khẳng định các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng khi mua sắm tại cửa hàng vải Phụng tại huyện Tri Tôn và thang đo những yếu tố này. Nghiên cứu được tiến hành thông qua sự chủ trì của tác giả dựa trên dàn bài thảo luận nhóm (xem chi tiết dàn bài thảo luận nhóm tại phụ lục 2).

Phương thức thảo luận là: các thành viên nêu quan điểm của mình theo bảng câu hỏi của tác giả, đồng thời phản biện lại ý kiến của các thành viên khác, các ý

kiến được tổng hợp và thống nhất thông qua biểu quyết. Kết quả thảo luận được tác giả ghi nhận và tổng hợp như sau:

Thứ nhất: thống nhất có 06 yếu tố chính ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách

hàng đối với cửa hàng vải Phụng là: (1) Chất lượng sản phẩm, (2) Nhân viên phục vụ, (3) Cơ sở vật chất, (4) Độ tin cậy, (5) Giá cả, (6) Tiện ích bổ sung.

Thứ hai: đề xuất thang đo 6 yếu tố chính ảnh hưởng đến sự hài lòng khách

hàng đối với cửa hàng vải Phụng dựa trên thang đo của Lu và Lukoma (2011) đã phản ánh được thuộc tính chính của các yêu tố. Tuy nhiên, có sự điều chỉnh và bổ sung thêm một số biến đo lường cho phù hợp với tình hình thực tế của Cửa hàng vải Phụng. Theo đó, 06 yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng khách hàng được đo lường bằng 24 biến quan sát; thang đo sự hài lòng khách hàng được đo lường bằng 3 biến quan sát dựa trên nghiên cứu của Oliver (1997) về sự hài lòng khách hàng (Xem chi kết quả nghiên cứu định tính tại phụ lục 4)

2.2.2. Nghiên cứu định lƣợng

Dữ liệu nghiên cứu được thu thập bằng phương pháp lấy mẫu thuận tiện, bằng hình thức phỏng vấn khách hàng, bằng bảng câu hỏi trong tháng 8/2017. Trong đó, bảng câu hỏi được thiết kế dựa trên cơ sở thang đo được phát triển từ kết quả nghiên cứu định tính trên đây đồng thời bổ sung thêm phần thông tin các đặc điểm nhân khẩu học của khách hàng được phỏng vấn. Tác giả sử dụng thang đo Likert 5 mức độ (1: hồn tồn khơng đồng ý; 2: khơng đồng ý; 3: khơng có ý kiến; 4: đồng ý; 5: hồn tồn đồng ý) để đo lường sự đánh giá của khách hàng (xem chi tiết tại phụ lục 3).

Về kích thước mẫu, kích thước mẫu nghiên cứu được xác định theo cơng thức thực nghiệm trong trường hợp phân tích nhân tố khám phá (EFA) của Hair và cộng sự (2006) là tối thiểu 5 quan sát/ biến đo lường. Trong nghiên cứu này, thang đo các khái niệm nghiên cứu có tổng số 27 biến đo lường (24 biến đo lường 6 yếu tố ảnh hưởng và 3 biến đo lường sự hài lòng khách hàng), như vậy kích thước mẫu tối thiểu của nghiên cứu này theo Hair và cộng sự (2006) là 135 (27x5). Tuy nhiên, để bù đắp các phiếu khảo sát bị loại bỏ do có nhiều ơ bị thiếu thơng tin hoặc có nhiều

hơn một ơ trả lời, hoặc có cơ sở để xác định khơng đáng tin cậy, tác giả quyết định phỏng vấn 270 khách hàng (135 x 200%).

Mô tả mẫu nghiên cứu

Tác giả tiến hành khảo sát tại cửa hàng với 270 phiếu khảo sát được phát ra và kết quả thu hồi được 224 phiếu, trong đó có 19 phiếu khơng hợp lệ (do chọn cùng một giá trị cho tất cả các câu hỏi về mức độ hài lòng của khách hàng, phiếu trả lời thiếu nhiều thơng tin, hoặc có trên một trả lời cho một câu hỏi), và chỉ có 205 phiếu hợp lệ. Mẫu thu được có một số đặc tính cơ bản như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao sự hài lòng của khách hàng đối với cửa hàng vải phụng huyện tri tôn tỉnh an giang (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)